top of page

VƯƠNG QUỐC GIU-ĐA (1)

Hung Tran

Jul 17, 2023

Chỉ có 2 chi phái còn giữ lòng trung thành với dòng vua Đa-vít cai trị tại Giê-ru-sa-lem sau thời vua Sa-lô-môn...



VƯƠNG QUỐC GIU-ĐA (1)


Rô-bô-am _ Giô-tham (Rehoboam - Jotham)


*Xem Kinh thánh: IVua 1V 12:1-22:54; IIVua 2V 1:1-15:38; IISu 2Sb 10:1-27:9

*Thời gian: từ 931 - 735 TC.


Chỉ có 2 chi phái còn giữ lòng trung thành với dòng vua Đa-vít cai trị tại Giê-ru-sa-lem sau thời vua Sa-lô-môn. Trong khi ngai vua ở Vương quốc miền Bắc thay đổi từ dòng họ vua Đa-vít kế tục nhau. (Trừ một trường hợp ngoại lệ) lãnh đạo tại thủ đô do Đa-vít thành lập).


Nước Giu-đa, cũng còn gọi là Vương quốc Miền Nam, tiếp tục truyền thống cai trị trong ba thế ký rưỡi bắt đầu từ Rô bô am, con trai của Sa-lô-môn (931-586 TC). Tất cả là 20 vị vua cai trị Giu-đa trong thời gian này. Mười hai ngưòi thì đồng thời với các vua của vương quốc miền Bắc.


Thời gian dài của lịch sử này có thể nắm được bằng cách chú tâm đến bốn vị vua lãnh đạo tài ba của xứ. Sau đây là khoảng thời điểm của mỗi vị vua theo thứ tự lịch sử .

- Giô-sa-phát (Zehosaphat) 850 TC.

- U-xia (Uzziah)750 TC

- Ê-xê-chia (Hezekiah) 700 TC

- Giô-sia (Josiah) 630 TC


Kinh Thánh ký thuật về vương quốc miền Nam trong các sách I & II Vua thì liên hệ với sự phát triển của vương quốc miền Bắc. Tài liệu bổ sung thì nằm trong II Sử-ký , và chú tâm vào lịch sử của dòng vua Đa-vít.


TRIỀU ĐẠI GIÔ-SA-PHÁT


Sự thay đổi đột ngột xảy ra tại Giê-ru-sa-lem sau cái chết của Sa-lô-môn năm 931 TC. Rô-bô-am (Rehoboam) phải đương đầu với sự phản loạn và phân chia đại cường quốc mà ông thừa hưởng. Giê-rô-bô-am (Jeroboam) với các chi phái phía miền Bắc, Rê-xôn ở Đa-mách và Ha-đát ở Ê-đôm tranh đấu cho dân xứ họ và thách thức sự cai trị của người kế nghiệp Sa-lô-môn.


NGUYÊN NHÂN SỰ CHIA RẼ


Kinh Thánh đưa ra 2 nguyên nhân đưa đến tan rã sự hiệp nhất của Y-sơ-ra-ên do Đa-vít gây dựng. Các chi phái miền Bắc chống đối việc đánh thuế quá cao và sự đe dọa tăng thêm thuế nữa của Rô-bô-am. Kinh Thánh cũng nêu rõ là sự bội đạo đi thờ thần tượng của Sa lô môn đã khiến cho Chúa đoán phạt họ (IVua 1V 11:9-13). Vì cớ Đa-vít mà sự chia rẽ này không xảy ra cho đến sau khi Sa-lô-môn chết (IISa 2Sm 7:12-16).


Rô-bô-am vạch chương trình đàn áp sự nổi loạn của Y-sơ-ra-ên. Khi ông triệu tập quân đội thì chỉ có chi phái Giu-đa và Bên-gia-min hưởng ứng ủng hộ ông thôi. Tiên tri Sê-ma-gia (Shemaiah) khuyên Rô-bô-am đừng đánh với các chi phái ly khai (IVua 1V 12:22-24). Trong những năm đầu Rô-bô-am còn bị hạ nhục bởi sự xâm lấn của Si-sắc, vua Ai-cập (14:25) Sê-ma-gia bảo đảm với các người lãnh đạo Giu-đa rằng họ sẽ không bị tiêu diệt, dù quân Ai-cập có lùng xét Giê-ru-sa-lem và lấy một số tài sản trong kho đền thờ.


