top of page

Bài 7 : TỔ CHỨC HỘI THÁNH THEO CÁC MỤC ĐÍCH

Hung Tran

Jun 18, 2023

Hai diễn giả có ảnh hưởng lớn nhất trong thế kỷ 18 là George Whitefield và John Wesley...



Bài 7: TỔ CHỨC HỘI THÁNH THEO CÁC MỤC ĐÍCH


Câu gốc: “Cũng không ai đổ rượu mới vào bầu da cũ, nếu vậy, rượu mới làm nứt bầu ra; rượu chảy mất và bầu cũng phải hư đi. Song rượu mới phải đổ vào bầu mới.” LuLc 5: 37-38


I. TẦM QUAN TRỌNG


1. Whitefield và Wesley:

Hai diễn giả có ảnh hưởng lớn nhất trong thế kỷ 18 là George Whitefield và John Wesley. Tuy nhiên ngày nay, trong khi rất ít người biết Whitefield trong khi hàng triệu người luôn nhắc đến Wesley chỉ vì Wesley là một nhà tổ chức tạo ra một cơ cấu hoàn tất mục đích.


2. Nhu cầu:

Muốn sự đổi mới tồn tại lâu dài, Hội thánh phải có một cơ cấu để duy trì và hỗ trợ nó.


3. Thực trạng:

Đa số các Hội thánh đều có thực hiện năm mục đích, nhưng thường nhấn mạnh vào một mục đích và yếu kém về mục đích khác.


4. Lý do:

Khuynh hướng của các lãnh đạo là nhấn mạnh đến mục đích nào phù hợp với ân tứ và tình cảm của họ. Kết quả là có 5 loại Hội thánh.


II. NĂM LOẠI HỘI THÁNH


1. Hội thánh chinh phục tội nhân:

Lãnh đạo xem mình là một nhà truyền giáo, nên mục tiêu chính của Hội thánh là chinh phục linh hồn tội nhân.


2. Hội thánh kinh nghiệm Đức Chúa Trời:

Lãnh đạo thiên về sự thờ phượng Chúa, nên mục tiêu của Hội thánh là kinh nghiệm sự hiện diện và quyền năng của Đức Chúa Trời trong sự thờ phượng.


3. Hội Thánh Gia đình:

Lãnh đạo xem mình như một “tuyên úy”, có một mối quan hệ thân mật yêu thương đối với dân sự, nên mục tiêu là xây dựng một gia đình thân mật. Tuy nhiên số hội viên phải dưới 200.


4. Hội Thánh Học Kinh Thánh:

Lãnh đạo xem mình là một thầy giáo, nên mục tiêu của Hội thánh là nghiên cứu Kinh Thánh theo lối giải kinh.


5. Hội thánh phục vụ xã hội:

Lãnh đạo xem mình là nhà tiên tri của xã hội, nên mục tiêu của Hội thánh là thay đổi xã hội, xem Hội thánh là lương tâm của xã hội. Quan điểm canh tân tập trung vào bất công xã hội, trong khi quan điểm thủ cựu tập trung vào sự suy đồi đạo đức.


6. Ghi chú:

Một số Hội thánh là hỗn hợp của vài loại trên. Điều cần lưu ý là các thành viên của các Hội thánh kể trên thường tự cho mình là thiêng liêng nhất, vì mục đích Hội thánh phù hợp với tình cảm và ân tứ của họ. Vì thế xung đột có thể xảy ra khi Hội thánh mời một người lãnh đạo có ân tứ và tình cảm không phù hợp với mục đích của Hội thánh.


III. NĂM PHONG TRÀO CẢI CÁCH HỘI THÁNH


1. Phong trào phục hồi tín hữu:

Phong trào nầy nhấn mạnh rằng Chúa kêu gọi và ban ân tứ cho tín hữu là để phục vụ.


2. Phong trào môn đồ hóa:

Phong trào tập trung vào việc phát triển các tín hữu đến mức trưởng thành, nhấn mạnh sự gây dựng và kỷ luật thuộc linh.


3. Phong trào thờ phượng canh tân:

Phong trào nhấn mạnh tầm quan trọng của sự thờ phượng, với những âm nhạc, cách thờ phượng mới. . .


4. Phong trào Hội thánh tăng trưởng:

Phong trào hướng Hội thánh về truyền giáo, các sứ mạng và sự tăng trưởng chung.


5. Phong trào nhóm nhỏ: Phong trào nhóm nhỏ hay chăm sóc mục vụ hướng Hội thánh đến mối thông công và các quan hệ chăm sóc lẫn nhau.

• Mỗi phong trào đều có một thông điệp giá trị cho Hội thánh.


IV. GIỮ CHO HỘI THÁNH QUÂN BÌNH


1. Sự giới hạn của các phong trào:

Tuy nhiên, không có một phong trào nào có thể đem lại mọi điều mà Hội thánh cần.


2. Tầm quan trọng của sự quân bình:

Quân bình cả năm mục đích của Hội thánh là điều vô cùng cần thiết, vì Hội thánh được kêu gọi để làm nhiều việc, giống như thân thể có nhiều hệ thống cần phải có sự quân bình.


V. NĂM VÒNG TRÒN CAM KẾT


1. Cộng đồng:

Cộng đồng là những người hư mất sống trong phạm vi ảnh hưởng của Hội thánh, chưa có một cam kết nào với Chúa cả. Cộng đồng là vòng tròn lớn nhất, là nơi mục đích truyền giáo được thực hiện.


2. Đám đông:

Đám đông là những người cam kết tham dự chương trình thờ phượng Chúa hằng tuần. Dù người chưa tin Chúa không thể thờ phượng thật, nhưng họ có thể quan sát chúng ta thờ phượng Chúa.


3. Hội chúng:

Hội chúng là nhóm thành viên chính thức trong Hội thánh, đã nhận báp-têm, đã học lớp thành viên 101 và ký giao ước thành viên.


4. Nhóm cam kết:

Nhóm cam kết là những tín hữu đang tăng trưởng nhưng chưa tích cực phục vụ trong Hội thánh. Họ đã học lớp thành viên 201 và ký giao ước trưởng thành, cam kết ba thói quen: Tĩnh nguyện - Dâng phần mười - Tích cực trong nhóm nhỏ.


5. Nhóm nòng cốt:

Nòng cốt là nhóm nhỏ nhất, có mức độ cam kết sâu nhất. Họ đã học lớp 301:Phát hiện mục vụ của tôivà được bổ làm nhân sự hay lãnh đạo để tận tâm, tận lực phục vụ người khác. Họ cần tham dự lớp huấn luyện hằng tháng.

* Mục tiêu Hội thánh là đưa người từ vòng ngoài vào vòng trong.



bottom of page