top of page

Ngày 130-137

“Hãy chuyên tâm cho được đẹp lòng Đức Chúa Trời như người làm công không chỗ trách được, lấy lòng ngay thẳng giảng dạy lời của lẽ thật.” IITi 2Tm 2:15

Ngày 130-137

Ngày 130:

Giờ tĩnh nguyện là gì? 


“Hãy chuyên tâm cho được đẹp lòng Đức Chúa Trời như người làm công không chỗ trách được, lấy lòng ngay thẳng giảng dạy lời của lẽ thật.” IITi 2Tm 2:15


Người bạn thân thiết của bạn là ai? Bạn có dành nhiều thì giờ để tiếp xúc và trò chuyện với bạn thân không? Đức Chúa Trời muốn làm người bạn giúp đỡ bạn. Ngài là người bạn tốt nhất mà bạn có thể tìm được. Cách duy nhất để làm thân với Ngài là dành thời gian trò chuyện riêng với Ngài.

Thỉnh thoảng cầu nguyện với Chúa một lần thì không đủ. Cùng với người khác học về Chúa cũng tốt, nhưng bạn cũng nên dành thì giờ học Kinh Thánh riêng với Chúa để biết Ngài rõ hơn. Ngay cả Chúa Giê-xu cũng dành thì giờ cầu nguyện riêng với Đức Chúa Trời. Thì giờ mà bạn biệt riêng ra để đọc Kinh Thánh và cầu nguyện với Đức Chúa Trời được gọi là giờ tĩnh nguyện.

Bắt đầu giờ tĩnh nguyện bạn nhớ xin Chúa phán dạy với bạn và giúp bạn vâng lời Ngài. Sau đó, bạn đọc lời của Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh, và tìm hiểu xem lời ấy có ý nghĩa gì. Cũng dành chút thời gian học thuộc lòng một câu Kinh Thánh quan trọng. Nếu không có sẵn Kinh Thánh, bạn có thể đọc các câu Kinh Thánh in trong sách này. Cuối cùng, bạn cầu nguyện với Chúa. Thưa với Chúa về những điều Ngài dạy bạn qua Kinh Thánh, và mọi vấn đề khác trong đời sống của bạn. Giữ giờ tĩnh nguyện là một cách để “chuyên tâm cho được đẹp lòng Đức Chúa Trời” như câu gốc hôm nay dạy.

Cần làm những gì trong giờ tĩnh nguyện? 


Bạn có thể cầu nguyện như sau: 

Lạy Chúa yêu dấu, con cám ơn Ngài vì con có thể thưa chuyện với Ngài. Con cũng cám ơn Ngài vì Ngài phán với con qua Kinh Thánh. Con quyết định dành thì giờ tĩnh nguyện với Ngài mỗi ngày. Nhân danh Chúa Giê-xu. A-men. 


__________________________________________



Ngày 131:

Em có cần tĩnh nguyện không? 


“Hãy chuyên tâm cho được đẹp lòng Đức Chúa Trời như người làm công không chỗ trách được, lấy lòng ngay thẳng giảng dạy lời của lẽ thật.” IITi 2Tm 2:15


Nam và Bình là bạn thân với nhau trước khi Nam dọn nhà đi nơi khác. Lúc đầu hai bạn đều đặn gởi thư cho nhau. Nhưng về sau, chỉ có Bình tiếp tục viết thư, còn Nam thì không viết nữa. Chẳng bao lâu, Nam không còn thấy tình bạn giữa hai người là quan trọng nữa. Trong quan hệ giữa bạn với Chúa cũng vậy. Nếu bạn không giữ giờ tĩnh nguyện thường xuyên, lâu ngày bạn sẽ thấy Ngài không còn quan trọng đối với bạn. Qua Đức Thánh Linh, Ngài sẽ nhắc bạn dành thời gian tĩnh nguyện, bạn sẽ đáp ứng thế nào? Bạn có dành thời gian để tĩnh nguyện không, hoặc bạn làm ngơ?