Dù Rô-bô-am bắt đầu triều đại mình với lòng tin kính Chúa chân thành, nhưng chẳng bao lâu sau thì ông buông theo ảnh hưởng mạnh mẽ của sự thờ thần tượng. Mười bảy năm cai trị của ông với ba năm cai trị của A-bi-giam, con ông, đều bội đạo với thờ hình tượng, dù việc thờ phượng , Chúa trong đền thờ vẫn được duy trì. Tiên tri Y-đô (Iddo)(IISu 2Sb 12:15) có thể đã cảnh cáo các vua này về đường lối tội ác của họ.


SỰ CẢI CÁCH CỦA A-SA (Asa)


Bốn mươi năm cai trị của A-sa (910-869 TC) dọn đường cho sự phục hưng tôn giáo dưới thời Giô-sa-phát (Jehoshaphat). A-sa khởi xướng chương trình cải cách, kêu gọi dân chúng giữ luật pháp Môi-se. Khi bị quân Ê-thi-ô-bi (Etheopian) từ phía Nam tấn công thì ông đã đẩy lùi được nhờ sự trợ giúp của Chúa. Theo sự kêu gọi của tiên tri A-ra-xia (Arariah) vua A-sa dẹp bỏ tượng thờ trong khắp cả xứ, đập nát và thiêu hủy tượng A-sê-ra (Asherah), nữ thần phì nhiêu, trong trũng Kít-rôn (Kidron) và lột bỏ chức thái hậu của Ma-a-ca, mẹ ông.


Khi hội mừng tôn giáo tại Giê-ru-sa-lem lôi cuốn nhiều người ở Vương quốc miền Bắc, thì Ba-a-sa (Baasha) bắt đầu củng cố thành Ra-ma, cách Giê-ru-sa-lem độ 8 cây số (5 miles) về phía Bắc. Lo ngại sự xây thành Ra-ma trở thành mối đe dọa quân sự cho mình nên A-sa gởi hối lộ đến Bên-ha-đát (Benhadad) vùa Si-ri, để Si-ri tấn công Y-sơ-ra-ên, khi Si-ri chiếm đất Y-sơ-ra-ên ở phía Bắc thì Ba-ê-sa rút quân ra khỏi Ra-ma.

Vì sự liên kết với vua Si-ri này mà vua Giu-đa bị tiên tri Ha-ma-ni quở trách nặng nề (16:7-10). Đáng lẽ phải tin cậy Đức Chúa trời thì A-sa lại đi nhờ vả một vua ngoại bang. Buồn là A-sa không tiếp thu lời cảnh cáo của Đức Chúa Trời mà lại còn bắt nhốt vị tiên tri nữa. A-sa bị bệnh và hai năm sau thì chết.


TRIỀU VUA GIÔ-SA-PHÁT (Jehosaphat)


Hai mươi lăm năm cai trị của Giô-sa-phát là một trong những thời kỳ đầy lợi ích và phấn khởi trong lịch sử tôn giáo của vương quốc Giu-đa. Vì lên ngai lúc 35 tuổi nên chắc trong những năm trước khi lên ngai Giô-sa-phát đã chịu ảnh hưởng của những nhà lãnh đạo tôn giáo lớn của Giu-đa. Theo một chương trình tổ chức chặt chẽ, Giô-sa-phát gởi các quan, các thầy tế lễ và người phái Lê-vi đi khắp xứ dạy cho dân biết luật pháp của Chúa.

Về mặt quốc tế thì đây là thời kỳ thái bình. Dân Phi-li-tin (Philistines) và dân A-rập nhìn nhận ưu thế của Giu-đa và đem quà cáp triều cống cho Giô-sa-phát. Nhờ đó vua Giu-đa xây đồn lũy và vựa lẫm ở những nơi đớng quân khắp xứ. Hơn nữa ông có năm vị tướng chỉ huy tại Giê-ru-sa-lem chịu trách nhiệm trực tiếp với vua.

