top of page
Hung Tran
May 4, 2023
Hàng ngàn các chứng cớ “ngoại tại” chứng thực các câu chuyện kể trong Kinh Thánh đang được phơi bày...
• TAANACH: Nằm trên mép của bình nguyên Armageddon, ở giữa đường của Mê-ghi-đô và Jenin, được Giáo sư Ernst Sellin khai quật vào 1901-1904, ông đã lần ra dấu vết của bốn cấp độ cư ngụ của mô đất (hay gò), cấp độ xưa nhất có từ năm 2500 đến 1700 TC, cho thấy nó là một thành phố có tầm quan trọng vào lúc Áp-ra-ham đến Ca-na-an.
Sau khi trở về từ Ai-cập, cuối cùng người Hê-bơ-rơ chiếm lấy Taanach, “Người Ma-na-se không đuổi được dân cư của Bết-Sê-an và của các thành địa hạt nó, cũng chẳng đuổi dân cư của Tha-a-nác và của các thành địa hạt nó, hoặc dân ở Đô-rơ và dân ở các thành địa hạt nó, hoặc dân ở Gíp-lê-am và dân ở trong các thành địa hạt nó, hoặc dân ở Mê-ghi-đô và dân ở các thành địa hạt nó, thì cũng chẳng đuổi đi, vì dân Ca-na-an quyết định ở trong xứ ấy.” (Cac Tl 1:27) và là một trong những thành phố tiếp liệu của người Hê-bơ-rơ dưới thời cai trị của Đa-vít và Sa-lô-môn (IVua 1V 4:12).
Hiển nhiên là Sa-lô-môn đã để một số ngựa và xe ngựa của ông tại đây, điều ấy được chứng minh bằng một sự thật là các nhà khai quật tìm thấy những dãy cọc bằng đá có lỗ để buộc ngựa, sau đó họ cũng tìm thấy chuồng ngựa - giống như cái được phát hiện ở Mê-ghi-đô, Ghê-xe, Hazor và những thành phố chiến lược khác của Palestine. Các bức tường của đền thờ Am-môn tại Thê-be có ghi rằng Taanach là một trong những thành phố bị vua Shishak (Sheshonk I) đột kích vào lúc ông ta xâm lược Palestine vào năm 922 TC.
• TADMOR: Người La-mã gọi nó là Palmyra nằm trên sa mạc Sy-ri, trong một ốc đảo phì nhiêu 120 dặm đông bắc Đa-mách. Nó được xây dựng, hoặc đúng hơn là có lẽ xây dựng lại như là một tiền đồn bởi vua Sa-lô-môn để dùng cho việc thương mại và quốc phòng (IISu 2Sb 8:4) và có thời nó trở nên nổi tiếng như là một quan ải phồn thịnh, vì hầu hết các thương nhân đến từ Mê-sô-bô-ta-mi đều phải kinh qua nơi này và nộp thuế.
Thành phố đạt đến đỉnh cao huy hoàng và sự hùng mạnh dưới triều vua Odenathus (255-267 SC) và hoàng hậu Zenobia kế vị ông. Câu chuyện về La-mã thèm thuồng cảnh giàu có của Tadmor, bà ta đã chiến đấu cho thành phố nhưng chỉ giữ nó cho đến năm 273 SC, là một trong những câu chuyện hay trong lịch sử.
Đống đổ nát hùng vĩ dài hơn 1 dặm của Taanach đã làm sửng sốt nhiều khách tham quan trong thế kỷ qua. Nổi bật nhất là phần còn sót lại của các bức tường, dãy cột đá vôi màu hồng nhạt, một cống nước, và Đền Mặt Trời nổi tiếng của nó.
• TAHPANHES: Ngày nay được gọi là Tell Defneh, nằm trên châu thổ Ai-cập, gần hồ Manzaleh, chín dặm phía tây kênh đào Suez. Sau trận tàn phá Giê-ru-sa-lem vào 586 TC, Nê-bu-cát-nết-sa đã bổ nhiệm quan tổng đốc Galaliah cai quản những phần còn lại của xứ Giu-đa. Chẳng bao lâu ông bị ám sát. Sợ rằng Nê-bu-cát-nết-sa sẽ trả thù, Johannan là lãnh tụ còn sống sót của nhân dân, đã bỏ chạy cùng với số người còn lại sau cuộc thảm sát, gồm có Giê-rê-mi đến Tác-pha-nết (Gie Gr 40:5; 41:1-3; 43:5, 7). Sau đó chẳng bao lâu liền có lời phán của Chúa, tiên đoán sự lật đổ của Ai-cập, rồi đến lời tiên tri tại Tác-pha-nết.
