top of page
    ISOM 2 CẤP 3 (Chúa Cứu Thế) - Khai Mở Những Bí Mật Hê-bê-rơ
    (Unlocking Hebrew Mysteries)

Hung Tran

Jun 10, 2023

Giáo Trình I.S.O.M International School of Ministry
(Mục sư Perry Stone-Giáo Sư Bill Cloud)



Đây là phần bài dạy của Perry stoneBill Cloud, dạy về những nền tảng niềm tin Cơ-đốc giáo Do-thái. Đặc biệt các bạn sẽ họ về nguồn gốc của kèn shofar (sừng chiên đực) và tallit (khăn choàng cầu nguyện). Các bạn cũng sẽ học được cách thờ phượng của người Hê-bê-rơ được kết nối với các sự kiện mang tính tiên tri trong tương lai.


 (Mở Bài Học - Mở Bài Thi)

Khai Mở Những Bí Mật Của Người Hê-bê-rơ - Phần 1.

Khai Mở Những Bí Mật Của Người Hê-bơ-rơ - Phần 2.

Khai Mở Những Bí Mật Của Người Hê-bơ-rơ - Phần 3.

(Một nghiên cứu về khăn choàng cầu nguyện của người Do-thái).

Khai Mở Những Bí Mật Của Người Hê-bơ-rơ - Phần 4.

(The Tallit)





 




PHẦN 1: KHAI MỞ NHỮNG BÍ MẬT CỦA NGƯỜI HÊ-BƠ-RƠ



LỜI GIỚI THIỆU


Nguồn gốc Cơ-đốc giáo được đặt nền tảng trong truyền thống Do-thái. Qua nghiên cứu truyền thống Do-thái, Cơ-đốc nhân sẽ có sự hiểu biết hơn về Lời Chúa. Trong bài học này các bạn sẽ học về những ý nghĩa lịch sử và tiên tri của kèn shofar.


I. ĐIỀU GÌ ĐÃ XẢY RA VỚI NGUỒN GỐC DO-THÁI CỦA CHÚNG TA?


A. Năm sách đầu tiên được gọi là Torah:

1. Sáng-thế ký

2. Xuất Ê-díp-tô-ký

3. Lê-vi-ký

4. Dân-số ký

5. Phục-truyền luật-lệ ký


B. Các đại tiên tri và tiểu tiên tri: Tiểu tiên tri là những sách ngắn hơn.


C. Thi-thiên và cách sách khôn ngoan


D. Tân ước Khải-huyền


E. Công-vụ 2:

1. 120 tín hữu được đầy dẫy Đức Thánh Linh

a. Công-vụ 1:13-15 Những người Do-thái cải đạo đã được báp-têm trong một Mikveh Mikveh: “cái hồ để ghi nhớ sự trong sạch.”

b. Trong ngày lễ Ngũ tuần, có 3 ngàn người mới cải đạo được thêm vào hội thánh.

2. Đã có 8.120 tín hữu người Do-thái trong hội thánh.

Nhiều người không nhận thấy rằng khi hội thánh mới hình thành, hầu hết thành viên trong hội thánh là tín hữu người Do-thái


F. Sau khi Phao-lô cải đạo, ông bắt đầu thi hành chức vụ với dân ngoại.

Sau sự cải đạo của Phao-lô, một số bất đồng đã bắt đầu xảy ra trong hội thánh: Những ví dụ:

i. Sự cắt bì

ii. Ngày Sa-bát


G. Hội thánh Do-thái được sự tồn tại cho đến khoảng thế kỷ thứ nhất.

1. Sau đó, người Hy-lạp và La-mã đã đem sự ảnh hưởng vào trong hội thánh

a. Truyền thông La-mã và Hy-lạp đã xâm nhập hội thánh Cơ-đốc. Sự ảnh hưởng này đã làm cho hội thánh không còn giữ được nhiều truyền thống Do-thái. Hội thánh bắt đầu trở thành Hy-lạp và La-mã hơn là Do-thái.

b. Hình tượng bắt đầu tràn vào hội thánh.


H. Khi Cơ-đốc nhân hiểu được nguồn gốc của họ, thì Kinh thánh sẽ trở nên sống động.


II. THI-THIÊN 150: 1-2 Những cái Kèn


1. Thi-thiên 150:3-5 Những câu Kinh thánh này đề cập đến những nhạc cụ mà chúng ta nên dùng để ngợi khen Chúa.

2. Trong Kinh thánh, kèn thật sự là một “shofar” Một shofar là một cái sừng chiên đực. Kinh thánh đặc biệt nói, “Ngợi khen Chúa với tiếng kèn shofar”

3. Khi dân sự thổi shofar trong hội thánh, thì họ đang tái hợp lại với nguồn gốc của mình. Họ thờ phượng như những người được hướng dẫn làm lại những điều trong Kinh thánh.