Khi Giô-sa-phát bị đe dọa bởi cuộc tấn công khủng khiếp của dân Mô-áp (Moabite) và dân Ê-đôm từ phía Đông Nam, thì ông công bố một ngày kiêng ăn (cầu nguyện) trong khắp mọi thành phố của xứ Giu-đa. Tại sân đền thờ thì vua hướng dẫn cầu nguyện bày tỏ đức tin nơi Chúa cách đơn sơ: “Chúng con không biết làm gì , những mắt chúng con ngưỡng trông Chúa“ Qua Gia-ha-xi-ên (Jahaziel), người Lê-vi em của A-sáp (Asaph), hội chứng được lời bảo đảm của Chúa là họ sẽ thắng trận vẻ vang dù không cần phải đánh, khi quân Giu-đa ra trận thì quân thù bị hỗn loạn giết lẫn nhau. Sau khi thu góp chiến lợi phẩm trong ba ngày Giô-sa-phát dẫn đoàn quân chiến thắng trở về Giê-ru-sa-lem, và các dân tộc chung quanh đều sợ hãi Đức Chúa Trời.


LIÊN HIỆP VỚI TRIỀU ĐẠI OM-RI


Trong đời Giô-sa-phát thì sự liên hệ giữa Giu-đa và Y-sơ-ra-ên rất thân thiện. Vì sự liên kết với gia tộc vô đạo của vương quốc miền Bắc mà Giô-sa-phát bị quở trách nhiều lần. Hầu như sự gần gũi thân cận của hai hoàng tộc này bắt đầu từ những năm Giô-sa-phát mới lên ngôi, và ràng buộc bởi hôn nhân giữa Giô-ram (Jehoram) con trai Giô-sa-phát với A-tha-li (Athaliah) con gái A-háp với Giê-sa-bên. Dù sự liên kết với triều đại Om-ri giúp cho Giu-đa có một nước thân thiện ở miền Bắc để bảo vệ biên giới chống lại sự xâm lăng của các nước khac thi Giu-đa cũng bị ít ra là bốn vị tiên tri quở trách.


TIÊN TRI MI-CHÊ (Micaiah)


Trước khi Y-sơ-ra-ên và Giu-đa liên kết nhau trong trận đánh chống Si-ri , mà A-háp bị giết thì Giô-sa-phát thấy lương tâm ông không được yên khi nghe 400 tiên tri Y-sơ-ra-ên tiên đoán là sẽ chiến thắng. Để trấn an Giô-sa-phát thì tiên tri Mi-chê được triệu đến. và ông nghiêm nghị cảnh cáo rằng vua Y-sơ-ra-ên sẽ bị giết (I Vua 22). Giô-sa-phát thì thóat chết trong đường tơ kẻ tóc.


TIÊN TRI GIÊ-HU


Khi vua Giô-sa-phát thua trận trở về Giê-ru-sa-lem thì gặp phải những lời của tiên tri Giê-hu: “Vua nên giúp đỡ kẻ hung ác và thương mến kẻ ghét Đức Giê-hô-va sao?" (19:2)


TIÊN TRI Ê-LI-Ê-XE


Sau khi A háp chết, Giô-sa-phát tiếp tục thân thiện với Y-sơ-ra-ên. Liên kết với A-cha-xia (Ahaziah), con trai A-háp. Hai vua cùng nhau đóng tàu tại Ê-xi-ôn-ghê-be (Eziongeber) để buôn bán. Theo lời tiên tri của Ê-li-ê-xe những tàu buôn này đều bị đắm (20:35-37).


TIÊN TRI Ê-LI-SÊ (Elisha)


Khi Giô ram, con A-háp, nối ngôi A-cha-xia để cai trị Y-sơ-ra-ên, thì ông tìm cách đàn áp dân Mô-áp. Khi đạo quân của Giu-đa, Y-sơ-ra-ên và Ê-đôm lâm vào cảnh khốn đốn vì thiếu nước, thì họ tìm đến cầu vấn tiên tri Ê-li-sê. Trước mặt tiên tri, một lần nữa vua Giô-sa-phát được cho biết là đã liên kết những vua vô đạo, không kính sợ Chúa (IIVua 2V 3:1-27).

