top of page
Hung Tran
May 30, 2023
Dành Cho Độc Giả Người Do-thái,
- Nhấn mạnh sự Giảng Dạy của Chúa Giê-xu
- Bài Giảng trên Núi...
BÀI 2: KHÁI QUÁT VỀ CÁC SÁCH PHÚC-ÂM
Bảng so sánh Bốn sách Phúc-âm:
* Phúc-âm Ma-thi-ơ:
Đặc Điểm:
- Dành Cho Độc Giả Người Do-thái
- Nhấn mạnh sự Giảng Dạy của Chúa Giê-xu
- Bài Giảng trên Núi
Sự Giáng Sinh & Thời Niên Thiếu: 1:1-2:23.
Thời kỳ đầu chức vụ của Chúa Giê-xu: 3:1-7:29.
Lời giảng & Công Tác ở Ga-li-lê: 8:1-18:35.
Hành Trình đến Giê-ru-sa-lem: 19:1-20:34 21.
Tuần Lễ cuối cùng: 21:1-28:20.
* Phúc-âm Mác:
Đặc Điểm:
- Dành cho Đối Tượng người La-mã
- Nhấn mạnh Hành Động của Chúa Giê-xu và Phản Ứng của Dân Chúng.
Thời kỳ đầu chức vụ của Chúa Giê-xu: 1:1-45.
Lời giảng & Công Tác ở Ga-li-lê: 2:1-9:50.
Hành Trình đến Giê-ru-sa-lem: 10:1-52.
Tuần Lễ cuối cùng: 11:1-16:20.
* Phúc-âm Lu-ca:
Đặc Điểm:
- Lòng Trắc Ẩn Của Chúa Giê-Xu
- Nhấn Mạnh Công Việc của Đức Thánh Linh
- Nhấn mạnh sự Cầu Nguyện Đặc biệt chú trọng về Phụ Nữ.
Sự Giáng Sinh & Thời Niên Thiếu: 1:1-2:52.
Thời kỳ đầu chức vụ của Chúa Giê-xu: 3:1-4:13.
Lời giảng & Công Tác ở Ga-li-lê: 4:14-9:50.
Hành Trình đến Giê-ru-sa-lem: 9:51-19:27.
Tuần Lễ cuối cùng: 19:28-24:53.
* Phúc-âm Giăng:
Đặc Điểm:
- Nhấn mạnh các Phép Lạ của Chúa Giê-xu
- Nhấn mạnh những bài giảng của Chúa Giê-xu Chúa Giê-xu tại Giu-đê.
Thời kỳ đầu chức vụ của Chúa Giê-xu: 1:19-3:36.
Lời giảng & Công Tác ở Ga-li-lê: 4:1-12:50.
Tuần Lễ cuối cùng: 13:1-21:25.
I. HỌC BIẾT VỀ CHÚA GIÊ-XU.
1. Nguồn tư liệu:
* Các sách Phúc-âm Ma-thi-ơ, Mác, Lu-ca và Giăng là những nguồn tư liệu chủ yếu. Còn các nguồn tư liệu đang tồn tại khác rất ngắn gọn và không hoàn chỉnh nên không thể cho chúng ta một bức tranh đầy đủ về Chúa Giê-xu. Những nguồn tư liệu khác này đều xác định rằng Chúa Giê-xu đã sống, trở thành một nhân vật của công chúng, và đã chết trong thời của Phi-lát.
* Sử gia Do-thái Josephus đã đưa ra hai tài liệu tham khảo liên quan đến Đấng Christ. Một tác giả khác người La-mã là Tacitus cũng đề cập sự chết của Ngài trong thời trị vì của Hoàng Đế Ti-bê-ri-út dưới tay Bôn-xơ Phi-lát.
2. Vị trí địa lý:
* Chúa Giê-xu sống chủ yếu ở Pa-lét-tin. Ngài thường đi lại giữa hai vùng Ga-li-lê và Giê-ru-sa-lem.
* Trong thời Tân Ước, Pa-lét-tin có tất cả ba tỉnh. Phía Bắc là Ga-li-lê, nơi có một số lớn những người ngoại sống giữa những người Do-thái. Ở giữa là Sa-ma-ri, còn phía Nam là Giu-đê, chủ yếu là những người Do-thái giữ truyền thống và tập tục nghiêm khắc.
II. SỰ GIẢNG DẠY CỦA CHÚA GIÊ-XU
1. Phương pháp giảng dạy của Chúa Giê-xu:
* Cách thể hiện đầy màu sắc: Chúa Giê-xu thường dùng những lời phát biểu mạnh mẽ và những tương phản đặc sắc. Đây là cách mà người Do-thái hay dùng để thể hiện màu sắc trong ngôn ngữ hàng ngày.