Khi bạn dành thì giờ tĩnh nguyện với Chúa, bạn sẽ biết Ngài tường tận. Kinh Thánh dạy: “Hãy đến gần Đức Chúa Trời, thì Ngài sẽ đến gần anh em” (Gia Gc 4:8). Bạn sẽ học biết Đức Chúa Trời là Đấng như thế nào. Bạn sẽ trở thành bạn thân của Ngài và muốn biết Ngài rõ hơn. Khi bạn đọc Kinh Thánh, Đức Chúa Trời sẽ dạy bạn những điều hữu ích trong đời sống của mình. Ngài sẽ ban cho bạn năng lực mà bạn cần đến mỗi ngày. Ngài sẽ ban cho bạn khả năng để vâng lời Ngài, rồi bạn sẽ không xấu hổ về những việc làm của bạn. Bạn có sẵn lòng bày tỏ lòng kính mến Chúa bằng cách giữ giờ tĩnh nguyện không?

Đối với bạn giữ giờ tĩnh nguyện ích lợi như thế nào? 


Bạn có thể cầu nguyện như sau

Lạy Chúa yêu dấu, con cám ơn Ngài vì lúc nào Ngài cũng sẵn sàng bày tỏ cho con về Ngài. Xin nhắc con dành thì giờ tĩnh nguyện mỗi ngày. Nhân danh Chúa Giê-xu. A-men. 


__________________________________________



Ngày 132:

Bạn cần những gì để thực hiện giờ tĩnh nguyện? 


“Hãy chuyên tâm cho được đẹp lòng Đức Chúa Trời như người làm công không chỗ trách được, lấy lòng ngay thẳng giảng dạy lời của lẽ thật.” IITi 2Tm 2:15


Thông thường bạn lo thực hiện những việc thuộc loại nào? Loại việc bất chợt nghĩ đến hoặc loại việc có thời gian ấn định hằng ngày? Tĩnh nguyện là một việc quan trọng! Bạn cần dành riêng một thì giờ cố định mỗi ngày. Có thể bạn phải thức dậy sớm hơn. Hoặc có thể buổi tối thuận tiện hơn đối với bạn. Điều quan trọng là bạn dành riêng một thời gian nhất định để trung tín tĩnh nguyện.

Tìm một nơi không bị người khác làm rộn để tĩnh nguyện. Tại đó bạn có thể suy ngẫm về những điều Đức Chúa Trời đang phán với bạn qua Kinh Thánh. Tại đó bạn có thể thưa chuyện với Ngài.

Khi bạn tĩnh nguyện, bạn cần quyển Kinh Thánh, một cuốn tập, và một cây bút. Nếu bạn dùng một tài liệu tĩnh nguyện như cuốn sách này cũng tốt. Khi Đức Chúa Trời dạy bạn một điều nào thì bạn ghi lại điều ấy. Sau đó, liệt kê ra những vấn đề bạn cần cầu nguyện. Cũng nhớ ghi ra những trường hợp Chúa đáp lời cầu nguyện của bạn. Được vậy, bạn sẽ thấy Đức Chúa Trời rất thành tín đối với bạn.

Bạn giữ giờ tĩnh nguyện ở đâu và vào lúc nào? 


Bạn có thể cầu nguyện như sau

Lạy Chúa yêu dấu, con cám ơn Ngài vì Ngài sẵn sàng trò chuyện với con. Con xin trung tín giữ giờ tĩnh nguyện mỗi ngày. Nhân danh Chúa Giê-xu. A-men. 


__________________________________________



Ngày 133:

Học Kinh Thánh giúp ích gì cho bạn? 


“Hãy chuyên tâm cho được đẹp lòng Đức Chúa Trời như người làm công không chỗ trách được, lấy lòng ngay thẳng giảng dạy lời của lẽ thật.” IITi 2Tm 2:15 


Chuyên tâm học tập khi đến trường là điều rất quan trọng. Bạn sẽ không xấu hổ về kết quả bài kiểm tra. Học tập trang bị cho bạn những điều cần thiết để vào đời. Nhưng học Kinh Thánh còn quan trọng hơn. Học Kinh Thánh giúp bạn sống vừa ý Đức Chúa Trời, như câu trong câu gốc của chúng ta hôm nay.

