top of page

Bài 12 : CHÚA JÊ-SUS THU HÚT ĐÁM ĐÔNG

Hung Tran

Jun 18, 2023

Không cần phải quảng cáo hay thỏa hiệp, Chúa Jê-sus đã thu hút đám đông vì Ngài đã làm cho họ ba điều...



Bài 12: CHÚA JÊ-SUS THU HÚT ĐÁM ĐÔNG


Câu gốc: “Vả lại, từ xứ Ga-li-lê, xứ Đê-ca-bô-lơ, thành Giê-ru-sa-lem, xứ Giu-đê, cho đến xứ bên kia sông Giô-đanh, thiên hạ kéo nhau rất đông mà theo Ngài.” 4: 25


Không cần phải quảng cáo hay thỏa hiệp, Chúa Jê-sus đã thu hút đám đông vì Ngài đã làm cho họ ba điều:


I. THU HÚT TỘI NHÂN BẰNG TÌNH YÊU


1. Yêu tội nhân như Chúa Jê-sus yêu:

Mạng lệnh yêu thương được Tân ước nhắc đến hơn 55 lần, nhưng tình yêu đối với tội nhân lại là chiếc chìa khóa tăng trưởng Hội thánh hay bị xem thường nhất!

a. Không phải chỉ hướng nội: Nhiều Hội thánh có tín hữu yêu thương nhau nhưng vẫn chết dần vì thiếu tình yêu đối với người mới đến. Họ không thích quan hệ với người chưa tin vì sợ phá hỏng lối mòn thoải mái cũ!

b. Không chỉ sùng kính: Nhiều Hội thánh sùng kính, tin Kinh Thánh, đang chết mòn vì thiếu tình yêu đối với người chưa được cứu.

• Hội thánh vĩ đại là Hội thánh xây dựng trên tình yêu thật: Yêu Chúa - yêu nhau - yêu những người chưa tin Chúa.

• Kích cỡ Hội thánh không liên hệ gì với tình yêu thương hay sự thân thiện: Hội thánh lớn vẫn có thể ấm cúng hơn một Hội thánh nhỏ thiếu tình yêu.


2. Tạo một bầu không khí yêu thương:

Môi trường thích hợp cho sự tăng trưởng Hội thánh là một bầu không khí chấp nhận và yêu thương. Để Hội thánh tăng trưởng, chúng ta phải tử tế với mọi người.

a. Nhớ tên: Việc nhớ tên cho thấy chúng ta lưu tâm đến họ và thật ấn tượng cho người đến lần thứ hai khi được chào hỏi bằng tên của họ. Hãy cố gắng ghi nhớ tên của mọi người!

b. Đích thân chào hỏi trước và sau các giờ thờ phượng Chúa: Đừng kêu gọi một “cuộc họp thánh” của các nhân sự ngay trước giờ thờ phượng Chúa, mà hãy dành thì giờ nầy cho sự tiếp đón đám đông đến dự thờ phượng Chúa. Giờ cầu nguyện phải được thực hiện, nhưng trong lúc khác.

c. Hãy chạm đến dân sự: Nhiều người đang cô đơn và đói khát một sự rờ chạm yêu thương: Siết tay, vỗ vai. . .

d. Hãy viết thư cho những người khách, nhưng với phong cách ấm áp, thân mật (“Thật vui khi được tiếp đón bạn. Hy vọng bạn sẽ trở lại với chúng tôi”), chứ không phải như cách viết thư cho hoàng gia!


3. Chấp nhận chứ không phải chấp thuận:

Cơ-đốc nhân chúng ta được kêu gọi để chấp nhận và yêu thương tội nhân mà không chấp thuận lối sống tội lỗi của họ.

• Như người đi câu thả lỏng dây đối với con cá khỏe, chúng ta cũng cần chấp nhận tội nhân với nguyên trạng của họ và để Chúa Jê-sus giải quyết tội lỗi của họ khi họ đến với chính Ngài: Hội thánh là bệnh viện cho mọi tội nhân.

• Tuy nhiên, đối với các thành viên, chúng ta cần phải có những tiêu chuẩn rõ ràng theo Lời Chúa (ICo1Cr 5: 9-12).


II. THU HÚT BẰNG CÁCH ĐÁP ỨNG NHU CẦU ĐÁM ĐÔNG


1. Gương Chúa Jê-sus:

Chúa Jê-sus đã đáp ứng các nhu cầu về thể chất, tình cảm, thuộc linh, quan hệ và tài chánh cho người đến với Ngài.