4. Mỗi nhạc cụ được đề cập trong Thi-thiên 150 là do con người làm nên, ngoại trừ shofar. Shofar là nhạc cụ do Chúa làm nên.

5. Có hai loại shofar

a. Một được làm từ sừng chiên đực.

b. Một được làm từ sừng con linh dương (Yemenite Shofar).

Một số người Do-thái thường dùng sừng con linh dương, bởi họ sống ở những vùng rất khó tìm ra chiên.

6. Shofar là nhạc cụ duy nhất do Chúa làm nên:

a. Sừng được làm từ:

i. Thịt

ii. Huyết

iii. Xương

b. Người Do-thái đã lấy thịt và huyết ra khỏi cái sừng.

c. Sau đó họ đánh bóng bên ngoài cái sừng. Họ lấy cát chà bóng những cạnh thô ráp.

d. Sau đó, họ đục một cái lỗ trên đầu của cái sừng.

e. Sau nữa, họ sẽ nung nóng để tạo nên cái lỗ để thổi. Cái lỗ đó phải dài đủ để thổi hơi qua đó.

f. Sau khi làm xong, chỉ cần thổi hơi qua nó.

i. Thì nó thành công cụ của sự ngợi khen.

7. Để làm một cái shofar:

a. Phải giết một con vật vô tội để làm kèn shofar.

b. Sau khi cái sừng được lấy ra, cần phải lấy hết thịt trong cái sừng ra.

c. Những cạnh thô ráp phải được chà nhẵn.

d. Cần khoắt một cái lỗ trên cái sừng đó. Từ “shofar” được bắt nguồn từ một từ có nghĩa là trống rỗng.

8. Giăng 7:38

a. Từ “bụng” trong tiếng Hy-lạp có nghĩa là “trống rỗng”.

b. Có một khoảng trống trong tâm linh con người cần được đổ đầy. Trong ngày lễ Ngũ Tuần, Đức Thánh Linh đã đến như một năng quyền, như cơn gió mạnh.

9. Chúa đã chọn một nhóm người Ga-li-lê

a. Lấy hết những góc cạnh của họ đi.

b. Xử lý với xác thịt của họ.

c. Đổ hơi thở của Ngài vào trong họ. Ngài đã đổ khoảng trống bằng hơi thở của Ngài.

d. Chúa đã biến những người này thành những công cụ ngợi khen.

Như một tiếng kèn.

10. Chúa dùng những hình ảnh để dạy chúng ta. Shofar là một hình ảnh.


III. SÁNG-THẾ KÝ 14:18:


A. Mên-chi-xê-đéc (thầy tế lễ cả) ở trong thành Giê-ru-sa-lem. Áp-ra-ham đi đến với Mên-chên-xê-đéc.


B. Sáng-thế ký 22:1-18

1. Áp-ra-ham dẫn Y-sác lên núi Mô-ri-a. Áp-ra-ham nói với đầy tớ ông là ông và Y-sác sẽ đi lên đó để thời phượng.

2. Một thiên sứ đã ngăn Áp-ra-ham dâng Y-sác. Sáng-thế ký 22:13 Họ thấy một con chiên đực bị mắc trong một bụi cây. Sừng của nó bị mắc vào bụi cây.

3. Con chiên trở nên của lễ thay. Đó là một con “chiên đực” chứ không phải một con “chiên cái”

4. Sừng con chiên đó đã cứu sự sống Y-sác. Sừng con chiên đó là một hình ảnh về của lễ thay. Đó là một hình ảnh của của lễ vô tội đã chịu chết để bạn được sống.


IV. KÈN SHOFAR


A. Con chiên đực có hai sừng:

1. Sừng bên trái.

2. Sừng bên phải.


B. Khi con chiên đực bị mắc sừng vào bụi cây, Áp-ra-ham đã lấy sừng của nó. Đây là sự kiện đầu dẫn đến kèn shofar ra đời.


V. TRUYỀN THỐNG DO-THÁI VÀ KÈN SHOFAR


A. Joseph Good trích dẫn:

1. Tiếng kèn đầu tiên: chiếc sừng trái được thổi trên núi Sinai.

2. Tiếng kèn cuối cùng: chiếc sừng bên phải được thổi đển nhắc nhớ sự đến của Đấng Mê-si-a.


B. Câu chuyện của Áp-ra-ham và Y-sác được đọc vào ngày Rosh Hashanah (Lễ thổi kèn).


VII. A-ĐAM VÀ Ê-VA TRONG VƯỜN Ê-ĐEN


A. Khi A-đam và Ê-va phạm tội, Chúa đã lấy da thú làm quần áo cho họ mặc.

1. Chúa đã dùng da con vật nào để mặc cho họ? Đó có thể là một con chiên chiên.

2. Nếu con vật đó là một con chiên thì điều gì xảy ra với sừng của nó?


VIII. TIẾNG CỦA KÈN SHOFAR


A. Shofar được thổi thể những hướng dẫn cụ thể:


B. Có ba âm thanh khác nhau được thổi trong suốt lễ Rosh Hashanah:

1. Tekiah: Đây là một tiếng kèn ngắn. Tiếng kèn ngắn này là để thức tỉnh dân sự:

2. Shevarim:

a. “Shevarim” có nghĩa là “bị tan vỡ”

