top of page

1. 3 LUẬT ĐẠO ĐỨC CÓ THẬT

Hung Tran

Apr 19, 2024

Và tôi nhận thấy rằng chính cái ý tưởng là có cái gì đó không được hoàn toàn, không đúng cho lắm mà đáng lẽ phải có đó, đưa đến một vài kết luận...



PHẦN MỘT - ĐÚNG VÀ SAI LÀ ĐẦU MỐI Ý NGHĨA VŨ TRỤ


1. 3 LUẬT ĐẠO ĐỨC CÓ THẬT.



Tôi...

...trở lại điều tôi đã nói ở cuối chương đầu, là có hai điều lạ về loài người. Thứ nhất, họ bị ám ảnh về cách họ nên cư xử, cái mà bạn có thể gọi là công bình, đúng đắn đạo đức, hay Luật Thiên Nhiên. Thứ hai, họ không làm được như vậy. Có thể một số các bạn hỏi, tại sao điều này lại lạ. Có thể đối với bạn đó là một điều thật tự nhiên. Có thể bạn cho rằng tôi khó đối với loài người.

Bạn có thể cho rằng cái mà tôi gọi là không làm theo luật Đúng và Sai. hay là Luật Thiên Nhiên, chỉ có nghĩa là con người không hoàn toàn. Nhưng tại sao tôi lại mong họ hoàn toàn? Câu trả lời trên sẽ là câu trả lời hay, nếu điều tôi cố gắng thực hiện ở đây là tìm xem phần lỗi của chúng ta trong sự mà chúng ta không cư xử được như chúng ta mong ở người khác. Nhưng đó không phải là công việc của tôi. Ở đây, tôi không nói về chuyện lỗi phải, tôi cố gắng để tìm lẽ thật. Và tôi nhận thấy rằng chính cái ý tưởng là có cái gì đó không được hoàn toàn, không đúng cho lắm mà đáng lẽ phải có đó, đưa đến một vài kết luận.


Một vật, như là cục đá hay cái cây thì cục đá và cái cây, và nếu nói những thứ này đáng lẽ phải là cái gì k hác, thì không có nghĩa là chi tiết. Dĩ nhiên, bạn có thể nói cục đá này “hình dáng kỳ quá” không xài để làm kiểng được; hoặc cây kia là cây xấu vì không cho được bóng mát. Nhưng khi nói như vậy, thì bạn chỉ có ý muốn nói là cục đá hay cái cây, không thuận tiện cho bạn mà thôi. Bạn không cằn nhằn những thứ đó, trừ khi bạn nói đùa. Bạn biết rõ, vì thời tiết đất đai như vậy cây không thể mọc khác đi được. Thế nên một cây “xấu” hay một cây “tốt” đều vẫn tuân theo luật thiên nhiên điều khiển cây cối.


Bạn thấy điều gì chưa? Chúng ta thấy rằng qua những điều vừa nói, cái mà chúng ta gọi là luật thiên nhiên - thí dụ cách mà thời tiết ảnh hưởng đến cây cối - không thực sự là luật - nhưng chỉ là một cách nói mà thôi. Khi bạn nói, các hòn đá khi rơi thì luôn luôn tuân theo luật trọng lực, thì phải chăng bạn muốn nói là “cục đá luôn luôn làm như vậy?” Bạn không thật sự nghĩ rằng, khi buông cục đá ra thì nó thình lình nhớ là nó phải theo lịnh để rơi xuống. Bạn chỉ muốn nói là cục đá rơi xuống.

Nói một cách khác, bạn không chắc là có cái gì khác hơn là việc xảy ra. Vậy nên luật thiên nhiên, khi áp dụng với những thứ như cục đá, hay cái cây, chỉ có thể có nghĩa là “cái gì đó tự nhiên xảy ra”. Nhưng nếu bạn xét Luật Thiên Nhiên của con người, luật về lối cư xử đúng đắn, thì là một chuyện khác. Luật này chắc chắn không có nghĩa là “cái gì do con người thực hành”, vì như tôi đã nói, nhiều người không tuân theo luật này, và không có ai tuân theo luật này một cách hoàn toàn. Luật này, và không có ai tuân theo luật này một cách hòan toàn. Luật về trọng lực cho bạn biết là cục đá làm gì không bạn buông nó ra; nhưng luật Thiên nhiên của con người, cho bạn biết là con người nên làm gì, mà lại không làm.

Nói một cách khác, bạn nói về con người, thì có cái gì đó ngoài những việc xảy ra. bạn có sự việc xảy ra (con người cư xử ra sao). Đối với các phần còn lại của vũ trụ, con người phải cư xử ra sao. Đối với các phần còn lại của vũ trụ, không cần phải có cái gì hơn là sự việc xảy ra. Các điện tử và phân tử đi theo một đường lối nào đó rồi đưa đến kết quả rồi thôi (Tôi không nghĩ như vậy rồi thôi, như sau này bạn sẽ thấy. Tôi muốn nói là, đối với lý luận cho đến điểm này, thì có thể như vậy rồi thôi). Nhưng, con người cư xử theo cách nào đó mà không như vậy rồi thôi (là hết chuyện), bởi vì bạn biết là họ nên cư xử một cách khác.


