top of page
Hung Tran
Jun 18, 2023
Các tín hữu ít khi đưa thân hữu đến với buổi thờ phượng Chúa ngày Chúa nhật vì ba lý do...
Bài 14: CHƯƠNG TRÌNH CHO THÂN HỮU
Câu gốc: “Hãy lấy sự khôn ngoan ăn ở với những người ngoại, và lợi dụng thì giờ.” CoCl 4: 5
Các tín hữu ít khi đưa thân hữu đến với buổi thờ phượng Chúa ngày Chúa nhật vì ba lý do:
1) Họ không biết sứ điệp của mục sư là truyền giảng hay gây dựng tín hữu.
2) Chương trình không nhằm hướng vào thân hữu.
3) Họ có thể hổ thẹn về chất lượng của buổi thờ phượng! Vì thế, hãy tổ chức một chương trình thờ phượng Chúa sao cho tín hữu có thể đưa thân hữu đến cùng tham dự.
I. HÃY NHẮM VÀO ĐỐI TƯỢNG
1. Cần xác định đối tượng:
Cần tìm hiểu cộng đồng để xác định đối tượng. Điều nầy sẽ giúp chúng ta xác định các tiết mục trong chương trình, phong cách âm nhạc, các đề tài, các bài làm chứng ... Đừng bao giờ biến buổi thờ phượng Chúa cho tín hữu trở nên buổi truyền giảng trong 5 phút cuối.
2. Càng dễ tham dự càng tốt:
Cần phải gỡ bỏ những rào cản càng nhiều càng tốt: Có thể tổ chức nhiều thì giờ thờ phượng Chúa khác nhau - Cần có chỗ để xe rộng rãi - Cần có chương trình thờ phượng Chúa cho thiếu nhi cùng thời điểm với buổi thờ phượng Chúa chung...
3. Cải thiện tốc độ và diễn tiến buổi thờ phượng:
Hầu hết các Hội thánh đều cần phải tăng tốc các chương trình thờ phượng, loại trừ các giờ “chết” giữa các tiết mục. Hãy tìm đủ cách để tiết kiệm thời gian trong buổi thờ phượng và quy định thì giờ cho từng tiết mục...
4. Tiến độ:
Hội thánh Saddleback có một tiến độ rất ấn tượng: Khởi động với một bài hát sinh động - Ngợi khen Chúa với vài bài hát vui - Thờ phượng Chúa với bài hát chậm hơn, tha thiết hơn - Cam kết với Chúa bằng một bài đơn ca và - Kết thúc bằng một bài hát ngắn, sinh động.
II. HÃY KHIẾN KHÁCH CẢM THẤY THOẢI MÁI
1. Ấn tượng đầu tiên:
Mười phút đầu tiên sẽ khiến thính giả có quyết định sẽ trở lại hay không. Những ấn tượng đầu tiên rất khó thay đổi và chúng ta không có cơ hội để tạo lại ấn tượng đầu tiên.
2. Tạo sự thoải mái:
Phản ứng tình cảm đầu tiên của các vị khách là lo sợ, vì thế, cần làm sao cho họ cảm thấy thoải mái: Hãy dành chỗ đậu xe tốt nhất cho họ - Hãy sắp đặt các tiếp tân viên ngay từ bên ngoài nhà thờ vì việc chào mừng các vị khách là điều vô cùng quan trọng - Cho phát nhạc khi mọi người bước vào nhà thờ và đừng phân biệt họ với người khác...
3. Lựa chọn người tiếp cận:
Tiếp tân viên là người quan trọng nhất đối với các vị khách nên phải chọn những người phù hợp với đối tượng. Cũng cần có một bàn nước vào mỗi giờ thờ phượng: Ăn uống làm thư giản hơn...
III. HÃY LÀM CHO KHÔNG GIAN SÁNG HƠN
Đôi lúc thông điệp của ngôi nhà thờ trái ngược với thông điệp Hội thánh muốn truyền đi, nhưng chúng ta lại có khuynh hướng xem nhẹ các nhược điểm sau khoảng 4 tuần ! Vì thế, cần chú ý thật kỹ các điểm sau:
1. Ánh sáng:
Đức Chúa Trời là sự sáng, trong Ngài không có sự tối tăm đâu (IGi1Ga 1: 5) nhưng đa số nhà thờ lại hơi tối để có vẻ thuộc linh hơn ! Thiếu ánh sáng sẽ làm giảm tinh thần buổi thờ phượng lẫn tác dụng của sứ điệp.
2. Âm thanh:
Hãy đầu tư cho hệ thống âm thanh tốt nhất theo ngân sách Hội thánh. Một hệ thống âm thanh quá nhỏ hoặc những tiếng hú chói tai sẽ phá hỏng sứ điệp của diễn giả cũng như bầu không khí thờ phượng. . .
3. Chỗ ngồi:
Sự thoải mái lẫn cách sắp xếp chỗ ngồi đều ảnh hưởng rất nhiều đến tâm trạng người tham dự chương trình thờ phượng vì ma quỷ thường hay dùng chuyện đứng ngồi để khiến người ta phân tâm ! Hai nơi duy nhất người ta bị buộc phải ngồi trên băng ghế dài là nhà thờ và khán đài rẻ tiền sân vận động, trong khi ai cũng muốn có ghế cho riêng mình!