b. Đây là một tiếng kèn tan vỡ. Âm thanh này nói đến tiếng khóc. Điều này ám chỉ đến: Tấm lòng bị tan vỡ. Sự ăn năn

3. Teruah: Tiếng này như tiếng chuông báo.

4. Tekiah Hagadolah: Đây là tiếng kèn lớn. Các bạn có thể thổi tiếng kèn này dài hết sức có thể.


C. Khi những âm thành được thổi cùng nhau, chúng vẽ lên một bức tranh:

1. Bạn có một sự thức tỉnh.

2. Bạn có một thời gian tan vỡ.

Bạn có một thời gian ăn năn.

3. Sau đó, tiếng chuông được thổi lên.

Tiếng của chiến trận.

4. Sau đó, bạn có tiếng kèn cuối cùng.

a. Người Do-thái gọi Tekiah Hagadolah là tiếng kèn “shofar lớn”

b. Hertz Authorized Daily Prayer Book (trang. 865) Khi tiếng kèn lớn này thổi lên, sự sống lại của những người chết sẽ diễn ra.

c. I Cô-tinh-tô 15:50-52

i. Là khi tiếng kèn cuối được thổi lên. Tiếng kèn cuối được Chúa thổi.

ii. Các sách:

Torah:

Năm sách của Môi-se.

• Torah đề cập đến những điều cụ thể, nhưng không giải thích chúng.

• Môi-se đã viết những điểm chung chung.

• Ông không thể viết hết tất cả mọi điều.

• Ví dụ: Dân-số đoạn 19: Truyền miệng:

• Torah được truyền miệng lại.

• Torah truyền miệng được viết trong Talmud.

The Mishnah:

The Mishnah đề cập đến những gì đã được viết ra.

• The Mishnah là một chú thích của người Do-thái.

iii.Những đọc giả của Phao-lô đã hiểu những gì ông đang nói.

d. Theo Mishnah, Shofar được dùng để:

i. Thông báo bắt đầu những kỳ lễ.

ii. Tập trung quân cho chiến trận.

iii. Cảnh báo nguy hiểm.

iv. Tập hợp dân sự trong giữa trận chiến và trong những lễ đăng quang.

e. Những ý nghĩa tượng trưng của shofar:

i. Nó nhắc nhớ chúng ta Chúa đã tể trị sự sáng tạo ban đầu.

ii. Nhắc nhớ chúng ta 10 ngày đầu tiên của sự ăn năn.

iii. Nhắc nhớ chúng ta về những lời của các tiên tri.

iv. Nhắc nhớ chúng ta về việc Y-sác bị trói.

v. Nhắc nhớ chúng ta về ngày phán xét sẽ đến.

vi. Nhắc nhớ chúng ta về sự tái hợp trong tương lai của dân Y-sơ-ra-ên đã bị tản lạc.

vii. Nhắc nhớ chúng ta về sự sống lại của những người chết trong lai.


KẾT LUẬN


Shofar là một phần truyền thống của người Do-thái. Chúa đã dùng công cụ này để vẽ lên một bức tranh của quá khứ và hiện tại. qua sự nghiên cứu những ý nghĩa của nó, các bạn sẽ có sựn hiểu biết hơn về sự mặc khải tiên tri của nó trong ngày nay.


THẢO LUẬN NHÓM


1. Điều gì đã xảy ra cho nguồn gốc Cơ-đốc giáo Do-thái?

2. Hình ảnh nào tạo nên bức tranh của kèn shofar?

3. Ba âm thanh khác nhau nào được thổi trên kèn shofar trong suốt lễ Rosh Hashanah?


TỰ NGHIÊN CỨU


Qua những gì bạn đã học, hãy nghiên cứu những phân đoạn sau. Ghi nhớ những gì bạn đã họ trong bài học này. Viết xuống những suy nghĩ và sự mặc khải của bạn.

1. Đọc và nghiên cứu Thi-thiên 150.

2. Đọc và nghiên cứu Sáng-thế ký 22:1-18.

3. Đọc và nghiên cứu I Cô-rinh-tô 15.





