top of page
Hung Tran
Apr 18, 2024
Vấn đề không phải là Thượng Đế từ chối không cho bạn vào thế giới vĩnh cửu của Ngài nếu bạn không có những phẩm cách cần thiết nào đó...
PHẦN BA - CÁCH CƯ XỬ CỦA NGƯỜI CƠ-ĐỐC
3. 2 CÁC ĐỨC TÍNH CĂN BẢN
Chương...
...vừa rồi lúc đầu đã được soạn như là một bài phát thanh ngắn. Nếu bạn chỉ được nói là mười phút, nhiều điều phải rút ngắn lại. Một trong những lý do chính mà tôi chia đạo đức ra làm ba phần (với hình ảnh của những chiếc tàu ra khơi từng đoàn) là vì đó là cách ngắn nhất để nói cho hết ý. Ở đây tôi muốn nêu lên một cách khác mà những nhà văn ngày xưa hay đề cập tới trong vấn đề này, cách này quá dài để tôi dùng trong bài phát thanh của tôi, nhưng lại rất là tốt,
Theo cách dài hơn này thì có bảy “đức tính”. Bốn đức tính được gọi là đức tính “Căn bản” và ba đức tính còn lại được gọi là đức tính “Thần học”. Các đức tính “căn bản” là những đức tính mà dân tộc văn minh nào cũng biết: các đức tính “Thần học” là những dức tính mà chỉ có người Cơ-đốc mới biết mà thôi. Tôi sẽ bàn về đức tính Thần học sau, bây giờ tôi chỉ nói về bốn đức tính căn bản. (Chữ: “căn bản” (Cardinal) không có nghĩa gì về chức Hồng Y Giáo Chủ của Hội Thánh Công Giáo La-Mã. Chữ này là tiếng La Tinh mà ra, có nghĩa là “bản lề cửa”. Những đức tính này gọi là đức tính” căn bản “ vì đó là những đức tính “quan trọng”. Những đức tính này là Thận Trọng, Điều Độ, Công Bằng và Can Đảm.
1. Thận trọng thông thường có nghĩa là có ý thức thực tế, chịu khó suy nghĩ về điều đang làm và các hậu quả. Thời nay phần đông người ta ít khi nghĩ đến Thận Trọng như là một “đức tính”. Thật ra, vì Đấng Christ nói rằng chúng ta chỉ có thể vào nước của Ngài bằng cách trở thành giống như con trẻ, nhiều người Cơ-đốc có ý tưởng là, nếu bạn “tốt lành” thì bạn có ngu xuẩn cũng không sao. Nhưng đó là một sự hiểu lầm. Trước hết, hầu hết các con trẻ bày tỏ nhiều “thận trọng” về những vấn đề chúng nó quan tâm đến, và có những suy nghĩ hợp lý về những vấn đề này. Thứ hai nữa là như Phao-lô cho thấy Đấng Christ chẳng bao giờ muốn nói là chúng ta cứ giữ trình độ thông minh của con trẻ: ngược lại, Ngài dạy chúng ta không phải “hiền như bồ câu” mà còn phải “khôn khéo như rắn” nữa. Ngài muốn chúng ta có tấm lòng của đứa trẻ nhưng đầu óc của người lớn. Ngài muốn chúng ta giản dị, ngay thẳng, dễ mến và dễ dạy như con trẻ vậy. Nhưng Ngài cũng muốn chúng ta dùng mỗi một chút thông minh mà chúng ta có, để mau mắn trong công việc và sẵn sàng chiến đấu. Bạn cho tiền một cơ quan từ thiện không có nghĩa là bạn không cần tìm biết xem cơ quan từ thiện này có gian lận hay không.