Những học giả khắt khe từ lâu bác bỏ đó là lời tiên tri của Giê-rê-mi và một lời tiên tri tương tự khác do tiên tri Ê-xê-chi-ên tuyên bố (29:19; 30:10) đã được thực hiện, bởi các ghi chép trong lịch sử thế tục không hề nói đến sự xâm lăng của Nê-bu-cát-nết-sa vào Ai-cập. Tình huống nầy thay đổi sau khi có sự phát hiện một phiến đá chữ hình nêm gồm nhiều mảnh vỡ, ngày nay nó ở trong Viện Bảo Tàng Anh, nói rằng Nê-bu-cát-nết-sa thực sự đã thực hiện một chiến dịch quân sự đối địch với Ai-cập vào năm trị vì thứ 37 của ông, tức năm 568 TC. Mặc dù phần lớn phiến đá đã bị mất và sự ghi chép kết quả của chiến dịch đã làm trọn lời tiên tri, không thể nghi ngờ gì về sự thành công mạo hiểm quân sự của Nê-bu-cát-nết-sa.
Tác-pha-nết có vai trò trong lời tiên tri của Giê-rê-mi, được Flinders Petrie khai quật vào 1886 trong một mô đất được người Ả-rập địa phương gọi là Cung Điện Của Con gái Do-thái. Ông khám phá một phức hợp bục cao ở phía trước đống đổ nát của một lâu đài trông giống nơi đồn trú, mà ông cho đó là “Cung Điện của Pha-ra-ôn.” Cạnh đó, ba câu khắc chữ hình nêm của Nê-bu-cát-nết-sa đã được người Ả-rập phát hiện, nhưng các tảng đá có thật mà Giê-rê-mi đã ẩn núp thì vẫn chưa được tìm thấy.
• THEBES: Thủ đô của Ai-cập thượng, toạ lạc khoảng 48 dặm phía nam của thành phố Cairo hiện nay. Người Ai-cập biết đến nơi này như là No-Amon, tức là thành phố Amon, bởi theo họ thì nguyên thủy đó là trung tâm thờ A-mon, cùng với Mut là nữ thần mẹ, và Khonus là thần mặt trăng. Ba thần nầy hình thành bộ ba Theban, và quyền lực của Amon lớn dần bởi vì người ta đã đồng nhất Amon với Ra là thần mặt trời cổ đại dưới tên AmonRa, vua của muôn thần.
Đối với thế giới cổ đại, Thê-be là biểu tượng của sự huy hoàng, và ngày nay nó là đống hư tàn vĩ đại nhất mà nhân loại được biết đến.
Cũng giống như Ba-by-lôn cổ, Thê-be được chia cắt bởi một con sông Nile. Ở phía đông của Nile có thành phố thuộc thủ đô - đất của người sống. Tại đây trên một bình nguyên rộng và màu mỡ là hàng dặm đường sá chật ních người và xe ngựa. Những đại lộ nầy được gọi theo địa vị của gia đình cư ngụ tại đó; có biệt thự cho quý tộc và cung điện cho vua. mỗi căn nhà đều bao bọc bằng vườn hoa có tường. Gần cảng thì có những căn nhà thuộc thương mại và tòa nhà cho ngành vận tải, mà các thương nhân từ châu Á, Hy-lạp và biển Aegea đã đến đây. Nhưng các đền thờ thì cao nhất so với tất cả các kiến trúc khác, trong số ấy, đền Amon và đền Luxor là đồ sộ nhất. Hai đền này được nối liền bằng một đại lộ có lát rộng 76feet và dài 1,25 dặm, mang tên Đại lộ Sphinxes (đại lộ quái vật đầu người mình sư tử). Một trong hai bên đường có cây cọ, và những vườn hoa đẹp với cây cỏ, nhưng ở lề giữa của đại lộ thì hầu như toàn là tượng quái vật mình sư tử có đầu người hoặc đầu dê đực, gần 500 tượng ở mỗi bên.