 




PHẦN 2: KHAI MỞ NHỮNG BÍ MẬT CỦA NGƯỜI HÊ-BƠ-RƠ



LỜI GIỚI THIỆU


Nhiều sự mặc khải Kinh thánh xuất phát trong truyền thống Do-thái. Trong bài học này, Rev. Perry Stone sẽ đưa ra những ý nghĩa tâm linh và tiên của kèn shofar. Qua sự hiểu biết trong Kinh thánh về việc sử dụng kèn shofar, chúng ta sẽ có thể thấy nó vẫn còn dùng để mặc khải cho hội thánh ngày nay như thế nào.


I. SẼ CÓ MỘT TIẾNG KÈN CỦA CHÚA LÚC NHỮNG NGƯỜI CHẾT TRONG ĐẤNG CHRIST SỐNG LẠI.


A. I Tê-sa-lô-ni-ca 4:16-17


B. Dân-số ký 10:1-10

1. Một trong những cái kèn bằng bạc sẽ được thổi để tập hợp dân sự tại cửa đền tạm. Khi họ thổi kèn này lần nữa, dân sự sẽ dời trại đi.

2. Điều này có thể được cho là tiếng kèn cuối cùng.

a. Một số dữ liệu cho biết có thể có hơn một tiếng kèn được thổi bởi có ba điều khác nhau diễn ra:

i. Người chết sống lại.

ii. Người sống được biến đổi.

iii.Người sống được cất lên.

b. Trong lễ Rosh Hashanah, có bốn tiếng kèn khác nhau.

c. Một số người chú ý họ sẽ nghe tiếng kèn đầu tiên và có thời gian ăn năn. Tuy nhiên, không có chắc là mọi người sẽ “nghe” tiếng kèn đầu tiên. Trong Xuất đoạn 20, nhiều người nghe nhiều điều khác nhau.


II. KÈN SHOFAR CÓ MỘT TIẾNG NÓI


A. Xuất 20:18, Trong tiếng Hê-bê-rơ từ “ồn ào” là kolim

1. Kolim là dạng số nhiều trong tiếng Hê-bê-rơ là từ “tiếng nói

2. Trong Xuất 20:18 từ “ồn ào” có nghĩa là tiếng nói. Tiếng kèn shofar có một tiếng nói.


B. Shofar là biểu tượng của của lễ chuộc tội thay.

Tiếng nói đó có thể là tiếng của của lễ thay. Điều này ám chỉ đến sự ăn năn.


C. Tiếng của Chúa kêu gọi:

Một số người nghe tiếng kèn, một số người nghe như là tiếng sấm sét. Có thể một số người không nghe tiếng kèn cuối cùng.


III. KHẢI-HUYỀN 4:1


A. Giăng đã nghe một tiếng như tiếng kèn (shofar).

Ông nghe tiếng nói, “hãy đến đây.”


B. Mỗi cái shofar có đặc điểm riêng.

1. Mỗi cái shofar khác nhau có những âm thanh khác nhau.

2. Nơi thổi kèn: Có một nơi thổi kèn.

3. Các thầy thông giáo đã lấy những cái shofar khác thay phiên nhau thổi.

Khi họ thổi những cái kèn này, âm thanh của chúng như đang nói lên các danh xưng của Chúa.

i. Nó có âm thanh như một tiếng kèn. Tiếng kèn nói.

ii. Nó như ai đó đang nói.

4. Môi-se có thể nghe tiếng Chúa trong tiếng kèn.

5. Shofar là một công cụ của sự thờ phượng.

a. Nó là một vũ khí thuộc linh mà kẻ thù có thể hiểu được.

b. Nó là một hình ảnh.


IV. KÈN SHOFAR CÓ MỘT ÁP DỤNG THUỘC LINH


A. Giô-suê 6:20

Khi bạn thổi kèn shofar, nó làm sập bức tường. Một tiếng la lớn kết hợp với thổi kèn shofar.


B. Thi-thiên 98:4-6 Tiếng ồn ào kết hợp với tiếng kèn shofar.


C. Tiếng kèn shofar làm rối loạn kẻ thù.

1. Các-quan xét 7:18-21.

Khi họ thổi shofar và la lớn, quân thù đã tháo chạy.

2. Babylonian Talmud, Tractate Rosh Hashana, 16b

Tin rằng khi kèn shofar được thổi lên:

a. Nó là một hình ảnh của của lễ thay.

b. Một hình ảnh của tiếng của Chúa.

c. Một công cụ thờ phượng.

d .Nó làm sập những bức tường.

e. Nó làm rối loạn quân thù.

