top of page

LỜI GIỚI THIỆU - MỤC LỤC

Hung Tran

Apr 20, 2024

NIỀM TIN BIỆN GIẢI
Tác giả: C. S. Lewis



LỜI TỰA CỦA C. S. LEWIS.


Quyển...

...sách này gồm những bài lúc đầu đã được phát thanh, rồi sau đó in ra thành ba sách khác nhau: Các Mẫu Chuyện Phát Thanh (1942), Cách Cư Xử Cơ-Đốc (1943) và Vượt Quá Nhân Tính (1944).

Trong các bản tin tôi có thêm vài điều chưa được trình bày qua các bài phát thanh, nhưng nội dung không thay đổi nhiều. Tôi nghĩ các mẩu chuyện trình bày trên đài phát thanh phải càng giống cuộc nói chuyện thật càng tốt, chứ không nên giống một bài luận được đọc lớn. Trong bài phát thanh tôi dùng những tiếng rút ngắn và những tiếng thường dùng cho văn nói. Trong bản in tôi sửa lại cho thích hợp với văn viết. Ở những chổ trong bài phát thanh tôi nhấn mạnh bằng giọng nói, thì trong bài viết tôi in bằng chữ nghiêng. Bây giờ tôi thấy làm như vậy là sai, vì làm lẫn lộn giữa văn nói và văn viết. Người nói thì nên lên giọng xuống giọng để nhấn mạnh và nên dùng những cách này.

Trong bản in này, tôi khai triển những phần viết tắt, và thay những chữ nghiên bằng cách viết câu lại. Nhưng hy vọng là đã không thay đổi cách truyền đạt ý tưởng “được ưa chuộng” hay “quen thuộc” mà tôi muốn giữ lại. Tôi cũng thêm vào và bớt đi ở những phần tôi hiểu rõ hơn là mười năm trước đây, hoặc những phần mà trong bản đầu tôi biết có người hiểu lầm.

Bạn đọc nên hiểu là tôi không giúp được những ai đang do dự giữa hai “nhánh phái” Cơ-đốc. Tôi không thể khuyên bạn là bạn nên theo Anh-quốc giáo, hay nhóm Giám-lý, hay Thiên Chúa giáo, hay nhóm Trưởng Nhiệm. Tôi cố ý làm như vậy (ngay cả danh sách vừa kể cũng theo thứ tự mẫu tự). Không có gì bí ẩn về niềm tin của tôi. Tôi là một người tin Chúa bình thường theo Anh-quốc giáo, không “cao” mà cũng không “thấp”, mà cũng không có gì đặc biệt hết.

Trong sách này tôi không cố gắng để thuyết phục ai đi theo con đường này của tôi. Từ khi tin Chúa, tôi vẫn nghĩ cách tốt nhất, và có lẽ là cách duy nhất, mà tôi có thể giúp cho những người láng giềng chưa tin là giải thích và bảo vệ niềm tin chung của Cơ-đốc giáo ở mọi thời đại. Có nhiều lý do để tôi làm như vậy,

• Trước hết, những câu hỏi gây chia rẽ giữa Cơ-đốc nhân thường liên quan dến Thần học cao siêu hoặc lịch sử Hội Thánh, và chỉ nên để những nhà chuyên môn phân giải. Những điều này quá sức tôi, và có lẽ tôi cần sự giúp đỡ hơn là giúp được ai.

• Thứ hai, tôi nghĩ chúng ta phải công nhận rằng bàn luận những vấn đề tranh chấp này có thể không dược đem ai vào hàng ngũ Cơ-đốc. Nếu chúng ta còn nói và viết về điều này, chúng ta chỉ ngăn trở họ vào bất cứ giáo phái Tin lành nào, hơn là kéo được họ vào nhóm của chúng ta. Sự chia rẽ giữa chúng ta không nên được bàn luận với ai khác ngoại trừ với những người tin rằng chỉ có một Thượng Đế mà thôi và Đức Chúa Jesus Christ là Con Một của Ngài. Sau hết, tôi có cảm tưởng như là có nhiều tác giả, có tài năng hơn tôi, đã dự phần vào những cuộc tranh luận này, hơn là bảo vệ cái mà ông Baxter gọi là Cơ-đốc giáo “căn bản”. Phần mà tôi nghĩ tôi có thể đóng góp lại là phần còn thưa thớt nhất. Làm như vậy là một điều tự nhiên. Theo tôi thì đây là những động cơ thúc đẩy duy nhất, và tôi rất mong không ai đi đến những kết luận tưởng tượng về sự yên lặng của tôi đối với một vài vấn đề tranh chấp.