Đền Amon (ngày nay mang tên đền Karnak) rộng 338feet và dài 1200feet - cái đền lớn nhất. Đền có diện tích 200 acres được bao quanh bằng tường đá tương truyền cao tới 80feet.
Đền Luxor, toạ lạc tại cực nam của Đại lộ Sphinxes, được dùng để thờ Amon Mut và Khonsu. Cổng của đền được hình thành bằng bức tường cửa tháp có nền dày và cao 80feet, rộng 200feet, mặt tường được tô “các cảnh chiến tranh sinh động” mô tả chiến tranh thời cổ. Tổng chiều dài của đền là 852feet, trong khu cực nam là nơi chí thánh, tại đó họ tiến hành những nghi thức kỳ lạ, thường là huyền bí, đặc trưng cho việc thờ lạy thần Amon, Mut, Konsu và các thần khác.
• TÂY THÊ-BE , nằm trên bờ đối diện của sông Nile, mà phần lớn là thành phố của người chết. Lúc sinh thời, đại đa số dân chúng sống ở đông Thê-be, vì vậy lúc qua đời, họ được đưa qua bờ tây sông Nile bằng đò, nơi đó xác của họ được sửa soạn, đặt trong mộ, quách đá, kim tự tháp và mồ mả ở sườn đồi. Một vùng trông giống công viên dài ba dặm, trải ra giống một tấm thảm khổng lồ đến tận lối vào của vách đá Li-bi hiểm trở, mọc cao tới vài trăm feet và được đục như tổ ong tới nhiều dặm để dùng làm nơi chôn người chết của tầng lớp quý tộc và công dân trong thành phố qua nhiều thế kỷ.
Tại hai nơi của Thành phố người chết tràn ngập suốt từ ngọn núi hẹp đi vào Thung lũng Mộ Hoàng Hậu hẻo lánh ở phía nam, và Thung Lũng Mộ Vua ở phía bắc. Tại đây, trong khoảng 2 thế kỷ, các nhà khảo cổ đã khám phá mộ và buồng đục từ đá sâu ở bên trong vách đá. Cái ngắn nhất mà họ khám phá được chỉ dài 53feet, còn đường hầm dẫn vào mộ của Seti I kéo dài tới sườn núi khoảng 470feet. Nó có nhiều phòng, các bức tường của phòng thì phủ đầy các cảnh họa hay điều khắc đầy ấn tượng.
Trong các ngôi mộ của vua (Pha-ra-ôn) được tìm thấy, thì ngôi mộ của vua Tut (Tutankhamen) được chứng tỏ là giàu và đáng nghiên cứu nhất. Nơi chôn cất vua là một dãy phòng gồm 4 ngăn. Hai ngăn đầy ắp xe ngựa, bàn ghế, tủ rất đẹp, những chiếc hộp lạ mắt, những cái rương sơn rất sắc sảo, những cái két khảm chứa đầy vải lanh mịn và lụa, vô số quần áo sang trọng, được cho là của hoàng tộc đương thời. Một áo bào trang trí công phu có tới gần 50 ngàn hột châu; tất cả quai dép của lính gác ở ô cửa được trang trí bằng vàng ròng. Carter để ra ba tuần làm việc cực lực để xem xét, tu sửa, trông nom những món đồ tìm thấy trong rương bằng gỗ mà thôi, theo ông Carter thì bên ngoài cái rương “vượt xa mọi thứ mà Ai-cập đã sản xuất.” Nhiều cái rương còn chứa đá quý, viên ngọc, sản phẩm đẹp bằng đồng thiếc, những tấm ngọc trai, và vàng thì hầu như khắp chỗ.