3. Tiếng la lớn kết hợp với thổi kèn shofar.


D. Thổi kèn shofar là một hình ảnh của sự đến của Chúa và sự sống lại của những người chết.

1. I Tê-sa-lô-ni-ca 4:16-17

2. Tiếng la lớn luôn kết hợp với thổi kèn shofar: Xuất 19:16-20 Đây là một hình ảnh của sự sung sướng vô ngần


V. TẠI SAO THẬT QUAN TRỌNG ĐỂ BIẾT Ý NGHĨA CỦA KÈN SHOFAR?


A. Hội thánh cần hiểu nguồn gốc của nó.

1. Rô-ma 11:17-24 Constantine đã để cho tà thần xâm nhập vào hội thánh trong một nổ lực để thống nhất đế quốc của mình.

2. Công-vụ 3:21 Chúa đang khôi phục lại mọi điều.


B. Chúa có hội thánh là “vương quốc của các thầy tế lễ”.

Là những thầy tế lễ, chúng ta dâng của lễ dâng và của tế lễ lên cho Chúa.

1. “Của lễ” của chúng ta là sự ngợi khen.

2. Của dâng của chúng ta là phần mười của chúng ta.


C. Nhiều người theo Cơ-đốc giáo Tây hóa.

1. Người ta thường suy nghĩ lời Chúa trong bối cảnh của phương tây.

Tuy nhiên, chúng ta cần nghĩ về những gì Kinh thánh nói.

2. Những kỳ lễ được thiết lập đời đời:

a. Ê-xê-chi-ên đoạn 44-47.

b. Xa-cha-ri 14:16.

3. Chúng ta không cố quay lại với Luật pháp.


VI. KINH THÁNH VÀ LUẬT PHÁP


A. Ga-la-ti 3:13.

1. Chúng ta đã “được cứu khỏi sự rủa sả của Luật pháp”.

- Chúa Giê-xu đã làm trọn Luật pháp.

2. Tuy nhiên, Kinh thánh không nói là chúng ta đã được cứu khỏi phước hạnh của Luật pháp.

a. Ví dụ: đi vé máy bay hạng sang so với hạng bình thường.

Có một phước hạnh sẽ đến với việc đi thêm dặm.

b. Thi-thiên 122:6

i. Cầu nguyện cho Y-sơ-ra-ên.

ii. Chúa đã thiết lập nên những điều trong Kinh thánh để ban thêm ân huệ khi chúng ta làm chúng.

c. Những kỳ lễ là những hình ảnh.

- Những kỳ lễ không phải của Do-thái.

- Chúng ở trong Kinh thánh.

d. Những phần lịch sử Do-thái này chỉ về Chúa Giê-xu.


B. Công-vụ 3:21 “Khôi phục lại mọi điều”


C. Công-vụ 1:6-11

1. Chúa Giê-xu sẽ trở lại cùng như cách Ngài đã được cất lên. (I Cô-rinh-tô 15:52)

2. Nếu một tiếng kèn sẽ được thổi khi Chúa Giê-xu trở lại thì điều gì đã xảy ra khi Ngài được cất lên? Thi-thiên 47:5


KẾT LUẬN


Là những Cơ-đốc nhân, thật đây điều quan trọng để chúng ta hiểu về nguồn gốc Do-thái của chúng ta. Có nhiều áp dụng thuộc linh và tiên tri ẩn giấu trong truyền thống Do-thái. Qua việc hiểu về gia sản Do-thái của chúng ta, những Cơ-đốc nhân sẽ có một sự hiểu biết hơn về Lời Chúa.


THẢO LUẬN NHÓM


1. Điều gì luôn kết hợp với thổi kèn shofar?

2. Tại sao biết về ý nghĩa của kèn shofar là quan trọng?

3. Theo bài học này, có những áp dụng thuộc linh nào về kèn shofar?


TỰ NGHIÊN CỨU


Qua những gì các bạn đã học, hãy nghiên cứu những phân đoạn sau. Ghi nhớ những gì đã học trong bài học này. Viết xuống những suy nghĩ và những sự mặc khải bạn có.

1. Đọc và nghiên cứu I Tê-sa-lô-ni-ca 4.

2. Đọc và nghiên cứu Xuất đoạn 20.

3. Đọc và nghiên cứu Khải-huyền đoạn 4.





 




PHẦN 3: KHAI MỞ NHỮNG BÍ MẬT CỦA NGƯỜI HÊ-BƠ-RƠ (Nghiên cứu về khăn choàng cầu nguyện của người Do-thái)


LỜI GIỚI THIỆU


Tallit là một phần quan trọng của truyền thống Do-thái. Trong bài học này các bạn sẽ học về phong tục dùng khăn choàng cầu nguyện của người Do-thái. Có một sự hiểu biết về tallit các bạn sẽ thấy tầm quan trọng mang tính lịch sử của nó và ý nghĩa trong tương lai của nó.