Thí dụ, sự yên lặng như vậy không có nghĩa là tôi không có lập trường. Thỉnh thoảng thì có như vậy thật. Có nhiều câu hỏi về các vấn đề giữa Cơ-đốc nhân mà tôi nghĩ chúng ta không có câu trả lời. Có những câu hỏi khác mà tôi không bao giờ biết câu trả lời, nếu tôi hỏi, dù ở thế giới tốt đẹp hơn, chắc tôi có thể được trả lời giống như một câu hỏi vĩ đại hơn đã được trả lời: “Can hệ gì với người? Hãy theo ta.” Còn có những câu hỏi khác nữa mà mặc dù có lập trường vững chắc, tôi vẫn không lên tiếng. Vì tôi viết đây không phải để giảng giải “tôn giáo”, nhưng để giảng giải về nền Cơ-đốc “căn bản” là lẽ thật có trước khi tôi sinh ra và vẫn vậy, dù tôi thích hay không? Có người kết luận không chánh đáng rằng tôi chỉ nói về nữ đồng trinh Ma-ri khi đề cập đến sự sinh ra của Đấng Christ bởi người nữ đồng trinh. Nhưng lý do tôi làm điều này là quá hiển nhiên phải không? Nói nhiều hơn sẽ đưa đến sự tranh luận dữ dội, không có vấn đề tranh luận nào giữa Cơ-đốc nhân lại cần sự tế nhị như vấn đề này.

Niềm tin Thiên Chúa Giáo trong vấn đề này không những có sự nhiệt tâm bình thường áp dụng cho niềm tin tôn giáo ngay thật, mà còn (rất tự nhiên) với sự nhạy cảm dị thường và nghĩa hiệp của một người đàn ông khi nhìn thấy danh dự của mẹ hay là của người yêu bị đe dọa. Rất khó để mà bất đồng ý kiến với họ mà lại không có vẻ là người đáng khinh bị và là người theo tà giáo, đối với họ. Ngược lại, niềm tin Tin lành về vấn đề này kêu gọi những cảm xúc đi tận vào gốc rễ của niềm tin vào một Thần duy nhất. Đối với người Tin lành, trong vấn đề này sự phân biệt giữa Đấng Tạo Hóa và tạo vật (dù tạo vật có thanh khiết dến đâu) đang gặp nguy hiểm. Có thể đưa đến niềm tin Đa Thần.

Vì vậy cũng khó mà bất đồng ý kiến với họ mà không có vẻ tệ hơn là người theo tà giáo, là một người ngoại đạo. Nếu có đề tài nào có thể phá hủy cuốn sách về niềm tin Cơ-đốc căn bản, nếu có đề tài nào không giúp ích được những người chưa tin rằng con của người nữ Đồng Trinh và Thượng Đế thì đó là đề tài này. Bạn cũng khó kết luận là sự yên lặng của tôi là do tôi nghĩ vấn đề nào đó quan trọng hay là không quan trọng. Chính đây cũng là một vấn đề tranh luận.

Một trong những bất đồng ý kiến của Cơ-đốc nhân là tầm quan trọng của các điều tranh luận. Khi hai Cơ-đốc nhân khác giáo phái cãi nhau, thì chẳng bao lâu một người hỏi vấn đề nào đó “có quan trọng không” và người kia trả lời “quan trọng? Sao, tuyệt đối quan trọng chứ”. Tôi nói những điều trên là chỉ để cho biêt tôi đang viết một quyển sách như thế nào, không che đậy hay trốn tránh trách nhiệm về niềm tin của riêng tôi. Không có gì bí mật hết về niềm tin này: theo lời ông Toby thì “những điều này được viết trong sách Cầu Nguyện Chung.” Điều nguy hiểm là tôi có thể viết những gì thuộc riêng Anh Quốc giáo hay (tệ hơn nữa) của tôi, rồi cho rằng đó là niềm tin chung Cơ-đốc. Tôi đã tránh điều này bằng cách gởi bản chánh của phần Hai cho bốn vị tu sĩ (Anh-Quốc giáo, Giám-lý, Trưởng Nhiệm và Thiên Chúa giáo) để họ phê bình.