Học Kinh Thánh còn có những ích lợi khác nữa. Bạn sẽ tìm thấy có nhiều lời hứa của Đức Chúa Trời. Những lời hứa này củng cố tinh thần của bạn trong cảnh khó khăn hoặc lúc sợ hãi. Kinh Thánh sẽ cho bạn biết Đức Chúa Trời là Đấng như thế nào và bạn có thể tin cậy Ngài hoàn toàn.

Học và vâng theo lời Chúa trong Kinh Thánh thì đời sống của bạn sẽ thay đổi! Kinh Thánh chép: “… Lời Đức Chúa Trời là lời sống và linh nghiệm…” (HeDt 4:12) Kinh Thánh có thể biến đổi sự suy nghĩ, thái độ và tâm tánh của bạn. Kinh Thánh cho bạn biết phải làm sao để được vào thiên đàng, và biết phải sống như thế nào ở trần gian này. Khi thường xuyên đọc và suy ngẫm lời Đức Chúa Trời, bạn sẽ thấy cuộc đời vui vẻ hơn. Bạn sẽ biết quyết định khôn ngoan để không phạm tội. Bạn sẽ cảm thấy bình an bất kể mọi việc xảy ra. Bạn có bằng lòng để cho lời Chúa biến đổi bạn không? Người khác sẽ nhận thấy những thay đổi đó!

Những điểm nào trong con người bạn cần được Kinh Thánh thay đổi? 


Bạn có thể cầu nguyện như sau

Lạy Chúa yêu dấu, con cám ơn Ngài vì lời Kinh Thánh có thể biến đổi con. Con xin vâng theo những điều Ngài dạy bảo khi con học Kinh Thánh. Nhân danh Chúa Giê-xu. A-men. 


__________________________________________



Ngày 134:

Vì sao ví Kinh Thánh với một thanh gươm? 


“Hãy chuyên tâm cho được đẹp lòng Đức Chúa Trời như người làm công không chỗ trách được, lấy lòng ngay thẳng giảng dạy lời của lẽ thật.” IITi 2Tm 2:15


Theo bạn, vì sao Kinh Thánh thường được ví như một thanh gươm. Kinh Thánh chẳng giống thanh gươm gì cả! Gươm dài và nhọn, có hai lưỡi sắc bén. Gươm có thể thọc sâu vào các đồ vật và cắt đứt chúng. Cũng vậy, lời Chúa có thể chia cắt, hoặc phân tích sự suy nghĩ cũng như tình cảm của bạn, giúp bạn phân biệt điều tốt với điều xấu. Lời Chúa “… xem xét tư tưởng và ý định trong lòng” (HeDt 4:12). Kinh Thánh vạch rõ cho bạn thấy những điều cần xưng ra với Chúa hoặc cần được Ngài thay đổi trong đời sống của bạn.

Chúng ta biết gươm là một vũ khí. Bạn cần nhớ rằng Kinh Thánh là vũ khí mà Đức Chúa Trời ban cho bạn để chống lại Sa-tan. Sa-tan sẽ cám dỗ bạn làm những việc sai trái. Thậm chí Sa-tan dám cám dỗ cả Chúa Giê-xu! Bạn nhớ Chúa Giê-xu đã làm gì không? Ngài sử dụng lời của Đức Chúa Trời để chống lại, và Sa-tan phải bỏ đi. Nếu Sa-tan cám dỗ bạn ăn cắp vặt chẳng hạn, thì bạn cũng có thể dùng Kinh Thánh để chống lại. Bạn có thể trích đọc câu: “Ngươi chớ trộm cắp” (Xuất Ê-díp-tô ký 20:15;). Hãy tự nhủ thầm hoặc nói lớn tiếng câu Kinh Thánh trên đây rồi vâng theo câu Kinh Thánh đó. Đấy là một cách bạn chống lại Sa-tan. Sa-tan không thể cự địch lại Kinh Thánh! Bạn có bằng lòng dùng thanh gươm mà Đức Chúa Trời đã ban cho để chiến đấu chống lại Sa-tan không? 

