top of page

4.4 SỰ TRUYỀN NHIỄM TỐT ĐẸP

Hung Tran

Apr 17, 2024

Ngài đã đến thế gian để trở thành một người để làm lan ra sự sống mà Ngài có - bằng cái mà tôi gọi là “truyền nhiễm tốt”...



PHẦN BỐN - VƯỢT QUÁ NHÂN CÁCH TÍNH: CÁC BƯỚC ĐẦU CỦA GIÁO LÝ BA NGÔI


4.4 SỰ TRUYỀN NHIỄM TỐT ĐẸP



Để...

...bắt đầu chương này tôi xin bạn hãy tưởng tượng điều này. Hình dung hai quyển sách chồng lên nhau trên bàn. Dĩ nhiên quyển sách ở dưới đỡ quyển trên. Vì quyển dưới và quyển trên cách mặt bàn khoảng năm phân thay vì đụng mặt bàn. Hãy gọi quyển dưới là A, quyển trên là B. Vị trí của A tạo ra vị trí của B. Đã rõ chưa? Bây giờ chúng ta hãy tưởng tượng - điều này không xảy ra đâu nhưng sẽ giúp chúng ta hiểu rõ - hai quyển sách này có vị trí như vậy mãi mãi và mãi mãi.


Trong trường hợp đó, vị trí của B vẫn do vị trí của A mà ra. Tuy nhiên vị trí của A không thể có trước vị trí của B. nói cách khác kết quả không xảy ra sau nguyên nhân. Kết quả thì dĩ nhiên theo nguyên tắc này: ăn dưa leo trước rồi mới đau bụng sau. Nhưng không phải nguyên nhân và kết quả nào cũng vậy. Bạn sẽ thấy tại sao tôi nghĩ điều này quan trọng.


Tôi đã nói Thượng Đế là một Đấng gồm ba ngôi giống như một hình khối gồm sáu mặt, mặc dù là một khối mà thôi. Nhưng khi tôi cố gắng giải thích mối liên lạc giữa ba ngôi này tôi dùng những chữ lại cho cái ý niệm là một ngôi đã hiện hữu trước hai ngôi kia.

Ngôi Thứ nhất là Đức Chúa Cha và ngôi Thứ hai là Đức Chúa Con. Chúng ta nói ngôi Thứ nhất sanh ra Ngôi Hai, chứ không phải làm ra vì cả hai cùng giống bản thể. Như vậy chữ Cha là chữ duy nhất có thể dùng được. Nhưng đáng tiếc là chữ này đưa ra ý niệm là Ngài hiện hữu trước - giống như một người cha trên đất có trước con mình. Nhưng không phải như vậy. Ở đây không có vấn đề trước hay sau. Và vì vậy tôi nghĩ chúng ta nên nói rõ là có trường hợp mà nguyên nhân không có trước kết quả. Đức Chúa Con hiện hữu vì Đức Chúa Cha hiện hữu: nhưng không có một khoảng thời gian nào ở giữa sự hiện hữu của hai Đấng.


Có thể cách tốt nhất để hiểu vấn đề là thế này. Tôi đã xin bạn tưởng tượng đến hai quyển sách và có thể bạn đã làm điều đó. Đó là bạn đã có một hình ảnh trong tâm trí. Rõ ràng là hành động tưởng tượng là nguyên nhân và hình ảnh bạn có là kết quả. Nhưng không có nghĩa bạn tưởng tượng trước rồi mới có hình ảnh đó. Ngay lúc bạn tưởng tượng là có hình ảnh rồi. Ý chí của bạn làm hình ảnh đó có trước mặt bạn luôn luôn. Ý chí đó và hình ảnh đó bắt đầu có một lượt và chấm dứt cùng một lúc. Nếu có một Đấng mà luôn luôn hiện hữu và tưởng tượng một điều gì đó, hành động của Đấng này tạo ra hình ảnh và hình ảnh này cũng vĩnh cửu giống như hành động tưởng tượng của Đấng ấy.


Như vậy chúng ta phải nghĩ đến Đức Chúa Con luôn luôn phát ra từ Đức Chúa Cha giống như ánh sáng từ ngọn đèn, sức nóng từ lửa, hay ý tưởng từ tâm trí. Ngài là sự khải thị của Đức Chúa Cha - những điều Đức Chúa Cha muốn bày tỏ - và không có lúc nào là Ngài không bày tỏ Đức Chúa Con.

Nhưng bạn có để ý điều gì không? Những hình ảnh như ánh sáng và lửa cho chúng ta có cảm tưởng như Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con là hai vật thể khác nhau thay vì là hai Đấng khác nhau? Vậy nên hình ảnh của Tân ước về Cha và Con lại chính xác hơn những gì chúng ta cố gắng dùng để giải thích. Điều này luôn luôn xảy ra khi chúng ta đi xa Kinh Thánh. Đi xa Kinh Thánh lúc nào đó thôi để làm sáng tỏ một điểm đặc biệt nào đó. Nhưng phải luôn luôn trở lại.

Dĩ nhiên Thượng Đế biết diễn tả chính Ngài rõ ràng hơn chúng ta cố gắng để giải thích Ngài. Ngài biết mối liên hệ Cha Con là thích đáng hơn hết giữa Ngôi Nhất và Ngôi Hai hơn bất cứ cái gì chúng ta có thể nghĩ ra. Điều quan trọng nhất chúng ta cần biết là đây là mối liên hệ yêu thương. Đức Chúa Cha đẹp lòng về Con, Con nhìn lên Cha.