* Có thẩm quyền: Chúa thể hiện thẩm quyền của Ngài khi tuyên bố về một chân lý (Mác 1:22, Math. 5:22, 28, 32, 39, 44).
* Sử dụng ví dụ: Một công cụ giảng dạy của Chúa Giê-xu được biết nhiều nhất là ví dụ. Ngài dùng ví dụ minh họa từ cuộc sống hằng ngày để dạy về những chân lý thuộc linh.
Lối diễn đạt đầy hình ảnh: Chúa Giê-xu cũng dùng lối diễn đạt sắc sảo, đầy hình ảnh. Sự giảng dạy của Ngài có sự tương phản rõ ràng giữa đen và trắng (Math. 7:3-5; 5:29-30; 23:25-29).
* Luận cứ từ Kinh Thánh: Ngài thường tranh luận dựa trên Kinh Thánh chứ không dùng triết lý hoặc những giả thuyết trừu tượng (Math. 22:23-45).
* Câu hỏi và trả lời: Những câu hỏi của Ngài nhằm kích thích cho người nghe và thường đề cập đến những vấn đề hoặc nhu cầu sâu xa của con người (Math. 16:26, Mác 4:10-20).
* Bài học từ thị cụ: chẳng hạn Ngài dùng con trẻ để minh họa cho đức tin như một con trẻ (Math. 18:1-5).
* Thường xuyên nhắc lại: một số lời dạy được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong nhiều cơ hội khác nhau (so sánh Math. 5:11-12 với Lu-ca 6:27-28)
2. Nội dung giảng dạy của Chúa Giê-xu:
* Những đề tài về đạo đức và thần học: Trong sách Ma-thi-ơ, Bài Giảng trên Núi Ngài dạy về đạo đức tính dục, về tình yêu thương, về sự cầu nguyện và sự tha thứ. Trong sách Giăng Ngài thường đề cập đến bản tánh của Đức Chúa Trời vai trò của Ngài trong kế hoạch của Đức Chúa Trời.
* Được thiết lập xung quanh chính thân vị của Ngài: Giá trị sự giảng dạy của Ngài xuất phát từ địa vị là Con Đức Chúa Trời và là Cứu Chúa của chúng ta.
* Vương quốc Đức Chúa Trời: Chúa dạy Nước Đức Chúa Trời là sự cai trị của Đức Chúa Trời, ngụ ý sự cai trị trên mỗi cá nhân chúng ta trong hiện tại và cả sự cai trị của Ngài trên toàn thế giới trong tương lai.
* Người Do-thái và Nước Đức Chúa Trời: Người Do-thái sẽ có một phần trong vương quốc Đức Chúa Trời nhưng họ phải bước vào trong đức tin nơi Chúa Giê-xu là Đấng Mê-si-a (Math. 21:43; Rô-ma 11:25-27).
Hội Thánh và Nước Đức Chúa Trời: Nước Đức Chúa Trời không phải là hội thánh nhưng những việc làm của hội thánh giúp mở mang sự cai trị của Đức Chúa Trời trên toàn thế giới (Math. 28:18-20).
* Những điều kiện để vào Nước Đức Chúa Trời: Kinh Thánh cho biết hai điều kiện để bước vào Nước Đức Chúa Trời. Trước hết, chúng ta hãy ăn năn, phải quay lưng với tội lỗi và vâng phục Chúa như điều Chúa dạy trong Ma-thi-ơ 5: 21-48. Thứ hai, chúng ta phải bày tỏ đức tin trong đời sống. Đức tin là sự tin cậy hoàn toàn nơi Chúa Giê-xu là Đấng cứu rỗi khỏi tội lỗi (Giăng 6:47).
III. CÁC GIAI ĐOẠN TRONG CUỘC ĐỜI CHÚA GIÊ-XU.
* Tất cả bốn sách Phúc-âm đều cho chúng ta có một bức tranh chính xác về cuộc đời của Chúa Giê-xu, nhưng không phải tất cả đều theo một trình tự giống nhau.
1. Các niên đại trong cuộc đời Chúa Giê-xu:
* Chúa Giê-xu giáng sanh vào năm thứ 6 hoặc 5 TC: Kinh Thánh Tân Ước cho biết Chúa Giê-xu giáng sanh gần với thời kỳ kiểm tra dân số theo lệnh của Sê-sa Au-gút-tơ dưới thời trị vì của tổng đốc Qui-ri-ni-u xứ Sy-ri (Lu-ca 2:2).
* Chúa Giê-xu bắt đầu chức vụ năm 26 SC: Nhiều học giả đã lấy con số “ba mươi” (Lu-ca 3:23) là độ tuổi gần đúng và cho rằng Chúa đã ở đâu đó hai đến ba năm nên lớn hơn 30. Vậy niên đại lúc Chúa Giê-xu khởi sự chức vụ là năm 26 hoặc 27 SC.