I. TALLIT


A. Tallit là một cái khăn choàng cầu nguyện. Tallit vẽ lên một bức tranh.


B. Những người nam người nữ Do-thái cầu nguyện tại Bức tường phía Tây. Khi một người Do-thái đi đến bức tường phía Tây đề cầu nguyện, người đó đem theo ba thứ theo với mình:

a. A kippah

b. A tefillin A tefillin là một cái hộp nhỏ được đeo ở giữa trán. Nó đựng một quyển Kinh thánh.

Có những sợi dây da quấn xung quanh từ đầu xuống cổ.

• Những sợi dây quấn quanh cánh tay và các ngón tay.

The tefillin đại diện cho Lời của Chúa

c. The tallit

Khăn choàng cầu nguyện được choàng ngang qua vai hay đầu trong suốt thời gian cầu nguyện.


II. PHỤC TRUYỀN 6:4-9


A. The tefillin và the mezuzah là những hình ảnh về sự hướng dẫn của Chúa cho dân sự Ngài.


B. Kinh thánh trong Phục-truyền 6:4-9 gọi là “Shema Yisraenl”


C. Cho một vài phần về Shema.

Có một phần Shema trong Phục-truyền đoạn 11.


III. PHẦN CUỐI CỦA SHEMA: DÂN-SỐ KÝ 15:37-41


A. Từ Hê-bê-rơ của từ “các dây tua” là “tzitziot

Từ Hê-bê-rơ của từ “viền áo” là “kanaf”.


B. Mạng lệnh là một hình ảnh về mối quan hệ của Cháu với dân Do thái.


IV. KHI MỘT BÉ TRAI DO THÁI LÊN 13 TUỔI, SẼ TRỞ THÀNH MỘT BAR MITZVAH.


A. Bar Mitzvah có nghĩa “con của mạng lênh”


B. Có một số điều mà một bé trai 13 tuổi có thể làm:

1. Nó có thể dự phần trong một Minyan.

Nhóm này có 10 nam nhóm lại với nhau để thờ phượng.

2. Nó có thể mặc kippah

3. Nó có thể mặc tefillin.

4. Nó có thể choàng tallit.


C. Nhấn mạnh đến những cái tua trên tallit.

1. Có những cái tua trên bốn góc của tallit.

a. Kinh thánh nói về bốn góc đất. Đông, Nam, Tây, Bắc.

b. Có bốn cái sừng trên bàn thờ.

2. Có những cái tua trên bốn góc áo choàng.

Một sợi mày sanh được đặt ở mỗi cái tua.


D. Một người Do-thái sẽ choàng tallit lên đầu khi cầu nguyện. 1. Tallit trở nên một “phòng cầu nguyện riêng”

a. Ma-thi-ơ 6:6

b. Người nam Do-thái sẽ quấn Tallit lên mặt khi họ tìm kiếm Chúa.

2. Phụ nữ có được choàng tallit không?

a. Kinh thánh không nói gì về việc người nữ không thể choàng tallit. Về lịch sử, có một số người nữ đã choàng tallit.

b. Phụ nữ có thể choàng tallit.

3. Chúa không nhấn mạnh đến cái áo choàng.

Chúa nhấn mạnh đến những cái tua.


V. THE ATARAH:


A. Atarah là một cái mũ của áo choàng.

1. Nhiều tallit có những sợi dây màu xanh.

Những sợi dây này sau này mới có, bởi người ta không chắc để dây màu xanh đó ở đâu.

2. Mạng lệnh là phải có những sợi dây màu xanh.


B. Câu viết trên atarah:

Câu đó đọc là, “Lạy Chúa, Ngài là vua của vũ trụ, đáng chúc phước thay là Chúa. Là Đấng đã thánh hóa chúng con bằng những điều răn Ngài và đã ban lệnh cho chúng con phải quấn những dây tua lên mình.”


C. Nhiều người nắm những cái dây tua khi họ cầu nguyện.


VI. TẠI SAO DÂN SỰ LẠI LẮC TỚI LẮC LUI KHI HỌ CẦU NGUYỆN?


A. Họ quỳ trước Chúa.


B. Họ sẽ lắc tới lắc lui để khỏi mệt mỏi.


VII. NHẤN MẠNH ĐẾN NHỮNG DÂY TUA


A. Một cái tua cho 8 sợi (không gồm sợi màu xanh).

Vậy có 9 sợi kể cả sợi màu xanh.

1. Có 9 ân tứ Thánh Linh.

2. Có 9 bông trái Thánh Linh.


B. Có 5 cái thắt nút trên mỗi cái tua.

1. Ở giữa năm cái thắt nút này, có một bộ bốn cái dây.

