top of page

2.2 CUỘC XÂM LĂNG

Hung Tran

Apr 19, 2024

Có một Thượng Đế tốt lành trên thiên đàng và mọi sự đều tốt dẹp - bỏ qua hết những giáo lý khó khăn và khủng khiếp về tội lỗi, về hỏa ngục và ma quỷ và sự cứu rỗi...



PHẦN HAI - NIỀM TIN CƠ-ĐỐC


2.2 CUỘC XÂM LĂNG



Thế...

...nên, quan điểm vô thần giản dị quá. Tôi cho bạn biết một quan điểm khác cũng giản dị như vậy. Quan điểm này tôi gọi là Cơ-đốc giáo - và nước, là một quan điểm cho rằng, rất giản dị rằng: Có một Thượng Đế tốt lành trên thiên đàng và mọi sự đều tốt dẹp - bỏ qua hết những giáo lý khó khăn và khủng khiếp về tội lỗi, về hỏa ngục và ma quỷ và sự cứu rỗi. Cả hai quan điểm này đều là triết lý của thiếu niên.


Một tôn giáo giản dị và tầm thường thì không đáng gì hết. Vì thật ra, những gì thực sự xảy ra lại không giản dị chút nào. Có vẻ giản dị, nhưng không đâu. Cái bàn tôi đang ngồi đây trông có vẻ giản dị: nhưng nếu hỏi một khoa học gia xem cái bàn làm bằng gì - thì là đủ mọi điều về nguyên tử, ánh sáng phản chiếu từ chiếc bàn và đập vào mắt tôi, rồi ánh sáng liên hệ với thần kinh thị giác, và óc tôi - và dĩ nhiên bạn cũng sẽ thấy rằng đề tài “thấy cái bàn” dẫn bạn đến nhiều chuyện bí ẩn rắc rối khác mà có thể không bao giờ chấm dứt được. Một đứa trẻ cầu nguyện, lời cầu nguyện trẻ con có vẻ giản dị thật. Và nếu bạn hài lòng mà dừng lại ở đó, rất tốt. Nhưng nếu không - và trong thế giới tân tiến này, thường thì không nếu bạn muốn đi tới và tìm xem những gì thực sự xảy ra, thì bạn phải chuẩn bị để đối phó với những cái khó khăn. Nếu chúng hỏi về những điều khó khăn, rồi than rằng điều đó không giản dị, thì ngớ ngẫn thật.


Nhưng thường thì người có thái độ ngớ ngẫn này lại không phải ngớ ngẫn thật đâu, mà bằng ý thức hay vô thức, họ muốn hủy diệt Cơ-đốc giáo. Họ đưa ra một Cơ-đốc giáo thích hợp cho đứa trẻ sáu tuổi, rồi lấy đó làm mục tiêu để tấn công. Khi bạn cố gắng giải thích giáo lý Cơ-đốc giáo mà một người lớn dược hướng dẫn để tin thì họ lại than phiền rằng bạn làm cho họ điên đầu, rằng đâu có gì rắc rối như vậy, và nếu có một Thượng Đế thật, họ tin chắc rằng Ngài sẽ làm tôn giáo giản dị, bởi vì giản dị thì tốt lắm...

Bạn phải cẩn thận đề phòng những người này, vì họ đổi ý từng phút, và bạn chỉ mất thì giờ vô ích mà thôi. Hãy chú ý đến điểm họ bảo là Thượng Đế làm “tôn giáo giản dị” giống như “tôn giáo” là cái gì đó Thượng Đế phát minh ra, mà không có khải thị của Ngài cho chúng ta biết về những sự thật không đổi dời về tính chất của Ngài.