Phòng thứ ba là “phòng châu báu”, ô cửa phòng này được canh gác bởi một tượng chó sói bằng gỗ mun và vàng, đó là thần Anubis, đang trong tư thế sẵn sàng trên đỉnh một cái hòm đựng thánh cốt đẹp. Đằng sau tượng là những cái hộp, rương đựng thánh tích, những mô hình thuyền, xe ngựa và cái két gỗ ba tầng, đóng đinh bằng vàng và khảm đồ sứ. Báu vật không có sở hữu chủ của phòng này là một cái rương có dạng rương đựng thánh tích gắn trên một xe trượt bằng gỗ. Chiếc xe trượt được phủ bằng một gờ của rắn mang bành linh thiêng giát bằng vàng, được canh giữ ở cả bốn góc bằng một nữ thần mà các cánh tay của nữ thần giang ra ôm lấy rương trong tư thế che chở. Khi lật lớp phủ ngoài, người ta phát hiện một chiếc xe trượt nhỏ hơn được phủ bằng một màn phủ bằng vải lanh. Bên dưới là một rương bằng thạch cao tuyết hoa trong suốt. Bên trong rương đẹp này có bốn quan tài giát vàng thu nhỏ chứa phủ tạng của vua. Cái rương thánh tích này không những tiêu biểu cho đỉnh cao thành tựu về nghệ thuật của các thợ kim hoàn và đá quý Ai-cập, mà còn là vật nhắc nhở đến hòm giao ước trang trí lộng lẫy được Môi-se và các nghệ nhân Hê-bơ-rơ làm trước đó hơn một thế kỷ tại núi Si-nai.
Phòng mộ vẫn đẹp hơn. Trong đó có bốn cái rương đựng thánh tích, cái nầy lồng trong cái kia, mỗi cái “đều giống nhau về kiểu dáng và thậm chí còn sắc sảo hơn về tay nghề.” Khi Carter mở niêm xi và giật lùi cái then của cánh cửa cuối cùng, ông thấy một cái quách to lớn bằng thạch anh vàng còn nguyên vẹn, chẳng khác gì những bàn tay kỉnh kiền vừa rời khỏi quách. Quách được phủ bằng những câu khắc có tính chất tôn giáo và các bức tranh tôn giáo, phía trên là cái nắp hòm đẹp bằng đá granit màu đỏ sẫm. Ở bốn góc của quách có phù điêu nổi thấp của bốn vị nữ thần đang đứng, đó là Isis, Nephthys, Neith và Selket, họ duỗi ra những cánh tay bảo vệ và cánh “như thể ngăn cản mọi kẻ xâm nhập với ý đồ quấy rầy vị vua đang ngủ trong quách”.
Bên dưới nắp quách nặng 2500 pounds và vải liệm bằng vải lanh là một hình nộm bằng vàng đẹp lộng lẫy của vị vua trẻ, choán đầy bên trong quách. Hai cánh tay đặt chéo trên ngực, và các bàn tay thì cầm gậy quyền và trượng quyền, đầu gậy và trượng được trang trí bằng đá thiên thanh. Quanh trán hình nộm có một vòng hoa là lễ dâng từ biệt của hoàng hậu trẻ dành cho chồng. Cái quan tài đẹp tinh xảo bao quanh một quan tài thứ nhì, cũng có dạng xác ướp và đẹp tựa cái thứ nhất. Bên trong quan tài thứ nhì là quan tài cuối cùng, bằng vàng ròng, trang hoàng bằng đá quý. Quan tài dạng xác ướp này nặng khoảng 1800 pounds và không tài nào xác định được giá trị bằng tiền.
Trong quan tài thứ ba là xác ướp của vua. Trên mặt vua có bức chân dung bằng vàng của vua, quanh xác ướp của vua là 143 món đồ mà hầu hết là vàng hoặc đá quý.
• THESSALONICA: Thành phố thứ nhì của châu Âu được nghe sứ điệp Tin Lành qua Phao-lô, có lẽ cũng là nhà thờ đầu tiên nhận thư tín của Phao-lô, ngày nay thành phố này có tên là Salonica. Toạ lạc tại xa lộ quân sự lớn ở phía bắc từ Ý đi về phía đông (ngày nay có tên là đường Egnation); đó là một trung tâm quân sự chiến lược và thương mại vào thời của Phao-lô.