Do-thái giáo thừa nhận 5 cái nút này đại diện cho 5 sách của Môi-se. Chúng đại diện cho Lời của Chúa (Torah).

2. Bốn khúc quanh ở giữa năm nút này đại diện cho danh Thánh của Chúa: YHVH.

3. Năm cái nút và bốn khúc quanh đại diện cho Lời của Chúa và danh xưng của Chúa.


C. Nếu bạn cộng 8 sợi dây với 5 cái nút, sẽ là 13.

Nếu bạn thay những con số vào từ “Echad”, nó sẽ thành số 13. Có nghĩa là “một- duy nhất”“Chúa là duy nhất.”


D. Những cái tua đại diện cho bản chất của Chúa:

1. Lời Chúa

2. Danh Chúa

3. “Chúa là duy nhất.”


E. Tại sao Chúa cho dân sự Ngài hình ảnh này?

1. Chúa có một giao ước mối quan hệ với dân sự Ngài.

Chúa muốn dân sự Ngài có một hình ảnh về giao ước mối quan hệ này.

2. Dân sự nắm những cái tua trên tay khi họ cầu nguyện.

Họ đang nắm một hình ảnh về bản chất của Chúa trong tay họ.


VIII. TẦM QUAN TRỌNG CỦA MÀU XANH:


A. Màu xanh đại diện cho sự sống đâu tiên ban đầu.


B. Màu xanh là màu của thiên đàng.

- Chúa ngự ở Thiên đàng.

- Màu xanh được kết hợp với hoàng gia.


C. Mười điều răn là ngọc Sofia.


D. Xuất 24:10 “Dường như Chúa đã bước đi trên một con đường lát ngọc Sofia.”


E. Một số người tin rằng cây gậy của Môi-se có lần đã biến thành ngọc Sofia.


F. Màu xanh kết hợp với quyền làm vua của Chúa.


G. Chúng ta được kêu gọi để trở thành một “Nước thầy tế lễ.”

1. I Phi-e-rơ 2:9 Một “chức tế lễ nhà vua”

2. Tallit có một cái mũ và màu xanh.

3. Tallit giống như áo choàng của thầy tế lễ:

a. Thầy tế lễ đội những cái vương miện với danh của Chúa trên đó.

b. Những thầy tế lễ đã mặc áo choàng màu xanh.


IX. DÂN-SỐ 15:37-41


A. Trong tiếng Hê-bê-rơ câu này nói, “Ngươi sẽ thấy Ngài (Oto)” Câu này nói đến sợi dây màu xanh.


B. Trích dẫn: Rabbi Meir Khi chúng ta nhìn vào sợi dây màu xanh, là chúng ta đang nhìn lên Chúa. Sợi dây màu xanh là một hình ảnh của Chúa.


C. Trích dẫn:

Midrash Do-thái giáo cho rằng sợi dây màu xanh không chỉ là một cái tua. Sợi dây màu xanh là đại diện cho Chính Chúa.


D. Oto

1. Cùng với các chữ cái trong “oto” có thể có dạng từ ‘tav”.

2. Cùng với các chữ cái trong “oto” có dạng từ ‘v’et.”

Sáng-thế ký 1:1, Theo Do-thái giáo, “v’et” là chỉ về Đấng Mê-si-a.

3. “Các ngươi phải nhìn lên Ngài.” Xa-cha-ri 12:10

Các bạn phải đâm thủng cái áo để đặt cái tua vào đó.

4. Sợi dây màu xanh chỉ về Đấng Mê-si-sa


X. NHỮNG CÂU CHUYỆN TỪ KINH THÁNH


A. Ru-tơ 3:9 Từ Hê-bơ-rơ dùng cho từ vạt áo là “kanaf” Từ này cũng được dùng cho từ “góc” Ru-tơ muốn có một giao ước với Bô-ô.


B. Xa-cha-ri 8:23, Từ Hê-bê-rơ được dùng cho tự vạt áo là “kanaf” Từ này cũng được dùng giống như từ “góc” Dây tua ở trong một cái góc.


C. I Sa-mu-ên 15:24-28

1. Sau-lơ đã xé rách tua áo của Sa-mu-ên. Sa-mu-ên là một thầy tế lễ.

2. Sau-lơ đã xé rách cái áo là biểu tượng của thẩm quyền của Sa-mu-ên.


D. I Sa-mu-ên 24:1-11 Đa-vít đã cắt “kanaf” của áo choàng Sau-lơ. Đa-vít đã xé rách biểu tượng thẩm quyền của Sau-lơ. Đa-vít đã ăn năn về điều đó.