Trong vòng một thập niên, dân Giu-đa được cho thấy hậu quả của chính sách Giô-sa-phát liên kết với các vua vô đạo. Khi Giô-sa-phát chết năm 848 TC. Thì vua Giô-ram (Jehoram) giết 6 em ruột mình và đi theo con đường tội ác của A-háp và Giê-sa-bên. Sự thay đổi của Giô-ram, bỏ thờ Đức Chúa trời mà đi thờ hình tượng chắc là do ảnh hưởng của A-tha-li con gái Giê-sa-bên. Theo IISu 2Sb 21:11-15 thì tiên tri Ê-li quở trach Giô-ram một cách nghiêm khắc, Giô-ram chết năm 841 TC vì một bệnh nan y.


A-cha-xia (Ahaziah) con trai Giô-ram lên cai trị không đầy một năm. A-cha-xia đi thăm người cậu là vua Giô-ram (Joram) con trai A-háp (bản tiếng Việt dịch Jehoram, cha của A-cha-xia, là Giô-ra; và cũng dịch Joram, con vua A háp là Giô-ram), thì bị Giê-hu giết khi Giê-hu tuyệt diệt nhà Om-ri và lên cai trị ở Sa-ma-ri. Tại Giê-ru-sa-lem , A-tha-li, mẹ vua A-cha-xia, tiếm ngôi vua của dòng Đa-vít và cai trị trong 6 năm đầy kinh hoàng. Để củng cố địa vị, bà tiêu diệt cả hoàng tộc. Giê-sa-bên làm thế nào cho các tiên tri Y-sơ-ra-ên, thì A-tha-li cũng làm như vậy cho dòng vua Đa-vít là dòng vua mà Chúa đã hứa là sẽ ngồi trên ngai vua vĩnh viễn (IISa 2Sm 7:12-16).

Trong quyền thiên hựu, một đứa con trai tên là Giô-ách được cứu thóat, và dòng vua Đa-vít được khôi phục sau khi hành xử A-tha-li .


THỜI ĐẠI Ô-XIA (uzziah hay Azariah)


Giô-ách được đưa lên ngai năm 835 TC lúc ông 7 tuổi và cai trị đến năm 796 TC. Trong những thập niên đầu, Giô-ách chịu ảnh hưởng và sự hướng dẫn của Giê-hô-gia-đa (Jehoiada), vị thầy tế lễ đảm trách việc đưa ông lên ngai vua. Sự phụng vụ trong đền thờ bị thiệt thòi trong thời ba vị vua trước bây giờ được khôi phục. Tuy nhiên, khi Giê-hô-gia-đa chết, thì sự bội đạo lan tràn khắp vương quốc Giu-đa đến nổi khi Xa-cha-ri (Zechariah) con của Giê-hô-gia-đa, cảnh cáo dân chúng rằng họ sẽ không được hưng thịnh nếu họ tiếp tục bất tuân điều răn của Thiên Chúa, thì họ ném đá ông trong hành lang đền thờ.


GIÔ ÁCH BỊ QUÂN SY-RI ĐE DỌA


Khi quân Sy-ri chiếm Gát, Giô-ách lấy hết những bảo vật trong đền thờ đem dâng cho Ha-xa-ên để khỏi bị tấn công. Có lẽ do không triều cống nữa mà quân Sy-ri tấn công Giê-ru-sa-lem vào năm sau đó. Thủ đô Giu-đa bi xâm chiếm, và trước khi mang chiến lợi phẩm đi quân Si-ri đã giết một số quan trương và làm Giô-ách bị thương, rồi sau đó vua bị bày tôi mình giết trong cung điện. Sự phán xét này giáng xuống trên vị vua đã cho phép sự bội đạo lan truyền trong Giu-đa và đã dung túng việc làm đổ máu vô tội.


A-MA-XIA (Amaziah)


A-ma-xia được kể là làm vua tất cả là 29 năm (796-767.TC) nhưng thực ra ông chỉ làm vua một thời gian ngắn thôi. Vì Ô-xia được lên cai trị chung với cha mình năm 791 TC.