Bạn phải dùng Kinh Thánh như là một thanh gươm vào lúc nào? 


Bạn có thể cầu nguyện như sau

Lạy Chúa yêu dấu, con cám ơn Ngài đã ban Kinh Thánh để làm một thanh gươm cho con. Xin giúp con học cách sử dụng Kinh Thánh chống lại sự cám dỗ của Sa-tan. Nhân danh Chúa Giê-xu. A-men. 


__________________________________________



Ngày 135:

Bạn đọc Kinh Thánh như thế nào? 


“Hãy chuyên tâm cho được đẹp lòng Đức Chúa Trời như người làm công không chỗ trách được, lấy lòng ngay thẳng giảng dạy lời của lẽ thật.” IITi 2Tm 2:15 


Kinh Thánh là một quyển sách dày. Có thể bạn cảm thấy chắc sẽ chẳng bao giờ đọc hết nổi một quyển sách dày như thế. Nhưng không sao. Đức Chúa Trời không đòi hỏi bạn phải đọc và tuân giữ mọi điều trong Lời của Ngài ngay một lúc. Mỗi ngày bạn chỉ cần đọc và suy ngẫm một vài câu. Bạn có thể bắt đầu đọc một trong bốn quyển sách đầu tiên trong Tân-ước - tức Ma-thi-ơ, Mác, Lu-ca, hoặc Giăng. Các sách này ghi lại đời sống và sự chết của Chúa Giê-xu. Bạn cũng sẽ biết về nhiều việc Chúa Giê-xu đã làm trong lúc Ngài còn sống trên đất. Các con số lớn in đậm là số chương. 

Các con số nhỏ chỉ câu. Bắt đầu đọc từ chương một trong mỗi sách, bắt đầu từ chương một. Mỗi ngày chỉ cần đọc một vài câu. Mỗi chương có vài phân đoạn với các tiêu đề. Nếu mỗi ngày bạn đọc một phân đoạn là tốt. Rồi ngày hôm sau, bạn lại đọc phần kế tiếp.

Khi bạn đọc Kinh Thánh thì Đức Chúa Trời sẽ dạy dỗ bạn. Bạn hãy ngẫm nghĩ về những điều Ngài phán dạy. Rồi cũng phải thực hành nữa. Khi bạn vâng lời Chúa tức là bạn đang cố gắng làm vui lòng Ngài, như câu gốc hôm nay đã dạy.

Mỗi ngày đọc một vài câu Kinh Thánh thì có ích cho bạn như thế nào? 


Bạn có thể cầu nguyện như sau

Lạy Chúa yêu dấu, con cám ơn Ngài vì Ngài phán dạy con khi con đọc Kinh Thánh. Xin giúp con hiểu những điều Ngài phán với con. Nhân danh Chúa Giê-xu. A-men. 


__________________________________________



Ngày 136:

Bạn phải tìm gì khi học Kinh Thánh? 


“Hãy chuyên tâm cho được đẹp lòng Đức Chúa Trời như người làm công không chỗ trách được, lấy lòng ngay thẳng giảng dạy lời của lẽ thật.” IITi 2Tm 2:15


Làm thế nào bạn biết Đức Chúa Trời muốn dạy bạn qua Kinh Thánh? Trước hết bạn cần cầu nguyện xin Chúa giúp đỡ bạn. Sau đó, bạn đọc các câu Kinh Thánh và tự trả lời các câu hỏi sau đây:

1. “Phân đoạn Kinh Thánh này nói gì?” Bạn có thể trả lời bằng lời lẽ riêng của bạn. Chẳng hạn như đối với phần đầu của câu gốc ngày hôm nay, bạn có thể diễn dịch lại: “Hãy làm mọi việc mình có thể làm để Chúa hài lòng...”

2. “Điều này có nghĩa gì?” Nếu có từ ngữ nào khó hiểu, bạn nên tra tự điển, hoặc nhờ người khác giải nghĩa. Các câu Kinh Thánh này cho bạn biết điều gì về Đức Chúa Trời? Có lời hứa nào dành cho bạn? Phân đoạn Kinh Thánh có dạy bạn làm hoặc không nên làm một điều gì đó chăng?