Trong ấn bản gốc bằng tiếng Hy-lạp của sách Công-vụ các sứ-đồ (17:6, 8), Lu-ca cho chúng ta biết viên chức đứng đầu thành phố được gọi là quan án. Trong nhiều năm các học giả khắt khe đã giải thích rằng thuật ngữ hay tước hiệu này không tìm thấy trong tài liệu văn học Hy-lạp, vì vậy Lu-ca đã nhầm lẫn khi sử dụng từ ngữ ấy.
Tuy nhiên, sau đó người ta đã tìm thấy tước hiệu ấy trong nhiều câu khắc tại các đống đổ nát khác nhau ở Tê-sa-lô-ni-ca, nổi bật nhất trong số đó là ở vòm cổng Vardar bắc qua đường Egnation, tại cổng tây đi vào thành phố. Một đoạn của câu khắc đọc như sau:
“Trong thời Quan Án, Sosipatros, con trai của Cleopatra và Lucius Pontius Secundus Publius Flavius Sabinus, Demetrius, con trai của Faustus, Demetrius của Nicopolis, Zoilos, con trai của Parmenio, và Meniscus Gaius Agilleius Poteitus…”
Đoạn câu khắc trên ghi tên của sáu quan chức trong thành phố, họ là người đứng đầu “hội đồng nhân dân.”
Chắc chắn là Phao-lô và Lu-ca đã đi qua cái cổng vòm này và chú ý đến câu khắc. Lu-ca đã viết một cách chính xác về những quan tòa địa phương - gọi họ bằng tước hiệu mà hiển nhiên là chỉ sử dụng ở vùng ấy mà thôi.
Cổng vòm đã bị đập phá trong một vụ bạo loạn vào năm1867, sau đó người Anh đã giành được câu khắc, hiện nay câu khắc ấy đang ở trong Viện Bảo Tàng Anh.
• TIRZAH: Ngày nay được nhận định là một mô đất lớn mang tên Tell el Farah, nằm về phía đông bắc Nablus khoảng 7 dặm. Một khoảng thời gian sau khi phân cắt đất nước quân chủ, Giê-rô-bô-am biến thành phố này thành kinh đô của vương quốc ông (IVua 1V 14:17), nhưng sau khi ông qua đời thì thành phố ấy gánh chịu một lịch sử nhiễu nhương trong nhiều năm liền. Ôm-ri bao vây và đánh chiếm nó vào năm 884 TC, rồi trị vì trong sáu năm tại đây, sau đó dời kinh đô đến Sa-ma-ri.
Pere de Vaux của Trường Kinh Thánh Dominica Giê-ru-sa-lem đã khai quật tại đó trong nhiều mùa sau năm 1949, khám phá bốn thời kỳ tương ứng với lịch sử Kinh Thánh của Tiệt-sa. Thời kỳ I (thuộc cấp độ III trong mô đất) kết thúc bất thình lình vào khoảng thời Ôm-ri đánh chiếm nơi này. Trong thời kỳ của Ôm-ri các sơ đồ nhà gốm có sân và khá quan trọng. Mỗi sơ đồ tiêu biểu cho một gia đình Y-sơ-ra-ên. Những toà nhà hành chánh to lớn chứng tỏ là mới xây và chưa hoàn tất, các nhà khai quật nghĩ rằng việc nầy nói lên rằng Ôm-ri đã bỏ nơi này và dời kinh đô về Sa-ma-ri.
Cấp độ thành phố thứ nhì thuộc về thời A-mốt và Ô-sê. Có một sự tương phản mạnh về nhà - nhiều căn nhà nghèo, nhưng cũng có những căn nhà có dấu hiệu giàu có và phô trương. A-mốt nói về thế hệ nầy như sau: “Vì các ngươi hiếp đáp kẻ nghèo và đòi họ nộp thuế lúa mì, vậy nên những nhà bằng đá vuông nầy mà các ngươi đã xây nên, các ngươi sẽ không ở được. Các ngươi đã trồng những vườn nho ngon ngọt, nhưng sẽ không uống rượu nó” (AmAm 5:11); “Y-sơ-ra-ên đã quên Đấng tạo mình, và dựng những cung đền; Giu-đa đã thêm nhiều các thành bền vững. Nhưng ta sẽ sai lửa trên các thành nó, và lửa ấy sẽ thiêu cháy cung đền nó” (OsHs 8:14).