Vào cuối thế kỷ, khi Ha-xa-ên, vua Sy-ri, chết thì dân Y-sơ-ra-ên lẫn dân Giu-đa được thóat khỏi áp lực của dân Sy-ri. A-ma-xia phát triển lực lượng quân sự mạnh đủ để khỏi phục quyền trên Ê-đôm. Hậu quả là dân Giu đa bị dân Y-sơ-ra-ên tấn công, không chỉ tàn phá Giê-ru-sa-lem mà còn làm sụp đổ một phần tường thành Giê-ru-sa-lem và bắt tù binh. Vua A-ma-xia cũng bị bắt và có lẽ bị giam ở Y-sơ-ra-ên cho đến năm 782 lúc Giô-ách chết.


SỰ CAI TRỊ CỦA Ô-XIA VÀ A-XA-RIA (Azariah)


Khi A-ma-xia phá bỏ sự hòa bình gần cả trăm năm giữa Giu đa và Y-sơ-ra-ên, thì hy vọng của vương quốc miền Nam xuống thấp nhát kể từ khi phân chia đất nước của Sa-lô-môn. Rõ ràng là Ô-xia cai trị chung với cha ông từ năm 791 và lãnh đạo quốc sự vào cuối đời vua A-ma-xia; ông đã nắm toàn quyền cai trị vào năm 767 khi cha ông bị sát hại.

Từ từ Ô-xia đưa ra những chính sách xây dựng phục hồi lại vương quốc Giu-đa. Có lẽ ông đã xây dựng lại tường thành Giê-ru-sa-lem. Sự lệ thuộc vào Y-sơ-ra-ên hẳn đã chấm dứt trễ nhất là vào lúc A-ma-xia chết hay vào lúc ông được thả ra 15 năm trước đó. Rõ ràng là chính sách hợp tác thân thiện được phát triển giữa Giê-rô-bô-am và Ô-xia.


Với chương trình chuẩn bị quân sự và bành trướng kinh tế vua Ô-xia đã khuất phục được dân Phi-li-tin (Philistines) Ê-đôm, Am-môn, và mở rộng biên giới Giu-đa đến tận vịnh Aqaba. Trong khắp xứ, ông cho đào giếng để cung cấp nước cho những bầy súc vật lớn ở những vùng khô khan; ông cho dựng tháp canh để bảo vệ hầm ép nho gia tăng sản xuất. Kỹ nghệ khai thác mỏ đồng mỏ sắt thịnh hành dưới thời Sa-lô-môn được khôi phục tại bán đảo Si-nai (Sinai). Sự tăng trưởng và ảnh hưởng của thời này chỉ thua có thời của Đa-vít và Sa-lô-môn thôi.


Sự phồn thịnh của Ô-xia liên hệ trực tiếp đến việc ông nương cậy Đức Chúa Trời (IISu 2Sb 26:5, 7). Tiên tri Xa-cha-ri (Zechariah) đã hướng dẫn vua có một thái độ khiêm nhường và thiện lành đối với Chúa cho đến năm 750 TC. Tuy nhiên, khi đạt tột đỉnh thành công, thì Ô-xia tự cho rằng mình có thể vào đền thờ và dâng hương. Với sự yểm trợ của 80 thầy tế lễ, vị thượng tế A-xa-ria (Azariah) khiển trách Ô-xia rằng việc này thuộc chức năng của những người đã được chịu chức biệt riêng ra để thi hành (XuXh 30:7; Dan Ds 18:1-7). Vua Ô-xia tức giận các thầy tế lễ, ông bèn bị Chúa phạt phong cùi. Những năm cuối đời ông bị đuổi ra khỏi hoàng cung và không được hưởng những đặc ân xã hội bình thường. Ông không được phép vào đền thờ, và Giô-tham (Jotham) được lên cai trị cùng với ông năm 750 BC và nắm quyền trách nhiệm suốt nhữn năm còn lại của cha ông.