* Chúa Giê-xu chết năm 29 SC: Phúc-âm Giăng cho biết Chúa Giê-xu trải qua ít nhất ba lễ Vượt Qua (2:13; 6:4; 13:1) và có một lễ không rõ tên trong 5:1. Nếu lễ đó cũng là lễ Vượt Qua thì chức vụ của Chúa Giê-xu trên ba năm, vì trải qua 4 kỳ lễ Vượt Qua. Còn nếu kỳ lễ không rõ tên không phải là lễ Vượt Qua thì chức vụ của Chúa Giê-xu khoảng hai đến ba năm. Vậy niên đại chung cho năm Chúa chịu chết là 29 SC.
2. Sự giáng sanh và những năm đầu đời:
Nguồn tài liệu từ Ma-thi-ơ và Lu-ca: Cả sách Ma-thi-ơ và Lu-ca cung cấp thông tin về sự giáng sanh và những năm đầu đời của Chúa Giê-xu.
3. Năm đầu của chức vụ:
* Năm đầu tiên trong chức vụ của Chúa Giê-xu bắt đầu tại Giu-đê và kết thúc với việc giảng dạy và chữa lành tại Ga-li-lê. Chúng ta thường gọi đây là “năm ít người biết” vì phần lớn Chúa không xuất hiện trước công chúng. Giăng ghi lại phần lớn những sự kiện trong năm này.
* Hoạt động tại Ga-li-lê: Các Phúc-âm cộng quan trình bày những hoạt động của Chúa tại Ga-li-lê.
IV. NHỮNG DIỄN BIẾN TRONG CUỘC ĐỜI CHÚA GIÊ-XU
1. Năm được mến mộ:
* Trong suốt năm thứ hai, chức vụ của Ngài tập trung ở Ca-bê-na-um. Đây là một thành phố thương mại nằm ở bờ tây bắc của biển Ga-li-lê. Ngài đã làm nhiều phép lạ (Math. 8:5-13; Mác: 5:1-20) và cũng đã kêu gọi các môn đệ đầu tiên thi hành sứ mạng dành cho người Do-thái (Math. 10:1-4; Mác 3: 13-19).
* Cũng có vài chuyến Chúa Giê-xu đi lên thành Giê-ru-sa-lem tham dự các kỳ lễ (Giăng 5:1; 7: 2-13), qua đó Ngài cũng dạy dỗ các môn đệ của Ngài (Bài Giảng Trên Núi: Math. 5-7; Các ví dụ: Math. 13:1-52; Mác 4:1-34). Trong năm này danh tiếng Chúa Giê-xu lan rất nhanh. Hai lần Chúa hóa bánh cho nhiều ngàn người ăn (Mác 6:30-44; 8:1-9).
2. Năm bị chối bỏ:
* Trong suốt năm cuối cùng chức vụ của Chúa Giê-xu trên đất, Ngài thường đi và giảng dạy ở nhiều địa điểm khác nhau. Ngài di chuyển từ bắc Ga-li-lê đến những vùng gần Ty-rơ và Si-đôn (Math. 15:21-18; Mác 7:24-30).
* Ngài cũng đi đến một khu vực của dân ngoại ở hướng đông nam Ga-li-lê là Đê-ca-bô-li (Mác 7:31).
* Chúa Giê-xu đã để nhiều thì giờ riêng tư với các môn đệ của Ngài. Ngài tránh đám đông và dạy họ cách riêng biệt hơn (Mác 8:14-21; 10:32-34).
* Một bằng chứng quan trọng nhất trong công tác của Chúa Giê-xu với các môn đệ trong suốt giai đoạn này là việc Phi-e-rơ xưng nhận Chúa Giê-xu là Đấng Mê-si-a (Math. 16:13- 20). Sau đó Chúa dạy họ rõ hơn về sự chết sắp đến và sự sống lại của Ngài (Mác 8:31; 9:31; 10:33-34).
V. NHỮNG DIỄN BIẾN CUỐI CÙNG TRONG CUỘC ĐỜI CHÚA GIÊ-XU
1. Tuần lễ cuối:
* Chúa Nhật Lễ Lá: Vào thành Giê-ru-sa-lem cách khải hoàn vào ngày Chúa Nhật (Mác 11:1-11). Chúa Giê-xu bày tỏ chính mình là Đấng Mê-si-a nhưng dân chúng đã hiểu lầm vai trò của Ngài. Chúa không mang vương quốc của Đức Chúa Trời đến bằng sức mạnh nhưng Ngài mang hòa bình giữa con người với Đức Chúa Trời.
* Thứ Hai: Chúa đã quở trách cây vả và thanh tẩy đền thờ Giê-ru-sa-lem (Mác 11: 12-19).