4. Không gian:
Quy luật về không gian là: Đừng để quá rộng hay quá chật. Khi nơi thờ phượng đã có hơn 80% người tham dự, hãy tổ chức thêm một lễ thờ phượng mới, và ngôi nhà thờ nhỏ có thể bóp nghẹt sự tăng trưởng.
• Tuy nhiên ngôi nhà thờ quá lớn mà ít người tham dự sẽ cho người ta có cảm giác là “chẳng có ai ở đây cả”! Không thể tạo một bầu không khí ấm cúng khi hơn một nửa là ghế trống !
5. Nhiệt độ:
Nhiệt độ có thể phá hỏng cả một chương trình được chuẩn bị chu đáo: Nóng nực quá hoặc lạnh quá sẽ khiến tâm trí không còn tập trung và người tham dự chỉ mong cho chương trình sớm kết thúc!
6. Cây cảnh:
Vẻ đẹp thiên nhiên của sự sáng tạo đem lại nguồn cảm hứng, giúp thư giản và hồi phục. Hãy cho người ta có cảm giác rằng: “Ít ra cũng có một cái gì đó đang sống trong nơi nầy” bằng cách cắm hoa và sử dụng các cây cảnh tươi đẹp... và đừng quá lạm dụng những biểu tượng tôn giáo.
7. Nhà trẻ sạch sẽ, an toàn:
Muốn chinh phục những cặp vợ chồng trẻ, chúng ta phải có một nhà trẻ hợp vệ sinh và an toàn. Đồ chơi phải rửa sạch mỗi tuần và không được để giẻ lau ở một góc phòng...
8. Nhà vệ sinh sạch sẽ:
Các vị khách có thể quên bài giảng, nhưng ký ức về một nhà vệ sinh thiếu vệ sinh sẽ cứ đeo bám họ mãi!
IV. HÃY TẠO MỘT BẦU KHÔNG KHÍ THU HÚT
1. Bầu không khí mong đợi:
Người tham dự cảm thấy phấn khích, tràn đầy năng lực và tinh thần mong đợi gặp gỡ lẫn nhau. Sự mong đợi là một từ khác của đức tin (Mat Mt 9: 29) xuất phát từ tinh thần cầu nguyện liên tục.
2. Thái độ vui mừng:
Thi Tv 100: 2 kêu gọi chúng ta thờ phượng Chúa cách vui mừng trong tiếng hát. Chương trình thờ phượng Chúa phải là một lễ hội vui vẻ chứ không phải một đám tang! Thờ phượng là một niềm vui, chứ không phải một nhiệm vụ, niềm vui vì sự hiện diện của Chúa (21: 6).
• “Lòng vui mừng vốn một phương thuốc hay” (ChCn 17: 22). Khi dạy dân sự cười vui với chính họ và những nan đề của họ, chúng ta không chỉ làm giảm nhẹ gánh nặng của họ, mà còn giúp họ thay đổi nữa.
3. Bầu không khí khích lệ:
HeDt 10: 25 kêu gọi chúng ta khuyên bảo nhau. Con người cần một nơi để nghe tin tốt lành. Chương trình phải đem lại sự khích lệ chứ không phải sự nản lòng. Chúng ta có thể thay đổi người khác bằng sự khích lệ hơn là lời chỉ trích.
4. Bầu không khí gia đình:
Phải hết lòng tạo nên bầu không khí gia đình trong các buổi thờ phượng Chúa dù có đông người như thế nào đi nữa. Cách chúng ta chào hỏi nhau, cách người hướng dẫn và các mục sư nói chuyện với đám đông phải chứng tỏ rằng: “Chúng ta là một đại gia đình hạnh phúc (I. Phi 3: 8), bạn thuộc về nơi nầy”.
5. Không khí phục hồi:
Cuộc sống thật khó khăn, căng thẳng khiến cho nguồn năng lực thuộc linh và tình cảm bị cạn khô. Chúng ta cần nối kết họ với nguồn năng lực phục hồi của Đấng Christ (Mat Mt 11: 28-29).
• Chúa Jesus dạy rằng “Vì con người mà lập ngày Sa-bát”( Mac Mc 2: 27). Hội Thánh phải là một ốc đảo thuộc linh giữa một sa mạc khô cằn, đem nguồn nước sống tươi mát cho dân sự đang chết khát chung quanh chúng ta.
6. Bầu không khí tự do:
Thánh Linh ở đâu thì sự tự do cũng ở đó (IICo 2Cr 3: 17). Cần khai thác bầu không khí thân mật, thư giãn, gần gũi và tránh các lễ nghi quá trang trọng, nặng phần hình thức khiến thân hữu cảm thấy lo lắng, thiếu tự nhiên, tạo nên một “hàng rào phòng thủ” không cần thiết.
V. GHI CHÚ
1. Hãy in tờ chương trình thờ phượng đơn giản bằng ngôn ngữ bình thường, đính kèm các ghi chú giải thích về thiệp chào mừng, sự dâng hiến ...
2. Hãy giảm thiểu những thông báo nội bộ và khích lệ các thành viên xem bảng thông báo. Chỉ thông báo điều liên quan đến mọi người.
3. Hãy liên tục đánh giá và cải thiện nhờ các phiếu góp ý...
4. Hãy luôn nhớ mình đang phục vụ Ai (CoCl 3: 23).
bottom of page