Người thuộc nhóm Giám-lý nghĩ rằng tôi không trình bày đủ về Đức tin, và người Thiên Chúa Giáo nghĩ tôi bàn luận quá nhiều về các lý thuyết không quan trọng lắm để giải thích sự chuộc tội. Cả năm chúng tôi đều đồng ý về những điểm còn lại. Tôi không gởi những sách kia để duyệt lại như vậy, vì trong những sách này, nếu có các sự khác biệt giữa Cơ-đốc nhân, thì là giữa cá nhân và ý tưởng, hơn là giữa các giáo phái. Theo những lời phê bình và những lá thư tôi nhận được, thì quyển sách này, mặc dù có khuyết điểm ở những phương diện khác, được thành công trong cách trình bày cái trọng tâm hay “căn bản” của niềm tin Cơ-đốc chung. Như vậy, có thể cũng giúp được phần nào trong việc khép miệng những người có quan niệm rằng nếu bỏ qua các vấn đề tranh chấp thì không còn gì để mà thảo luận. Nhưng cái còn lại không những đáng để trình bày, mà còn cho thấy giữa Cơ-đốc giáo và các tôn giáo khác có một hố sâu lớn; so với hố sâu này, những sự chia rẽ trầm trọng nhất của các nhóm Cơ-đốc không đáng kể. Dù tôi đã không giúp cho chính nghĩa hiệp một các nhóm Cơ-đốc, tôi cũng hi vọng đã làm sáng tỏ tại sao chúng ta nên hiệp một.

Tôi không gặp nhiều khó khăn với những người tin Chúa thật sự trong các nhóm khác với nhóm của tôi. Những người phản đối thường là những người lưng chừng trong nhóm Anh-quốc giáo hay các nhóm khác: họ không theo một sự dạy dỗ nào. Điều này làm tôi được an ủi. Trọng tâm mỗi giáo phái, mà người có niềm tin thật chăm chú vào, cho thấy niềm tin của các giáo phái giống nhau, nếu không có giáo lý, thì cũng trên phương diện thuộc linh. Điều này cho thấy là ở trọng tâm đó có cái gì hay Đấng nào, nói cùng một tiếng nói, vượt quá tất cả những niềm tin khác nhau, tính khí khác nhau, hay những ký ức của sự bắt bớ nhau. Như vậy, cũng đủ cho vấn đề tôi bỏ sót trên mặt giáo lý.

Trong phần Ba về đạo đức, tôi cũng yên lặng về một số vấn đề, nhưng với một lý do khác. Từ khi tôi thuộc hàng ngũ lính bộ binh trong Thế chiến thứ nhất, tôi thật không thích những người ở chốn an toàn và dễ dàng, lại khuyên nhủ kêu gọi những người tiền chiến. Vì vậy, tôi không muốn nói nhiều về những cám dỗ mà tôi chưa trải qua. Tôi nghĩ chắc không ai bị cám dỗ để phạm tất cả mọi tội. Tôi không bị thúc đẩy để cờ bạc; và chắc vì vậy nên tôi thiếu những thúc đẩy tốt mà có khi sự quá cố hay sai lầm cũng do các sự thúc đẩy tốt này mà có. Cho nên tôi không đủ tư cách để khuyên nhủ về cờ bạc cho phép hay không cho phép; nếu có trường hợp đánh bạc cho phép, vì ngay cả điều này tôi cũng không biết.

Tôi không đề cập đến vấn đề ngừa thai, vì tôi không là một người đàn bà, chưa lập gia đình mà cũng không là một mục sư. Tôi không nghĩ là tôi có thể có lập trường về sự đau đớn, nguy hiểm, hay tốn kém mà tôi chưa bao giờ phải trải qua, vì đã không có chức vụ chăn chiên. Có người phản đối mạnh hơn về cách tôi dùng chữ Cơ-đốc nhân để chỉ một người chấp nhận giáo lý chung của Cơ-đốc giáo. Người ta hỏi: “Ông là ai mà định nghĩa người nào là Cơ-đốc, người nào không?” hoặc “phải chăng người không chấp nhận những giáo lý này có thể là một người Cơ-đốc, và gần với Đấng Christ hơn là người chấp nhận”. Điều phản đối này trong một nghĩa nào đó rất đúng. Đầy tình thương, đầy sự thông cảm và có tính cách thuộc linh lắm. Nó có đủ hết các đức tính, nhưng lại không có ích. Chúng ta không thể dùng từ ngữ như những người phản đối này muốn chúng ta dùng, mà không tránh tai hại. Tôi sẽ giải thích thêm bằng cách nói về lịch sử của một chữ khác kém quan trọng hơn nhiều.