Với cái chết của Giê-rô-bô-am năm 753 TC, thì vương quốc miền nam đưọc xây dựng vững chắc dưới thời Ô-xia đã trở thành một lực lượng hùng mạnh nhất ở Ca-na-an. Hình như Ô-xia có ôm mộng khôi phục lại cho Giu-đa toàn thể đế quốc thời Sa-lô-môn, nhưng mộng ước này chẳng bao lâu sau đó bị tan ra vì A-si-ri trở thành một nước mạnh. Khi vua Tiếc-lác-phi-lê-se III của A-si-ri năm 745 TC bắt đầu chuyển quân về hướng Tây, vua A-xa-ria (Azariah) của Giu-đa được xem như là lực lượng chống đối hàng đầu. Trong khi đó thì Mê-na-hem đại diện cho Y-sơ-ra-ên triều cống cho vua A-si-ri.


Khi Ô-xia qua đời 740 TC, thì Giô-tham (Jotham) nắm toàn quyền cai trị Giu-đa. Điều này đánh dấu một năm quan trọng trong lịch sử Giu-đa. Với cái chết của vị vua đã phục hồi Giu-đa khỏi lệ thuộc vào Y-sơ-ra-ên và biến nó thành một quốc gia hùng mạnh ở Palestine. Mối đe dọa xâm lăng của A-si-ri làm mờ đi những hy vọng tương lai của dân Giu-đa. Đây cũng là năm mà Ê-sai được gọi làm tiên tri ở Giê-ru-sa-lem. Giô-tham tiếp tục chính sách chống nghịch A-si-ri khi lên lãnh đạo vương quốc Giu-đa, nhưng năm 735 TC một đảng thân A-si-ri đã đưa A-cha (Ahaz) con Giô-tham lên ngôi.


Bài làm:

1. Ký thuật của sách Các Vua khác với ký thuật của sách Sử ký như thế nào?

2. Những nguyên nhân nào làm phân tán vương quốc của Sa lô môn khi Rô-bô-am lên làm vua?

3. Vua A sa đã làm gì để phát động sự phục hưng tôn giáo?

4. Tại sao vua Giô-sa-phát quan tâm đến việc hiệp lực với A-háp trong chiến trận.

5. Khi A-tha-li cai trị Giu-đa thì bà phản ánh ảnh hưởng bà chịu ai?

6. Anh hưởng của Giê-hô-gia-đa trên vương quốc Giu-đa thế nào?

7. Những chính sách xâm lược của Ha-xa-ên ở Si-ri ảnh hưởng thế nào trên Giu-đa?

8. Vua Ô-xia (Uzziah) thiết lập kinh tế Giu-đa như thế nào?

9. Tại sao vua Ô-xia bị phong cùi (phung:Leprosy)

10. Chính sách của Ô-xia đối với A-si-ri là gì?

11. Hãy so sánh ảnh hưởng đạo của Giô sa phát trên Giu-đa và trên Y-sơ-ra-ên. Theo kinh nghiệm của Giô-sa-phát thì liên hiệp, kết thân với kẻ không kính sợ Đức Chúa Trời (gian ác) có những nguy hiểm nào?

12. Thất bại trong việc tuân giữ điều răn của Đức Chúa Trời đã tác hại trực tiếp trên đất nước như thế nào? Một điều răn mà họ vi phạm hoài là điều răn gì? Các vua chúa, các lãnh tụ thế giới ngày nay có phải đối diện với những hoàn cảnh tương tự như thế này không? Họ cần nghe lời cảnh cáo gì của các sứ giả của Chúa?

13. Hãy nêu ra những bằng chứng về ân sủng (grace) của Đức Chúa Trời đối với vương quốc Miền Nam.

14. Trong chương bài học này, ảnh hưởng của các tiên tri các vua đến mức độ nào? Hàng giáo phẩm nên ảnh hưởng trên các chính trị gia đến mức độ nào?

15. Hãy liệt kê thứ tự các vị vua của vương quốc miền nam là tổ phụ của Chúa cứu thế.


*Tài liệu tham khảo:

- Payne, J. Barton - Encyclopidia of Biblical Prophecy. Grand Rapids : Baker Book House , 1980

- Halley, Henry H. Cựu ước lược khảo , Sai gon . Nhà in Tin lành 1960.



bottom of page