Các nhà khai quật cho rằng trận phá hủy thành phố xảy ra vào 723 TC, lúc ấy Tiệt-sa bị đánh chiếm và thị trấn bị người A-si-ri phá hủy. Một thị trấn khác đã mọc lên trên đống đổ nát của Tiệt-sa nhưng mức độ phồn vinh thì không bao giờ trở lại như xưa.
• TROAS: Là thành phố mà tại đây Phao-lô đã thấy khải tượng một người Ma-xê-đoan đến xin ông: “Hãy đến Ma-xê-đoan cứu giúp chúng tôi” (Công Cv 16:6-11), nằm cách tây nam thành phố cổ Troy một quãng ngắn (thành Troy trong tác phẩm Iliad và Odyssey của Homer).
Đống đổ nát của Trô-ách bị cướp lấy vào mục đích xây dựng cao ốc, nhưng tàn tích các bức tường, nhà hát, đền thờ, sân vận động vẫn còn lưu lại khá nhiều. Những thứ nầy là bằng chứng cho tầm quan trọng của thành phố, nhưng người ta không tìm thấy gì cho biết chính xác nơi Phao-lô đã thấy khải tượng.
• TYRE: Hải cảng nổi tiếng nhất của vùng đất Kinh Thánh cổ đại, toạ lạc 20 dặm phía nam Si-đôn, trên một hòn đảo cách đất liền 3/4 dặm. Ty-rơ có hai cảng, phía bắc và phía nam, các bức tường của Ty-rơ cào vời vợi, nhất là về phía đất liền.
Tại đây các nghệ nhân đã làm đồ đồng thiếc, đồ bạc, và các phẩm vật mỹ thuật khác, cũng tại đây sản xuất thuốc nhuộm màu đỏ tía làm cho Ty-rơ nổi tiếng. Các thương nhân Ty-rơ buôn bán với nhiều hòn đảo của Địa Trung Hải và thậm chí với các hòn đảo Anh quốc xa xôi. Ty-rơ trở nên “một thành phố tiếng tăm, là chỗ của người đi biển ở” (Exe Ed 26:17).
Các vua chúa và quân nhân của nhiều nước đã đến bao vây Ty-rơ nhưng đều không thể chiếm thành phố, mãi đến năm 333 TC, A-lịch-sơn đại đế bao vây 7 tháng mới chiếm được nó. Nhưng Ty-rơ đã trổi dậy từ từ và trở thành một trung tâm thương mại của thời La-mã. Tuy vậy thì trong những thế kỷ gần đây, nơi này trở nên bé nhỏ. Các hải cảng đã dần dần tàn lụi và trở nên “một chỗ người ta phơi lưới” (Exe Ed 26:14)
• UR: Ngày nay được biết dưới tên gọi là Tell Mugheir (gò nhựa rải đường), nằm 140 dặm phía nam của vị trí Ba-by-lôn cổ và 150 dặm tây bắc vịnh Ba-tư. Đống hư tàn chính của U-rơ choán một diện tích 150 acres, được khai quật bởi J.E.Taylor (1854), H.R.Hall (1919) cà C.Leonard Woolley (1922-1934).
Taylor khám phá một bộ phận của tháp miếu khổng lồ hay còn gọi là Ziggurat (Núi trời) đi lên bằng ba chặng cao tới 70feet. Trong bốn góc của tháp miếu có bốn hốc mà trong đó có tảng đá hình trụ có khắc chữ hay còn gọi là viên đá góc biên bản, cho biết tên thành phố, người sáng lập thành phố, và những ai tái thiết Ziggurat từ thời này qua thời khác. Trong một căn buồng chất đống rác rưởi của một ngôi đền gần đó là một nơi cất giấu các phiến đá chữ hình nêm. trên một phiến đá trong số ấy, vua Nabonidus (556-536 TC) kể về việc xây dựng và sửa chữa tháp miếu khổng lồ từ thời này qua thời khác. Cũng có lời cầu nguyện với thần mặt trăng là Nannar, cho bản thân và cho người con trai trưởng là Bên-xát-sa để ông nầy “tránh xa tội lỗi” và “hài lòng với sự dư dật của cuộc sống.” Những câu khắc này và các câu khắc khác xác minh lời ký thuật trong Kinh Thánh về Bên-xát-sa.