Dù bạn có đang nghĩ đến Thượng Đế (thí dụ như khi bạn cầu nguyện) không có nghĩa là bạn thỏa mãn với cùng những ý nghĩ trẻ con mà bạn đã có về Ngài lúc bạn lên năm. Dĩ nhiên không phải Thượng Đế sẽ yêu thương bạn kém đi, hay là dùng bạn ít đi, nếu bạn bẩm sinh với đầu óc tầm thường. Ngài vẫn có chổ cho những người có ít sức phán đoán, nhưng Ngài muốn mọi người tận dụng hết cả ý thức họ có. Thế nên châm ngôn dúng không phải là “Hãy ngoan, cô gái dễ thương, ai giỏi mặc ai” nhưng mà là “Hãy ngoan, cô gái dễ thương, và đừng quên là hãy càng giỏi càng tốt.” Thượng Đế cũng không thích những người làm biếng về trí óc như những người làm biếng về các phương diện khác. Nếu bạn đang suy nghĩ để trở thành một người Cơ-đốc, tôi cho bạn biết trước rằng bạn sắp dấn thân vào một công cuộc mà sẽ cần đến cả đời sống, trí óc và tất cả những gì khác bạn có. May mắn thay điều này cũng áp dụng ngược lại. Bất cứ ai đang cố gắng một cách thành thực để trở thành một người Cơ-đốc, chẳng bao lâu sẽ tìm thấy trí thông minh của mình được mài bén: đó là một trong những lý do tại sao mà trở thành người Cơ-đốc không cần một sự giáo dục nào hết, vì chính Cơ-đốc là một sự giáo dục. Đó là lý do mà một tín hữu thất học như ông Bunyan có thể một quyền sách làm cả thế giới kinh ngạc.
2. Điều độ là một trong những chữ mà tiếc thay ý nghĩa đã thay đổi. Ngày nay chữ này thường có nghĩa là cữ rươụ. Nhưng vào thời mà đức tính Căn Bản thứ hai được gọi là “Điều Độ” nó hoàn toàn không có nghĩa đó. Điều đó không đặc biệt nói về sự uống rượu, nhưng mà về tất cả mọi thú vui: và không có nghĩa là cữ, nhưng là chỉ đi đến một mực độ nào đó mà thôi, chứ không đi xa hơn nữa. Ý nghĩ rằng Cơ-đốc nhân phải là những người cữ rượu là một ý nghĩa sai: Hồi giáo, chứ không phải là Cơ-đốc giáo, mới là một tôn giáo cữ rươu. Dĩ nhiên, có thể bổn phận của một người Cơ-đốc vào một lúc nào đó là nên cữ rượu, hoặc vì anh ta thuộc loại người hễ không uống thì thôi mà uống thì lại uống thật nhiều, hoặc vì anh ta đang đi chung với những người hay say rượu và cảm thấy không nên khuyến khích họ bằng cách chính anh ta cũng uống rươụ. Thế nên vấn đề là người Cơ-đốc cữ vì có lý do chính đáng, mà anh ta cũng không lên án điều này và cũng muốn thấy người khác vui thích để làm. Một trong các dấu hiệu của người xấu là người này không bỏ tật xấu nếu không đòi hỏi được mọi người khác cũng phải bỏ như mình. Đó không phải là đường lối Cơ-đốc. Một người Cơ-đốc có thể thấy nên bỏ tất cả mọi thứ vì lý do đặc biệt, thí dụ hôn nhân, thịt, rượu bia, hoặc phim ảnh, nhưng sai khi anh ta bắt đầu nói rằng những thứ này xấu, hoặc khinh thị những người dùng những thứ này.
Ngày nay ý nghĩa của chữ điều độ chỉ giới hạn trong vấn đề uống rượu không mà thôi. và điều này gây ra một tai hại lớn. Vì như vậy có thể làm cho người ta quên rằng bạn có thể cũng không điều độ về những thứ khác nữa. Một người đàn ông đặt môn thể thao gôn hay là chiếc xe gắn máy làm trọng tâm của đời sống anh ta, hay một người đàn bà đặt hết ý nghĩ của bà vào quần áo, hay môn chơi bài tây (bridge), hay con chó của bà, thì cũng “không điều độ” giống như một người say rượu mỗi buổi chiều. Dĩ nhiên những thứ đó không bày tỏ ra cho người khác thấy một cách dễ dàng. Sự mê bài tây, môn đánh gôn không làm cho bạn té giữa đường. Nhưng Thượng Đế không bị lừa gạt bởi bề ngoài đâu.