Theo kinh nghiệm của tôi thì sự thật, ngoài đặc tính rắc rối ra lại còn kỳ dị nữa. Sự thật không gọn gàng, không hiển nhiên, không như bạn dự đoán. Thí dụ một khi bạn biết có trái đất và những hành tinh khác xoay quanh mặt trời, có thể bạn đoán một cách tự động rằng những hành tinh theo một định luật nào đó phù hợp nhau - Thí dụ tất cả đều cách khoảng giống nhau, hoặc đều lớn bằng nhau, hoặc lớn dần hay nhỏ dần khi càng đi xa mặt trời. Thật ra, bạn không tìm một điều hoặc lý do mà ta có thể thấy được về hình thể hay khoảng cách như vậy: Vài hành tinh có một mặt trăng một hành tinh có bốn mặt trăng, một hành tinh có hai, vài hành tinh, không có măt trăng, và một hành tinh có một vòng ngoài.


Thật ra sự thật là những gì bạn không đoán biết trước được. Đây là một trong những lý do làm tôi có niềm tin Cơ-đốc. Đó là một tôn giáo mà bạn không đoán trước được. Nếu Cơ-đốc giáo giới thiệu với chúng ta một vũ trụ mà chúng ta vẫn hay nghĩ tới thì tôi nghĩ rằng chúng ta bịa nó ra. Nhưng thật ra nó không có gì để người ta có thể nghĩ là ai đã bịa ra. Trong Cơ-đốc giáo có cái gì là lạ, mà những lẽ thật vẫn thường chứa đựng. Vậy ta nên bỏ những triết lý thiếu niên - những câu trả lời quá giản dị. Vấn đề ở đây không giản dị, và câu trả lời cũng sẽ k hông giản dị đâu.


Vấn đề là gì? Một vũ trụ chứa dựng những thứ xấu xa và không nghĩa lý, nhưng cũng có những sinh vật như chúng ta, là những người biết là nó xấu xa và không nghĩa lý gì hết. Chỉ có hai quan điểm để đối diện với tất cả các sự thật đó. Một là quan điểm Cơ-đốc giáo, cho rằng đây là một thế giới tốt lành đi sai lạc, và vẫn còn giữ những kỷ niệm về những gì nó nên có. Quan điểm kia gọi là thuyết Nhị Nguyên Luận. Thuyết này cho rằng có hai quyền năng đồng nhau và độc lập nhau, là ở đằng sau mọi thứ, một quyền năng là thiện và quyền năng là ác. Và vũ trụ này là chiến trường mà họ đấu nhau không dứt. Theo ý riêng tôi, sau Cơ-đốc giáo, thuyết Nhị Nguyên Luận là thuyết trưởng thành và có lý nhất. Nhưng thuyết này lại có một cái sai.


Theo thuyết này, hai quyền năng thiện và ác phải độc lập nhau. Cả hai đều hiện hữu từ lúc ban đầu. Đấng này không tạo ra đấng kia, và không đấng nào có quyền tự gọi mình là Thượng Đế. Có thể mỗi bên đều nghĩ mình là thiện và phía kia là ác. Một bên thích sự đáng ghét và ác độc, bên kia thích sự tốt lành và thương xót, và mỗi bên đều có lý của mình. Bây giờ khi ta gọi một bên là Thiện một bên là Ac, chúng ta có ý nói gì? Một là ta chỉ muốn nói ta thích bên này hơn bên kia- như thích rượu bia hơn nước táo - hai là ta nói rằng không cần biết hai đấng ấy nghĩ gì, và dù ta có thích đấng nào đi nữa, một trong hai đấng ấy nghĩ gì, và dù ta có thích đáng nào đi nữa, một trong hai đấng này nghĩ sai và lầm lẫn khi cho chính mình là thiện. Nếu chúng ta muốn nói rằng chúng ta thích đấng đầu tiên, thì chúng ta không cần dề cập đến thiện ác chi nữa. Vì thiện có nghĩa là cái chúng ta chọn, mà không cần biết chúng ta thích cái gì vào lúc nào. Nếu “ thiện” có nghĩa giản dị là đi theo phía chúng ta thích, mà không có lý do chi hết thì thiện không đáng gọi là thiện nữa. Vì vậy ta phải có ý cho rằng một trong hai quyền năng là sai, và quyền năng còn lại là đúng.