Điều này khá kỳ dị nên người ta muốn giải thích cho qua. Thí dụ, chúng ta có thể cố gắng để giải thích rằng, khi nói một người đàn ông không nên làm như vậy, là muốn nói, giống như cục đá có hình dạng không đúng. Điều ông ta làm không tiện cho bạn. Nhưng không phải như vậy. Một người đàn ông đến ngồi chiếc ghế ở góc một chiếc xe lửa vì ông ta đến đó truớc, và một người vô ngồi đó dời xách tay của tôi khi tôi quay lưng đi, cùng đều làm phiền tôi. Những tôi phàn nàn người thứ hai, chứ không phàn nàn người thứ nhất. Tôi không giận - có thể chỉ một chút thôi, trước khi tôi kịp suy nghĩ - người làm tôi vấp vì rủi ro, nhưng tôi giận người cố ý làm tôi vấp, dù tôi đã không bị vấp. Người thứ nhất làm tôi đau, còn người thứ hai chưa làm tôi đau. Đôi khi, cách cư xử mà tôi gọi là xấu không làm tôi bất lợi, có khi là ngược lại.

Trong thời chiến tranh, mỗi bên thấy một người phản thuộc phía bên kia rất ích lợi cho mình, nhưng mặc dù dùng anh ta và trả tiền anh ta, họ chỉ xem anh ta là nọc độc loài người. Cho nên, bạn không thể nói rằng chúng ta cho là lối cư xử của người khác đúng khi lối cư xử đó có ích cho ta. Còn khi chúng ta cư xử đúng thì không có nghĩa rằng chúng ta làm vậy vì có lợi. Chẳng hạn bằng lòng nhận 30 shillings, khi có thể nhận 3 đồng bảng Anh; làm bài trong trường một cách thành thật dù có thể ăn gian. Để một người con gái yên khi bạn muốn làm tình với cô ta; ở lại chốn nguy hiểm khi bạn có thể đến một nơi an toàn hơn; giữ lời hứa khi bạn cảm thấy không muốn giữ, và nói thật dù cho sự thật này làm cho người ta thấy bạn ngu đần.


Có người nói rằng, cư xử đúng đắn không có nghĩa làm ích cho một người nào đó một lúc nào đó, nhưng có nghĩa làm ích cho nhân loại nói chung; và vậy thì không có gì bí ẩn hết. Bởi vì thực ra, loài người biết nhận thức; họ thấy rằng không thể có sự an toàn hay hạnh phúc, trừ khi mọi người trong xã hội cư xử công bình, và vì thấy như vậy, họ cố gắng để cư xử đứng đắn. Dĩ nhiên sự an toàn và hạnh phúc chỉ có thể được nếu cá nhân, giai cấp, và quốc gia đối xử thành thật, công bình, tử tế với nhau. Đây là một trong những lẽ thật quan trọng nhất trên đời, nhưng nên dùng để giải thích cảm nghĩ của chúng ta về Đúng và Sai thì trật vấn đề. Nếu hỏi: “tại sao tôi không nên ích kỷ” và bạn trả lời vì như vậy tốt cho xã hội, thì chúng ta lại hỏi: “Tại sao tôi lại quan tâm đến lợi ích xã hội, trừ khi là tôi cũng được lợi ích cho riêng tôi?” rồi bạn lại phải nói “Vì bạn không nên ích kỷ” và rồi chúng ta lại trở về điểm bắt đầu. Những gì bạn nói thì đúng, nhưng không giúp được vấn đề ở đây. Nếu một người hỏi, chơi đá banh để làm gì, thì không ích chi để mà trả lời “để đá vô lưới” vì cố gắng để đá vô lưới là chính trò chơi banh, chứ không phải lý do là để chơi banh. và như vậy, bạn thật đã chỉ nói đá banh là đá banh - đúng, nhưng không đáng nói. Cũng một lẽ như vậy, khi một người hỏi, cư xử đúng để làm gì, không ích chi để trả lời “để ích lợi cho xã hội” vì ích lợi cho xã hội có nghĩa là không ích kỷ (xã hội, chỉ có nghĩa là người khác), và là một trong những cách cư xử đúng đắn thôi; bạn thực sự chỉ nói cư xử đúng đắn là cư xử đúng đắn mà thôi. Nếu bạn dừng lại ở câu “Con người không nên ích kỷ” thì cũng là đủ rồi.


Và tôi dừng lại ở đây. Con người nên công bình chứ không nên ích kỷ, không phải là con người không ích kỷ, hay là thích không ích kỷ, nhưng họ nên làm như vậy. Luật Đạo Đức, hay Luật Nhân Tính, không tả lối cư xử của con người như luật Trọng Lực đối với các vật nặng. Mặt khác, đó cũng không phải là sự tưởng tượng hư không, vì chúng ta không bỏ qua được ý tưởng đó và hầu hết những gì chúng ta nói về con người là vô nghĩa nếu luật này là sự tưởng tượng hư không. Cũng không phải là chúng ta muốn người khác cư xử như thế để thuận lợi cho chúng ta; vì cách cư xử mà chúng ta gọi là xấu hay bất công, không hẳn là bất lợi cho chúng ta, mà nó chỉ ngược lại. Cho nên, luật Đúng và Sai hay Luật Nhân Tính, hay tên gọi nào đi nữa, phải là cái gì đó có thật, cái gì đó hiện hữu, chứ không phải tự ta đặt ra. Và nó cũng không diễn tả cách cư xử của chúng ta như một sự việc xảy ra.

Chúng ta bắt đầu thấy chúng ta phải chấp nhận rằng có một sự thật khác ngoài những gì xảy ra bình thường mà chúng ta biết; mà trong trường hợp đặc biệt này, sự thật này ở bên trên tầm cư xử bình thường của con người, mà lại rất là thực tế - đây là một luật có thật, không ai trong chúng ta tạo ra mà lại đè nặng trên chúng ta.



bottom of page