Chữ người đàn ông (gentleman) đầu tiên có cái nghĩa dễ nhận ra; là một người quý phái. Khi gọi một người nào đó “gentleman”, bạn không ngỏ ý khen tặng ông ta mà chỉ nói lên một sự thật. Nếu một người nào đó không phải là Gentleman, bạn không chê bai anh ta, nhưng cũng chỉ nói lên sự thật. Không có mâu thuẫn khi nói rằng ông Trung là một người nói dối và là một người quý phái (gentleman); giống như nói ông Thành là người ngu xuẩn và là một người có bằng cao học. Nhưng rồi có người lại nói rằng - rất đúng, đầy tình thương, đầy sự thông cảm và có tính cách thuộc linh làm sao, nhưng lại không có ích - ”À nhưng phải chăng điều quan trọng không phải là quý phái hay thượng lưu mà là cách cư xử? Không phải người quý phái thật là người cư xử như một người quý phái ư? Chắc hẳn ông Thành là người quý hơn ông Trung?” Họ có ý tốt. Có danh dự, nhã nhặn và can đảm thì tốt hơn là chức vị. Nhưng hai chuyện khác hẳn nhau. Tệ hơn nữa là đây không phải là điều mọi người cùng đồng ý. Gọi một người nào đó, “quý phái” theo nghĩa mới này. Không còn nói lên một sự thật mà là một cách để khen tặng: nói anh ta không phải là quý phái là một cách để hạ nhục. Khi một chữ không còn dùng để tả chân mà trở thành một chữ để khen, thì nó không còn cho chúng ta biết về đối tượng nữa, mà chỉ cho biết thái độ của người phát biểu ý kiến. (Một bữa ăn ngon chỉ có nghĩa là bữa ăn người đang ưa thích).

Một người quý phái, một khi chữ này đã được thuộc linh hóa và thanh lọc, không còn ý nghĩa ban đầu, thì không khác gì một người được người đang nói thích. Vì vậy chữ này trở thành vô vụng. Chúng ta có nhiều chữ để diễn tả sự tán đồng, và không cần có thêm nữa; còn bây giờ ai muốn dùng theo nghĩa trước kia thì phải giải thích. Chữ này đã bị hư đi là như vậy.

Nếu chúng ta để cho chữ Cơ-đốc nhân cũng bị thuộc linh hóa và thanh lọc như vậy, hay làm cho có ý nghĩa sâu hơn, thì nó cũng sẽ trở thành vô vụng. Trước hết, người Cơ-đốc sẽ không bao giờ dùng danh từ này để gọi ai. Chúng ta không nhìn được tấm lòng của con người. Chúng ta không nên xét đoán và bị cấm xét đoán. Thật là tự cao tự đại nếu chúng ta cho người nào đó là, hay không là Cơ-đốc nhân theo nghĩa mới này. Chữ mà không dùng được thì trở nên vô ích thôi. Còn đối với người chưa tin, họ sẽ rất thích để dùng, chữ này theo nghĩa mới. Học dùng để ca ngợi. Khi gọi một người nào đó là người Cơ-đốc họ chỉ muốn nói người này tốt. Dùng theo cách này không ích lợi chi hết vì chúng ta đã có chữ tốt. Trong khi đó thì chữ Cơ-đốc nhân lại bị làm hư đi, và không còn ích lợi gì hết.

Vì vậy chúng ta phải dùng chữ này theo nghĩa đầu tiên và rõ ràng. Cơ-rê-tiên (Christian, hay Cơ-đốc nhân) đầu tiên được dùng ở An-ti-ốt (Công-vụ các Sứ đồ 11:26) để gọi những ngươi chấp nhận sự dạy dỗ của các sứ đồ. Không có sự giới hạn là danh hiệu này chỉ dành cho những người tìm được ích lợi trong sự dạy dỗ này càng nhiều càng tốt. Không có việc danh hiệu này dành cho những người gần gũi với Đấng Christ, theo ý nghĩa thuộc linh hay ý nghĩa nào khác, hơn những môn đồ khác. Vấn đề ở đây không thuộc thần học hay đạo đức. Chỉ là cách dùng chữ để ai nấy đều hiểu điều muốn nói. Nếu một người chấp nhận giáo lý Cơ-đốc mà sống không xứng đáng, thì nên nói rằng người này là một Cơ-đốc nhân xấu, hơn là cho anh ta không phải là người Cơ-đốc.