Nhưng ngay khi bạn nói như vậy, bạn lại đặt trong vũ trụ một đấng khác ngoài hai đấng kể trên: Một luật lệ hay tiêu chuẩn, hay điều lệvề điều thiện mà một trong hai quyền năng tuân theo và phía bên kia không tuân theo. Nhưng bởi vì hai quyền năng nầy được đoán xét bởi tiêu chuẩn nầy, cho nên tiêu chuẩn này, hay là Đấng tạo nên tiêu chuẩn này cao xa hơn cả hai đấng, và Ngài là Thượng Đế thật sự. Như vậy, thật ra khi chúng ta gọi họ là thiện và ác thì có nghĩa là một đấng có mối liên hệ đúng với Thượng Đế và đấng kia thì có mối liên lạc sai với Ngài


Điểm này có thể được giải thích một cách khác. Nếu thuyết Nhị Nguyên Luận đúng, thì ông Ac là ông thích điều ác thật. Nhưng trên thực tế chúng ta không biết có ai thích làm điều ác chỉ vì đó là điều ác. Cái gần sự ác nhất mà ta có thể có được là sự tàn nhẫn. Nhưng ở đời con người tàn nhẫn vì hai lý do: một là họ bạo dân, có nghĩa là họ có tính dục hư hỏng (sai lạc) làm cho sự tàn nhẫn đối với họ là một khóai lạc: hai là để họ được việc gì đó, như tiền bạc, quyền thế, hay sự an toàn. Nhưng thú vui, tiền bạc, quyền thế và sự an toàn nói chung đều những cái tốt.

Cái ác là đeo đuổi những điều này một cách sai lầm hay quá độ. Dĩ nhiên, tôi không muốn nói những người làm những chuyện kể trên, không phải là những người ác độc thậm tệ. Tôi chỉ muốn nói là khi bạn xem xét sự ác độc, bạn sẽ thấy nó có nghĩa là đeo đuổi cái gì tốt lành, nhưng theo đường hướng sai lầm Bạn có thể tốt cho chính sự tốt lành: Bạn không cảm thấy hiền lành là đúng, nhưng không ai làm một chuyện ác độc vì chuyện ác độc là sai, mà chỉ vì sự ác độc gây vui thú, hay lợi ích cho anh ta. Nói một cách khác, sự ác độc không thể thành công vì nó ác, hiểu theo cái nghĩa điều thiện là thiện. Như vậy điều thiện có nghĩa là chính nó: còn điều ác là điều thiện mà bị hư hỏng đi.

Nhưng trước hết phải có điều thiện rồi nó mới bị hư. Chúng ta gọi tính bạo dâm là một tính dục hư hỏng; nhưng bạn phải có ý tưởng về tính dục bình thường, trước khi bạn có thể bàn về tình dục hư hỏng, và bạn có thể biết cái nào là hư hỏng, vì bạn chỉ giải thích được cái hư hỏng từ cái bình thường, chứ không giải thích cái bình thường từ cái hư hỏng. Vậy nên cho rằng Ông Ác đồng vai vế với Ông Thiện, yêu thích sự ác giống như ông Thiện yêu thích điều thiện, thì không đúng. Để là kẻ ác, ông ta phải đã ham thích điều thiện, nhưng đeo đuổi một cách sai lầm: Ông ta cũng có những rung động tốt lành lúc đầu để rồi sau đó mới làm hư hỏng đi được. Nhưng nếu ông ta ác độc, ông ta không thể tự cung cấp cho chính mình những điều thiện, để ham muốn hay những rung dộng tốt lành để làm hư hỏng. Ông ta phải nhận lấy hai điều này từ ông Thiện. Và nếu vậy, ông ta không phải độc lập. Ông ta là một phần của thế giới ông Thiện, hoặc là ông ta được tạo dựng bởi ông Thiện hoặc bởi Đấng nào đó cao hơn cả hai.