3. “Đức Chúa Trời phán gì với bạn?” Đức Chúa Trời muốn dùng các câu Kinh Thánh đó để dạy điều gì trong đời sống của bạn? Có thể bạn cần thưa với Chúa rằng Ngài thật cao cả, vĩ đại. Hãy cám ơn Chúa về các lời hứa của Ngài. Xin Chúa thường xuyên nhắc nhở bạn các câu Kinh Thánh này. Cũng có thể bạn phải xưng với Chúa một tội lỗi đã phạm. Hãy tập sử dụng câu Kinh Thánh như là một thanh gươm giúp bạn đắc thắng khi bị cám dỗ phạm tội trở lại. Hãy viết ra những điều Đức Chúa Trời dạy bạn, để bạn có thể nhớ lâu. 

Đức Chúa Trời phán dạy bạn điều gì qua câu gốc ngày hôm nay? 


Bạn có thể cầu nguyện như sau

Lạy Chúa yêu dấu, con biết Ngài muốn dạy con nhiều điều. Xin giúp con hiểu những điều Ngài muốn con học khi đọc Kinh Thánh. Nhân danh Chúa Giê-xu. A-men. 


__________________________________________



Ngày 137:

Làm thế nào bạn nhớ được Lời Chúa? 


“Hãy chuyên tâm cho được đẹp lòng Đức Chúa Trời như người làm công không chỗ trách được, lấy lòng ngay thẳng giảng dạy lời của lẽ thật.” IITi 2Tm 2:15


Vũ khí giúp bạn chống lại tội lỗi cách hiệu quả là vũ khí nào? Đó là Kinh Thánh. Bạn có thể làm gì khi không có sẵn Kinh Thánh? Nếu bạn học thuộc một số câu Kinh Thánh thì bạn sẽ luôn luôn có Lời Chúa ở trong mình. Những câu Kinh Thánh đó sẽ như thanh gươm giúp bạn chống lại sự cám dỗ. Vua Đa-vít nói: “Tôi đã giấu lời Chúa trong lòng tôi, để tôi không phạm tội cùng Chúa” (Thi Tv 119:11). Bạn có thể học các câu Kinh Thánh trong cuốn sách tĩnh nguyện này. Sau đó, bạn cũng nên học thuộc các câu có ý nghĩa khác mà Đức Chúa Trời sẽ chỉ cho bạn.

Hãy đọc lớn tiếng nhiều lần câu Kinh Thánh mà bạn muốn học thuộc. Rồi ngẫm nghĩ về nội dung của câu Kinh Thánh đó. Chép câu Kinh Thánh đó ra giấy cứng nhỏ, bỏ vào túi để có thể ôn đi ôn lại trong ngày. Có thể học thuộc phần đầu của câu Kinh Thánh trước. Sau đó, học thêm phần kế tiếp cho đến khi đọc thuộc lòng cả hai phần. Cứ thế mà tiếp tục học sang các phần khác cho đến khi có thể đọc thuộc lòng trọn câu Kinh Thánh. Đọc thuộc lòng câu Kinh Thánh đó cho một người khác nghe và giải thích cho người ấy ý nghĩa của câu Kinh Thánh. Nhớ làm theo những điều câu Kinh Thánh dạy! Khi học những câu mới khác thì nhớ ôn lại những câu đã học thuộc. Đức Thánh Linh sẽ nhắc bạn nhớ lại những câu Kinh Thánh đó khi bạn cần đến.

Học thuộc lòng một số câu Kinh Thánh có ích lợi gì? 


Bạn có thể cầu nguyện như sau

Lạy Chúa, con cám ơn Ngài vì đã ban cho con một tâm trí có khả năng học hỏi. Con xin học thuộc lòng các câu Kinh Thánh và sử dụng những câu đó để chống lại tội lỗi. Nhân danh Chúa Giê-xu. A-men. 


bottom of page