• Chúa Jê-sus thường đáp ứng một nhu cầu cấp bách để bắt nhịp cầu truyền giáo vào đời sống con người.

• Thật ra, bất cứ ai cũng có thể có những động cơ không đúng, nhưng Chúa Jê-sus sẵn sàng tiếp nhận, sửa chữa (GiGa 6: 27) và đưa họ vào sự xác định nhu cầu thật của mình (Mac Mc 10: 51).


2. Lôi kéo sự chú ý của mọi người:

Trước khi chia sẻ Phúc-âm cho người khác, chúng ta cần phải thu hút sự chú ý của họ. Cách duy nhất một Hội thánh có thể thu hút sự chú ý của cộng đồng là đem tới cho họ một điều gì đó họ không thể tìm được ở một nơi khác.

• Hội thánh phải là nơi những người đau khổ, chán nản, và bối rối có thể tìm thấy tình yêu thương, sự chấp nhận, giúp đỡ, hy vọng, khích lệ... Hội thánh phải xác định một phương cách phục vụ cộng đồng trong mọi khía cạnh theo lời dạy của Chúa (Gia Gc 2: 15-16).


3. Tìm hiểu nhu cầu của cộng đồng:

Muốn đáp ứng nhu cầu của cộng đồng, chúng ta phải nghiên cứu chính cộng đồng của chúng ta:

a. Nhu cầu cấp bách: Mỗi cộng đồng đều có những nhu cầu cấp bách chúng ta có thể đáp ứng ngay để mở một cánh cửa truyền giáo. Saddleback có hơn 70 chức vụ hướng về cộng đồng...

b. Nhu cầu chung: Con người ở đâu cũng có cùng những nhu cầu tình cảm và quan hệ như nhau: Nhu cầu được yêu thương, tha thứ, chấp nhận...


4. Ảnh hưởng của sự đáp ứng nhu cầu:

Những đời sống, những gia đình được biến đổi là những lời chứng vĩ đại nhất. Mỗi lần Hội Thánh đáp ứng nhu cầu của một ai đó, tin đồn tốt sẽ lan ra trong cộng đồng và Hội Thánh sẽ bắt đầu thu hút nhiều người cho Chúa Jê-sus.


III. THU HÚT ĐÁM ĐÔNG BẰNG SỰ DẠY DỖ THỰC TẾ


1. Phản ứng của đám đông:

Chúa Jê-sus thường dạy dỗ các đám đông và họ vô cùng thích thú (Mac Mc 12: 37), kinh ngạc (Mat Mt 7: 28; 22: 33), và cảm động trước sự dạy dỗ của Ngài (Mac Mc 1: 22; 11: 18).


2. Chúa Jesus bắt đầu với các nhu cầu, nỗi đau và sở thích của họ:

Chúa Jê-sus thường dạy dỗ thông qua việc trả lời một câu hỏi hay nan đề đặc biệt của đám đông. Ngài giảng rất trực tiếp, nhắm tới đối tượng ngay trong thời điểm đó.

a. Thực tế: Sứ điệp Chúa Jê-sus đem lại những ích lợi thực tế cho người muốn nghe, giải phóng họ, đem họ vào đời sống phước hạnh.

b. Thích hợp: Chúng ta không cần phải làm cho Kinh Thánh thích hợp vì Kinh Thánh vốn đã thích hợp rồi. Chúng ta phải thể hiện sự thích hợp đó bằng cách áp dụng sứ điệp Thánh Kinh vào đời sống dân sự.

c. Tin tốt lành: Mối tương giao với Đấng Christ là giải pháp cho mọi nhu cầu sâu thẳm nhất của con người.

d. Tin Mừng: Đám đông không cần nghe thêm những tin xấu (Mat Mt 9: 36). Họ cần Tin Mừng của niềm hy vọng và sự khích lệ.

• Hãy bắt đầu ngay từ chỗ đứng của dân sự và đưa họ vào nơi bạn muốn.

e. Điều thu hút sự chú ý: Có ba điều luôn tác động vào hệ thống hoạt hóa mạng lưới (ở đáy não bộ) của con người. Đó là: những điều họ coi trọng - những điều độc đáo - những điều đe dọa họ.

• Chúa Jê-sus dạy dỗ dân sự hiểu được giá trị và lợi ích của điều Ngài đang nói. Ngài không đe dọa những người không tin, nhưng chỉ cảnh cáo những người có vẻ sùng kính. Ngài yên ủi những người đau đớn, nhưng chỉ làm đau đớn những kẻ tự mãn. Chủ nghĩa đạo đức tương đối là cội rễ mọi điều rắc rối của xã hội.