3. Công bằng có nghĩa sâu xa hơn là những việc xảy ra ở tòa án. Đó là tên cũ để chỉ mọi điều mà ngày nay chúng ta gọi là “bình đẳng” ý nghĩa của chữ này gồm có thành thật, cho và nhận, thẳng thắn, giữ lời hứa, và mọi điều khác tương tự như vậy.
4. Can Đảm thì gồm hai loại can đảm - loại can dảm chống đối nguy hiểm, và loại can đảm - loại can đảm chống đối nguy hiểm, loại can đảm “chịu đựng” được sự đau đớn. “Có gan” (Guts) có lẽ là tiếng gần nhất trong tiếng Anh tân thời. Dĩ nhiên là bạn sẽ để ý là bạn phải thực tập đức tính này trước rồi mới tập để có các đức tính khác.
• Có một điểm nữa về các đức tính mà chúng ta cần chú ý. Có một sự khác biệt giữa một hành động công bằng, hay điều độ. Một người không đánh vợt giỏi cũng thỉnh thoảng đánh được một cú giỏi. Người đánh vợt giỏi là người mà mật, bắp thịt và thần kinh của anh ta điêu luyện bằng sự đánh được thật nhiều cú giỏi, đến độ người ta có thể tin tưởng vào khả năng của anh ta. Con người anh ta có cường lực hoặc phẩm chất nào đó mà dù anh ta không đánh quần vợt cũng vẫn thể hiện ra, giống như tâm trí của nhà toán học có một thói quên và cái vẻ bề ngoài nào đó thể hiện ra, mặc dù người này không đang làm toán học. Cũng một cách như vậy, một người bền chí để làm công việc công bằng thì sẽ đạt được một phẩm cách nào đó. Chính phẩm cách này, hơn là hành động đặc biệt, là điều chúng ta muốn nói đến, khi bàn về “đức tính”.
Sự phân biệt vừa kể quan trọng vì lý do sau đây. Nếu chúng ta chỉ nghĩ đến hành động đặc biệt, chúng ta có thể khuyến khích ba quan niệm sai lầm:
(1). Chúng ta có thể nghĩ rằng, miễn là bạn làm điều gì đó đúng, thì không cần thiết là bạn đã làm như thế nào, hay là tại sao bạn làm - bạn đã làm một cách sẵn sàng hay không sẵn sàng, làm một cách hờn dỗi hay vui vẻ, làm vì sợ dư luận hay làm vì chính công việc đó. Nhưng nếu những hành động đúng mà làm bởi đức tính, mà chính phẩm cách này mới là đáng kể, (nếu người đánh quần vợt đó đập banh một cái mạnh, không phải vì thấy cú đánh mạnh cần thiết nhưng mà vì đã nổi nóng, và cú đánh này, nếu anh ta may mắn, có thể giúp anh ta thắng bàn đó; nhưng sẽ không giúp anh ta trở thành một người đánh quần vợt đáng tin cậy)
(2). Chúng ta có thể nghĩ rằng Thượng Đế chỉ muốn chúng ta vâng theo một số các diều lệ nào đó: trong khi Ngài thực sự muốn có một loại người đặc biệt.
(3). Chúng ta có thể nghĩ rằng những “đức tính” này chỉ cần thiết cho đời sống hiện tại - và ở một thế giới khác chúng ta có thể không cần những điều đó nữa, vì sẽ không có chuyện gì để cải nhau, và không cần phải can đảm nữa vì không có sự nguy hiểm. Đúng là có lẽ sẽ không có cơ hội để có những hành động công bằng và can đảm ở thế giới này, nhưng sẽ có cơ hội dành cho loài người mà chúng ta chỉ có thể trở thành vì những việc làm ở thế gian này.
Vấn đề không phải là Thượng Đế từ chối không cho bạn vào thế giới vĩnh cửu của Ngài nếu bạn không có những phẩm cách cần thiết nào đó; mà là nếu người nào chưa bắt đầu có, ít nhất là những khởi điểm, những phẩm cách đó ở trong họ, thì không có ngoại cảnh nào có thể tạo nên “Thiên đàng” cho họ - để họ có một hạnh phúc sâu xa, bền vững và không lay chuyển mà Thượng Đế dành cho chúng ta.
bottom of page