Tôi hy vọng rằng không độc giả nào cho rằng niềm tin Cơ-đốc căn bản trình bày ở đây thay cho các tín điều - để người ta dùng thay vì dùng các giáo lý của Tự trị giáo hay nhóm Hy-lạp chánh thống, hay bất cứ nhóm nào khác. Nó giống như một cái chổ chờ đợi mà có nhiều cửa mở vào nhiều phòng khác. Nếu tôi đem ra vào được chổ này là tôi đã đạt được điều tôi muốn làm. Nhưng ở trong các phòng, chứ không phải nơi chờ đời một thời gian khá lâu, còn người khác thì biết ngay phải mở cửa phòng nào Tôi không biết tại sao lại có sự khác biệt như vậy, nhưng tôi chắc Thượng Đế không muốn để ai chờ, trừ khi Ngài nghĩ rằng tốt để người này chờ. Khi bạn vào được phòng rồi, bạn sẽ thấy sự chờ đợi có ích cho bạn. Nhưng bạn chỉ nên xem đó là chờ đợi thôi chứ không phải cắm trại. Bạn phải tiếp tục cầu nguyện để có sự soi sáng và dĩ nhiên ngay khi còn ở phòng đợi bạn cũng nên tuân theo luật lệ áp dụng cho cả nhà. Trên hết, bạn nên hỏi cửa nào là cửa đúng; chứ không phải cái nào bạn vừa ý vì nước sơn hay ván cửa. Nói một cách rõ ràng thì câu hỏi không bao giờ nên là: Tôi có thích buổi nhóm như vậy hay không? Nhưng mà là “Các giáo lý này có đúng không? Có sự nên thánh không? Có phải chăng tôi do dự không gõ cửa vì tôi kiêu ngạo, hay ý thích tôi khác, hay vì tôi không thích người gác cửa này.”

Khi bạn vào phòng rồi, hãy có lòng nhân từ với những người đã chọn các cửa khác và những người còn ở chổ chờ đợi. Nếu họ sai họ cần lời cầu nguyện của bạn nhiều hơn; nếu họ là kẻ thù của bạn, bạn được khuyên là hãy cầu nguyện cho họ. Đây là một trong những luật chung áp dụng cho cả nhà.




MỤC LỤC


LỜI TỰA CỦA C. S. LEWIS. (P.1)

PHẦN MỘT - ĐÚNG VÀ SAI LÀ ĐẦU MỐI Ý NGHĨA VŨ TRỤ.

1. 1 Luật Nhân Tính. (P.1)

1. 2 Một Vài Điều Phản Đối. (P.1)

1. 3 Luật Đạo Đức Có Thật. (P.1)

1. 4 Điều Gì Ở Sau Luật Lệ. (P.2)

1. 5 Chúng Ta Có Lý Do Để Thấy Bứt Rứt. (P.2)


PHẦN HAI - NIỀM TIN CƠ-ĐỐC.

2. 1 Những Y Niệm Khác Nhau Về Thượng Đế. (P.2)

2. 2 Cuộc Xâm Lăng. (P.2)

2. 3 Một Cách Giải Thích Khác Đáng Sợ. (P.3)

2. 4 Sự Ăn Năn Hoàn Toàn. (P.3)

2. 5 Kết Luận Thực Dụng. (P.3)


PHẦN BA - CÁCH CƯ XỬ CỦA NGƯỜI CƠ-ĐỐC.

3. 1 Ba Phần Của Đạo Đức. (P.3)

3. 2 Các Đức Tính Căn Bản. (P.4)

3. 3 Đạo Đức Xã Hội. (P.4)

3. 4 Đạo Đức Và Tâm Lý Học. (P.4)

3. 5 Đạo Đức Về Tính Dục. (P.4)

3. 6 Hôn Nhân Cơ-Đốc. (P.5)

3. 7 Sự Tha Thứ. (P.5)

3. 8 Một Tội Lỗi Lớn. (P.5)

3. 9 Lòng Từ Thiện. (P.5)

3. 10 Hy Vọng. (P.6)

3. 11 Đức Tin (1). (P.6)

3. 12 Đức Tin (2). (P.6)


PHẦN BỐN - VƯỢT QUÁ NHÂN CÁCH TÍNH: CÁC BƯỚC ĐẦU CỦA GIÁO LÝ BA NGÔI.

4. 1 Làm Ra Và Sanh Ra. (P.6)

4. 2 Ba Ngôi Thượng Đế. (P.7)

4. 3 Thời Gian Và Vượt Quá Thời Gian. (P.7)

4. 4 Sự Truyền Nhiễm Tốt Đẹp. (P.7)

4. 5 Những Người Lính Thiếc Cứng Đầu. (P.7)

4. 6 Hai Điều Chủ Thích. (P.8)

4. 7 Chúng Ta Hãy Bắt Chước. (P.8)

4. 8 Cơ-Đốc Giáo Khó Hay Dễ. (P.8)

4. 9 Đếm Giá Phải Trả. (P.8)

4. 10 Người Tốt Hay Người Mới. (P.9)

4. 11 Những Người Mới. (P.9)



bottom of page