Hall dọn sạch mặt tây nam của tháp miếu hùng vĩ và phô ra nhiều hơn về khu vực đền thờ.
Woolley hoàn tất việc khai quật xung quanh tháp miếu khổng lồ và các đền thờ trong khu vực thiêng liêng, sau đó tiếp tục cho đến khi ông dọn sạch 4 dặm vuông của thành phố thời Áp-ra-ham. Ông phát hiện cầu tàu rộng lớn, nhiều tòa nhà thương mại, và vô số căn nhà hai tầng với sân, suối phun, lò sưởi, hệ thống vệ sinh. Nhà nguyện để thờ phượng thì có rải rác khắp nơi trong khu dân cư, cũng như trường học và những bảng đất sét - chứng tỏ rằng họ dạy đọc, viết, số học, văn phạm, lịch sử. Người ta tìm thấy một phòng lưu trữ về hồ sơ đền thờ, cho biết rằng tôn giáo, bao gồm các sự thờ phượng trong đền thờ, được duy trì bởi hiến tế của cư dân và các thương nhân.
Những khám phá gây xúc động mạnh là ở trong nghĩa trang. Những ngôi mộ hoàng gia chứa rất nhiều món đồ làm bằng vàng, bạc, đá màu thiên thanh, bằng các vật liệu kém quý giá hơn. Trong một số ngôi mộ có từ 60-80 hài cốt của vệ sĩ, bảo vệ, nhạc công, những người hầu cận mà họ đã phải chịu chết để tiếp tục hầu vua và hoàng hậu ở thế giới người chết!
Vật khám phá có ý nghĩa quan trọng nhất đối với những người nghiên cứu Kinh Thánh là một địa tầng đất sét sạch và cát có nước, dày 8feet, với dấu hiệu cư ngụ bên trên và dưới - cho thấy “một sự đứt đoạn xác định trong tính liên tục của nền văn hóa địa phương.” Về điều nầy một nhà khai quật đã nói: “Không có sự dâng nước sông bình thường nào có thể để lại nước trong bờ đất sét nầy… trận lụt lắng động lại ở bờ ắt hẳn phải có một kỷ lực chưa hề có trong lịch sử địa phương… không còn nghi ngờ gì về trận Đại Hồng Thủy thời Nô-ê trong lịch sử Kinh Thánh và là truyền thuyết của người Sumeria đã phủ lên khu vực nầy.”
• ZAREPHATH: Sau đó được biết như là Sa-rép-ta, nằm cách Si-đôn 8 dặm về phía nam, trên một bình nguyên nhỏ nhưng hấp dẫn gần bờ biển. Tên nầy có nghĩa là “những căn nhà nấu chảy” nói rằng đó là nơi của những cái lò - một trung tâm chính sản xuất đồ thủy tinh của Phê-ni-xi.
Đống hư tàn của Zarephath, chẳng hạn như những cây cột gãy, những đống xỉ sắt, và mảnh vỡ rải rác của các tòa nhà đổ nát, trải dài tới một dặm hoặc hơn dặm dọc bờ biển. Zarephatha chắc hẳn đã là một thành phố khá sầm uất, nhưng ngày nay không còn ai cư ngụ ở đó cả, Một làng mới tên là Sa-rép-ta cách 2 dặm trong đất liền dưới bóng che của những ngọn đồi.
• ZION: Núi Si-ôn là ngọn đồi thấp hơn ở phía đông Giê-ru-sa-lem, được biết qua tên gọi Ophel (IISu 2Sb 27:3 33:14;). Sau đó, khi núi Mô-ri-a trở thành ngọn đồi đền thờ và hòm giao ước được mang từ thành Đa-vít đến đền thờ, thì tên của ngọn núi được thay đổi (IVua 1V 8:1; IISu 2Sb 5:2). Núi nầy trở thành Si-ôn - nơi có ý nghĩa quan trọng nhất trong số tất cả các nơi thiêng liêng đối với tiên tri và những người khác trong những thế kỷ ấy.