• Dù hầu hết người chưa tin Chúa đều không tìm kiếm lẽ thật, nhưng họ lại đang khao khát sự giải thoát. Sau khi nhu cầu cấp thiết được giải quyết, họ sẽ hăm hở tìm kiếm sự thật về Người đã giúp họ giải quyết những nan đề mà họ đã bó tay.

• Những nhu cầu cấp thời của cộng đồng chính là chiếc chìa khóa mở ra điều Đức Chúa Trời muốn chúng ta chia sẻ cho họ (Eph Ep 4: 29). Nghĩa là nhu cầu cộng đồng sẽ giúp chúng ta quyết định sẽ chia sẻ lẽ thật nào và chia sẻ như thế nào.

• Hãy lưu ý rằng có một số lẽ thật là đúng, nhưng lại không phù hợp (một bệnh nhân cần chữa trị ngay chứ không cần giải thích từ ngữ).


3. Chúa Jesus liên hệ lẽ thật vào đời sống:

a. Bài giảng trên núi: Chúa Jê-sus chia sẻ 8 bí quyết của hạnh phước thật. Sau đó Ngài nói về lối sống mẫu mực, các vấn đề thực tế của cuộc sống... và kết luận bằng một câu chuyện đơn giản nhấn mạnh đến việc áp dụng.

b. Mục đích: Mục đích của Chúa Jê-sus là biến đổi đời sống con người, chứ không chỉ thông tin cho họ. Ngài đưa ra một phương thuốc chứ không chỉ chẩn đoán bệnh tật. Sự giảng dạy sâu sắc nhất là giảng dạy tạo nên thay đổi trong đời sống hằng ngày của dân sự, vì Kinh Thánh không để gia tăng kiến thức mà để biến đổi đời sống, khiến chúng ta trở nên giống Đấng Christ.

c. Phiên dịch chứ không pha loảng: Sự dạy dỗ của Chúa rất thực tiễn, đơn giản, rõ ràng, phù hợp và dễ áp dụng. Ngài không hề pha loảng sứ điệp nhưng chỉ phiên dịch nó sang những ngôn ngữ dân sự có thể hiểu được.


4. Chúa Jesus nói bằng một phong cách thu hút: Đoàn dân rất thích thú nghe Chúa Jê-sus giảng. Ngài sử dụng các phương pháp:

a. Kể chuyện: Kể chuyện là phương pháp Chúa Jê-sus thích dùng nhất (Mat Mt 13: 34). Ngài kể những câu chuyện để nêu vấn đề. Kể chuyện để truyền đạt lẽ thật thuộc linh đem lại nhiều lợi ích:

• Câu chuyện sẽ dễ dàng thu hút sự chú ý của người nghe.

• Câu chuyện khuấy động tình cảm của người nghe, tạo ra ấn tượng.

• Câu chuyện dễ nhớ dù khi người nghe quên hẳn bài giảng thuyết.

b. Dùng ngôn ngữ đơn giản: Chúa Jê-sus dạy những lẽ thật phức tạp bằng những phương pháp đơn giản với những từ ngữ đơn giản. Vì thế, lời khuyên cho các tiến sĩ thần học là: Hãy giảng cách đơn giản. Đơn giản không có nghĩa là nông cạn, mà chỉ là rõ ràng, dễ hiểu.


IV. NHỮNG LƯU Ý CHO MỤC VỤ


1. Hãy ra đi hay hãy đến xem?

Đối với Cơ-đốc nhân, Chúa Jê-sus truyền hãy ra đi môn đồ hóa muôn dân, nhưng đối với người hư mất, Chúa Jê-sus kêu gọi “Hãy đến, hãy đến xem”. Một số người chúng ta có thể tiếp cận bằng sự thu hút, nhưng chúng ta cũng phải vâng lời Chúa ra đi.


2. Bắt chước, cách ly hay hòa nhập với văn hóa dân tộc?

Một số người đã hy sinh sứ điệp để uốn nắn Kinh Thánh theo văn hóa dân tộc! Một số khác hoàn toàn cách ly để bảo tồn sinh hoạt giáo hội, một sinh hoạt mà ông cha họ đã từng cách ly! Chiến lược Chúa Jê-sus hoàn toàn nhạy cảm đối với tội nhân, Ngài bị xem là “Bạn của người thâu thuế và kẻ có tội” dù Ngài không pha loảng sứ điệp. Hãy nhớ rằng giữ truyền thống không quan trọng bằng thực hiện mục đích của Chúa đúng theo ý muốn Ngài.



bottom of page