* Thứ Ba: Chúa tranh luận với người Pha-ri-si và người Sa-đu-sê khiến họ phải hổ thẹn (Mác 12: 12-19). Sau đó Ngài cũng nói tiên tri cho các môn đệ trên núi Ô-li-ve (Mác 13).
* Thứ Tư: Các Phúc-âm không ghi lại bất kỳ sự kiện nào trong ngày này. Có thể Chúa vẫn đang bận rộn giảng dạy cho những người theo Ngài.
* Thứ Năm: Chúa tổ chức Lễ Vượt Qua với các môn đồ (Mác 14:12-25). Sau đó, Ngài đi với các môn đồ đến vườn Ghết-sê-ma-nê, nơi Ngài đã chiến đấu trong sự cầu nguyện với Đức Chúa Trời (Mác 14:43-50). Cũng tại nơi đó, Giu-đa đã đến cùng với một toán lính để phản Ngài mà giao nộp cho các nhà lãnh đạo Do-thái (Mác 14:43-50)
2. Chúa Giê-xu nơi tòa án:
* Các nhà lãnh đạo Do-thái, tiêu biểu là thầy tế lễ thương phẩm An-ne cùng Cai-phe, thông đồng với dân chúng tố cáo Chúa Giê-xu 3 điều:
(1) Xui dân làm loạn,
(2) Chống lại việc nộp thuế cho Sê-sa và
(3) Xưng Ngài là Đấng Christ, là Vua.
* Vì hội đồng lãnh đạo Do-thái không có quyền thi hành án đối với phạm nhân nên họ đã dẫn Chúa Giê-xu đến tòa án Phi-lát để xét xử Ngài theo luật La-mã.
* Tổng đốc Phi-lát không quan tâm đến những vấn đề thuộc về tôn giáo của người Do-thái nên ông không muốn xử mà tìm cách thoái thác, nhưng ông không đủ can đảm để phóng thích Chúa Giê-xu.
* Theo ký thuật của Giăng 18: 28-19:16 cuộc xét xử của người Rô-ma do Phi-lát chủ trì xoay quanh 4 câu hỏi chính (1) Các ngươi kiện người này về khoản gì?
(2) Chính ngươi là vua dân Giu-đa, phải chăng?
(3) Các ngươi có muốn tha vua dân Giu-đa chăng và
(4) Ngươi từ đâu? Theo quan điểm của con người việc xét xử Chúa Giêxu là tội lỗi và là bi kịch lớn nhất trong lịch sử nhưng dưới cái nhìn của Đức Chúa Trời thì đây là sự ứng nghiệm lời tiên tri và là sự hoàn thành ý muốn của Đức Chúa Trời.
3. Chúa Giê-xu chịu chết và chôn:
Bảy lời nói cuối cùng của Chúa Giê-xu trên thập tự giá: “Lạy Cha, xin tha cho họ” (Lu-ca 23:34)
“Hôm nay, ngươi sẽ được ở với ta trong Ba-ra-đi” (Lu-ca 23:43).
“Đó là con của ngươi… Đó là mẹ ngươi” (Giăng 19:26-27). “Sao Ngài lìa bỏ tôi?” (Ma-thi-ơ 27:46).
“Ta khát” (Giăng 19:28).
“Mọi sự đã được trọn” (Giăng 19:30).
“Tôi giao linh hồn lại trong tay Cha” (Lu-ca 23:46).
4. Chúa Giê-xu sống lại và thăng thiên:
* Sau khi Chúa sống lại, Ngài đã hiện ra cho Phi-e-rơ, Gia-cơ, Phao-lô, các sứ đồ và hơn 500 môn đệ ở tại Ga-li-lê (I Cô. 15:5-8; Math. 28:16-20).
* Hơn nữa, sự ra đời của hội thánh và lời tuyên bố của các môn đồ là những bằng chứng về sự sống lại của Chúa.
* 40 ngày sau khi sống lại, Ngài đã trở về thiên đàng (Lu-ca 24:50-53). Không còn ai thấy Ngài trên đất kể từ ngày đó.
ÔN TẬP:
Tự ôn tập với các câu cho sẵn dưới đây. Bạn có thể viết câu trả lời trong một quyển tập khác.
1. Kể theo thứ tự bốn sách Phúc-âm trong Tân Ước.
2. Những đặc điểm trong việc giảng dạy Chúa Giê-xu là gì?
3. “Nước Đức Chúa Trời” có nghĩa là gì?
4. Chúa Giê-xu đã sanh ra và chịu chết vào năm nào?
5. Hãy kể ba diễn biến chính trong chức vụ của Chúa Giê-xu.
6. Hãy kể hai trong số các sự kiện chính trong tuần lễ cuối của Chúa Giê-xu.
bottom of page