Ê-sai đã nói về Si-ôn như sau: “Trên khắp nơi núi Si-ôn, trên khắp các hội nó, Đức Giê-hô-va sẽ dựng lên một đám mây bọc khói trong ban ngày, và ngọn lửa soi sáng trong ban đêm” (EsIs 4:5).
Và Giê-rê-mi đã nói: “Sẽ có ngày, những kẻ canh trên các núi Ép-ra-im kêu rằng: Hãy chổi dậy, chúng ta hãy lên núi Si-ôn, đến cùng Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta.” (Gie Gr 31:6)
Về núi Si-ôn, Xa-cha-ri đã nói: “Đức Giê-hô-va vạn quân có phán như vầy: Ta đã nổi ghen vì Si-ôn bởi một cơn ghen lớn, ta đã nổi ghen vì nó bởi cơn tức giận lớn. Đức Giê-hô-va phán như vầy: Ta đã xây lại cùng Si-ôn, và ta sẽ ở giữa Giê-ru-sa-lem, Giê-ru-sa-lem sẽ được gọi là thành chân thật, núi của Đức Giê-hô-va vạn quân sẽ được gọi là núi thánh.” (XaDr 8:2-3).
Sách Jubilees cũng nhắc đến đồi Mô-ri-a, tại đó đã có ngôi đền, như là núi Si-ôn.
Trong các đoạn Kinh Thánh, Si-ôn tương đương với Giê-ru-sa-lem, là thủ đô tôn giáo của dân sự Đức Chúa Trời (EsIs 28:16 RoRm 9:33).
• ZOAN: Theo Kinh Thánh thì nó được xây sau Hếp-rôn khoảng 7 năm (Dan Ds 13:22) là một thành phố kho của hoàng gia Ai-cập, toạ lạc 18 dặm tây nam Damietta, gần cửa của nhánh đông sông Nile. Người Hy-lạp gọi nó là Tanis, và hiển nhiên là các vua Hykos đã gọi nó là Avaris và các vua này đã biến nó thành thủ đô của họ cho đến khi Amosis I đánh chiếm vào năm 1580 TC.
Địa điểm của Xô-an nay được gọi là San el-Hagar và được khai quật bởi Mariette vào năm 1860, bởi Petrie vào 1884 và bởi P. Montet vào 1929. Họ tìm thấy nhiều pho tượng, một số tượng quái vật đầu người đàn bà mình sư tử, và đống hư tàn rộng lớn của một đền thờ rất vĩ đại. Trong đền thờ này có một bia khắc có đề tên của Rameses II (1290 - 1224 TC). Ông đã mở rộng và làm đẹp ngôi đền và thành phố, nhưng để tương xứng với luận điệu phô trương thường hay có của mình, ông nói rằng ông đã “xây” nơi ấy và gọi nó là Per-Rameses (Nhà của Rameses). Người ta cũng tìm thấy tại đây một tượng khổng lồ bằng đá granít mà Rameses làm cho chính bản thân. Qua việc đo lường các mảnh vỡ, Tiến sĩ Petrie tính toán rằng pho tượng phải cao tới 92 feet - một pho tượng cá nhân cao lớn nhất người ta biết được.
• ZORAH: Quê hương của Sam-sôn, người lực sĩ (Cac Tl 13:2, 25; 16:31) ngày nay được gọi là Sur'ah, toạ lạc 15 dặm phía tây Giê-ru-sa-lem, trên một ngọn đồi cao sừng sững phía bắc Thung lũng Sorek.
Người Hồi giáo có một miếu thờ kiên cố, xây bằng đá tại đây để tưởng niệm Sam-sôn. Miếu này thường được nói đến như là “nhà của Sam-sôn.” Gần đó là một bàn thờ đá đáng chú ý, được xây giống như là người Hê-bơ-rơ xây một bàn thờ trong thời các quan xét. Nhiều chuyên gia có thẩm quyền tin rằng đây có thể là bàn thờ mà Ma-nô-a dâng một lễ thiêu, và thiên sứ bay “lên trên trời” trong ngọn lửa (Cac Tl 13:19-20).
Viện Thần Học.
bottom of page