Giải thích một cách giản dị hơn nữa. Ông ác phải hiện hữu và có sự khôn ngoan và ý chí để thực hiện sự ác độc. Nhưng sự hiện hữu, khôn ngoan và ý chí là những gì tốt lành. Vì vậy, ông ta phải nhận lấy những điều này từ ông Thiện để thực hiện sự ác độc không thôi mà ông ta phải vay mượn, hoặc ăn cắp từ đối thủ của mình. Bây giờ, bạn cố bắt đầu thấy tại sao Cơ-đốc giáo luôn luôn bảo rằng ma quỉ là thiên sứ sa ngã không? Đó là sự chấp nhận rằng thật sự ma quỷ là kẻ ăn nhờ chứ không phải có từ nguyên thủy. Quyền năng giúp cho ma quỷ tiếp tục hành động là quyền năng do sự tốt lành mà có. Những đức tính dùng để giúp một người xấu thi hành được sự xấu xa của mình một cách hiệu lực, lại là những đức tính tốt: tính quả quyết, khéo léo, hình dáng đẹp đẽ, và chính sự hiện hữu. Vì vậy, thuyết Nhị Nguyên Luận không đứng vững được.


Nhưng tôi phải nhận rằng Cơ-đốc giáo chính thức (khác với Cơ-đốc giáo - với Nước kể trên) gần với thuyết Nhị Nguyên Luận hơn nhiều người nghĩ. Một trong những điều làm tôi ngạc nhiên khi tôi bắt đầu đọc Tân Ước một cách nghiêm trọng là Tân ước đề cập đến sự hiện diện trong vũ trụ của một quyền năng đen tối, một thần linh ma qủy dữ dội, là Quyền năng đằng sau sự chết chóc, bịnh tật, và tội lỗi. Sự khác biệt với Nhị Nguyên Luận là Cơ-đốc giáo cho rằng Quyền Năng đen tối này là do Thượng Đế tạo dựng, khi được tạo ra thì tốt lành, rồi đi lầm lạc.

Cơ-đốc giáo đồng ý với thuyết Nhị Nguyên Luận là vũ trụ này đang có chiến tranh. Nhưng Cơ-đốc giáo không nghĩ đây là cuộc chiến tranh giữa những quyền năng độc lập nhau. Cơ-đốc giáo nghĩ đây là nội chiến, một cuộc bạo động, và chúng ta đang sống trong một phần đất của vũ trụ đang bị bọn phiếm loạn chiếm đóng.


Thế giới này chính là phần đất giặc đang chiếm đóng. Cơ-đốc giáo là câu chuyện về vị vua hợp pháp đã đổ bộ, bạn cũng có thể nói là đổ bộ một cách giả trang, và đang kêu gọi chúng ta góp phần trong chiến dịch phá hoại. Khi bạn đi nhà thờ là bạn bắt tin tức bị mật của phe bạn: đó là lýdo mà kẻ thù rất là lo ngại, tìm cách ngăn cản cho chúng ta đừng đi. Kẻ thù ngăn cản ta bằng cách dùng tính khoe khoang, sự lười biếng và tính quá để ý đến trí thức, địa vị của chúng ta. Tôi biết có người hỏi tôi: “Ông thực sự muốn giới thiệu ông bạn cũ của chúng ta, là ma quỷ (Sa-tan) vào thời đại này, với cả móng vuốt và sừng hay sao?” Điều này có liên can gì đến thời đại này thì tôi không được viết. Và tôi cũng không nhứt thiết về móng vuốt với sừng. Nhưng trên phương diện khác câu trả lời của tôi là: “Vâng, thực vậy” Tôi không biết gì về hình dáng của hắn ta. Nếu có ai thực tình muốn biết về hắn nhiều hơn, tôi muốn nói với người đó: “Đừng lo, nếu anh thực sự muốn biết, thì anh sẽ biết. Anh có thích thúc không khi anh biết, là một chuyện khác.”



bottom of page