Trước khi tiếp tục, xin hãy chú ý đến tầm quan trọng thực tế của vấn đề này. Nhiều người thích lặp đi lặp lại câu nói “Thượng Đế là Tình yêu”. Nhưng họ không chú ý là câu nói này không có nghĩa gì hết trừ khi Thượng Đế gồm ít nhất là hai Ngôi. Nếu Thượng Đế chỉ có một ngôi, thì trước khi vũ trụ được tạo dựng, Ngài không phải là tình yêu. Dĩ nhiên những người nói Thượng Đế là tình yêu muốn nói một điều khác: họ muốn nói “Tình yêu là Thượng Đế”.

Họ muốn nói rằng tình cảm yêu thương dù xảy ra vào lúc nào cũng phải được tôn trọng. Có thể đúng, nhưng đây không phải là ý nghĩa của điều mà người Cơ-đốc muốn nói qua câu: Thượng Đế là tình yêu, người Cơ-đốc muốn nói rằng hành động thương yêu vẫn hằng sống động trong Thượng Đế mãi mãi và tạo ra mọi sự khác.


Và đây là điểm khác biệt quan trọng nhất giữa Cơ-đốc giáo và bất cứ các tôn giáo khác: Trong Cơ-đốc giáo Thượng Đế không phải là một quyền lực hay là một sự sống cố định, nhưng mà là một hoạt động mãnh liệt, một sức sống, giống như là một tấn kịch vậy. Giống như là một màn khiêu vũ, nếu bạn không cho là tôi thiếu sự kính trọng khi nói như vậy.


Ngôi Ba được gọi là Đức Thánh Linh hay “thần linh” Đức Chúa Trời đừng lo hay ngạc nhiên bạn thấy Đấng này mơ hồ trong tâm trí bạn hơn hai đấng kia. Tôi nghĩ cũng có lý do. Trong đời sống Cơ-đốc bạn không thường nhìn đến Ngài, Ngài hành động qua bạn. Nếu bạn nghĩ đến Đức Chúa Cha là Đấng “ngoài kia”, trước mặt bạn và Đức Chúa Con là Đấng đứng bên cạnh, giúp bạn cầu nguyện, cố gắng làm bạn trở thành một người con của Thượng Đế, thì bạn hãy nghĩ đến Ngôi Ba là Đấng ở bên trong hay đằng sau bạn.

Có thể có người thấy dễ hơn nếu bắt đầu với Ngôi Ba rồi đi ngược lại. Thượng Đế là tình yêu và tình yêu này hoạt động qua con người - nhất là qua cộng đồng Cơ-đốc. Nhưng tinh thần yêu thương từ buổi sáng thế là tình yêu giữa Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con.


Vậy thì có gì để lấy làm quan trọng? Thật quan trọng hơn bất cứ điều gì khác trên thế gian này. Sự hoạt động trong đời sống Ba Ngôi sẽ diễn ra trong mỗi chúng ta: hay (nói một cách khác) mỗi chúng ta phải dự phần trong sự hoạt động đó. Không có cách nào khác để có được mục đích hạnh phúc mà vì đó chúng ta được tạo dựng. Điều tốt hay xấu cũng do sự truyền nhiễm mà có. Nếu muốn ấm phải đứng gần lửa: nếu muốn ướt phải xuống nước. Nếu muốn có sự vui mừng, quyền năng, sự bình an, sự sống đời đời bạn phải đến gần, hay đi vào, những cái có những điều này. Đây không phải là những phần thưởng mà Thượng Đế có thể, nếu Ngài muốn, bạn cho bất cứ người nào. Đó là phong tên vĩ đại của quyền năng và vẻ đẹp nảy ra ở trung tâm của sự sống. Nếu bạn ở gần những tia đó sẽ làm bạn ước, nếu không bạn vẫn còn khô. Một khi một người liên hiệp với Thượng Đế thì làm sao mà không sống mãi mãi cho được? Nếu một người cách xa Ngài, làm sao không héo mòn mà chết?


Nhưng làm sao để liên hiệp với Thượng Đế? Làm sao để chúng ta đi vào sự sống của Ba ngôi?


Bạn còn nhớ ở chương hai tôi nói về sanh ra (begetting) và làm ra (making). Chúng ta không do Thượng Đế mà có nhưng mà được Ngài tạo dựng: ở trong tình trạng tự nhiên chúng ta không phải là con Thượng Đế, nhưng mà chỉ là hình tượng (theo một cách nói). Chúng ta không Zoe hay sự sống thuộc linh: chỉ có Bios hay sự sống thể chất mà sẽ tàn héo rồi chết.

Cơ-đốc giáo mời gọi thế này: chúng ta có thể, nếu chúng ta để Đức Chúa Trời hành động, đến để chia xẻ đời sống của Đấng Christ. Nếu vậy, chúng ta sẽ chia xẻ một sự sống sanh ra (beget) chứ không được sáng tạo (create) mà sự sống này đã có từ cõi vĩnh cửu và sẽ còn mãi mãi. Đấng Christ là Con Thượng Đế. Nếu chúng ta chia xẻ sự sống này chúng ta sẽ là con của Thượng Đế. Chúng ta sẽ yêu mến Đức Chúa Cha như chính Ngài yêu mến Đức Chúa Cha và Đức Thánh Linh sẽ vào đời sống chúng ta. Ngài đã đến thế gian để trở thành một người để làm lan ra sự sống mà Ngài có - bằng cái mà tôi gọi là “truyền nhiễm tốt. Mỗi người Cơ-đốc trở thành một Đấng Christ nhỏ. Tất cả mục đích của sự trở thành người Cơ-đốc chỉ có vậy thôi.



bottom of page