E. Mác 5:25-30

1. Có một truyền thống nói là nếu một người chạm vào hem (tua áo) của áo choàng của thầy tế lễ, họ sẽ được chữa lành.

Có niềm tin rằng nếu một người chạm vào áo choàng của một người công bình, thì sẽ có một năng lực ra từ người đó. Người phụ nữ bị bệnh xuất huyết đã chạm vào hem (tua) của cái áo choàng. Cái tua đại diện cho Lời của Chúa và Danh của Chúa.

2. Khi người phụ nữ bị bệnh xuất huyết đã chạm vào hem của áo choàng Chúa Giê-xu, “năng lực” từ thân thể Ngài xuất ra.

a. Từ Hê-bê-rơ từ “năng lực” là cùng một từ được dùng trong Công vụ 1:8.

b. Người phụ nữ đã chạm vào tua áo.

Tua áo đại diện cho Chúa.

3. Chúa Giê-xu nói, “Cha với Ta là một.”

a. Từ “một” là “echad”.

b. Câu chuyện này là một hình ảnh của quyền năng chữa lành của Đấng Christ.

4. Để đứng trong nhà hội, Chúa Giê-xu phải choàng khăn. Chúa Giê-xu đã choàng tallit khi người phụ nữ này chạm vào Ngài.


F. Mác 5:38-41

1. Tallit là biểu tượng của thầy tế lễ thánh.

Tallit được đề cập như là một áo choàng của sự ngợi khen.

2. Khi Chúa Giê-xu đã bước vào nhà của sự than khóc, Ngài đã lấy khăn choàng tallit ra.

Tallit là một biểu tượng của sự vui mừng.

3. Chúa lấy khăn choàng ra và phủ lên đứa con gái đã chết. Chúa Giê-xu đã dùng khăn choàng cầu nguyện trong phép lạ của Ngài làm.


G. Ma-thi-ơ 14:35-36

Từ “hem” có nghĩa là “tua.” Nhiều người đã chạm vào tua áo của Chúa Giê-xu. Họ đã hiểu cái tua đại diện cho điều gì.


XI. GIĂNG 19:23-24


Hầu hết, lý do những người lính La-mã không muốn chia cái áo của Chúa Giê-xu là vì họ đã nghe về nhiều phép lạ mà Ngài đã làm với chiếc áo đó.

1. Áo choàng của Chúa Giê-xu không có đường may. Nó cũng giống như khăn choàng cầu nguyện.

2. Những người lính đã chế nhạo Chúa Giê-xu bằng việc phủ cái áo của Ngài trên đồi Gô-gô-tha.

a. Cái áo choàng có huyết trên đó.

b. Khải-huyền 19:11-13 “Ngài đã mặc một cái áo nhúng trong huyết…” “Áo bị nhúng trong huyết”có thể là tallit.

* Tallit đại diện cho giao ước.


KẾT LUẬN


Tallit đã vẽ lên một bức tranh về mối quan hệ của chúng ta với Chúa. cũng như vậy, có một sự tương đồng rõ ràng giữa hình ảnh được được vẽ bởi khăn choàng cầu nguyện của người Do-thái và lời tiên tri trong Kinh thánh. Qua việc học về tallit, chúng ta sẽ mở ra những khải thị của Kinh thánh và có một sự hiểu biết hơn về Lời Chúa.


THẢO LUẬN NHÓM


1. Ba thứ nào người Do-thái đem theo khi họ đi đến bức tường phía Tây để cầu nguyện?

2. Đặt sự nhấn mạnh đến điều gì?

3. Màu xanh quan trọng như thế nào?


TỰ NGHIÊN CỨU


Qua những gì bạn đã học, nghiên cứu những phân đoạn sau. Ghi nhớ những gì bạn đã học trong bài học này. Viết xuống những ý tưởng và sự mặc khải của bạn.

1. Đọc và nghiên cứu Phục-truyền 6:4-9.

2. Đọc và nghiên cứu I Sa-mu-ên 15:24-28.

3. Đọc và nghiên cứu Giăng 19:23-24.





 




PHẦN 4: KHAI MỞ NHỮNG BÍ MẬT CỦA NGƯỜI HÊ-BƠ-RƠ (The Tallit)



LỜI GIỚI THIỆU


Nhiều truyền thống Do-thái đã vẽ lên những hình ảnh về những điều sẽ đến. Trong bài học này các bạn sẽ họ về ý nghĩa của tallit. Chúa đã dùng tallit để vẽ lên một bức tranh về tương lai. Qua nghiên cứu về khăn choàng cầu nguyện của người Do thái, các bạn sẽ thấy sự tương đồng giữa truyền thống Do thái và lời tri trong Kinh thánh.


I. TẠI SAO CÓ BỐN DÂY TUA TRÊN MỘT TALLIT


Bốn là một con số qua trọng trong Kinh thánh và trong đền thờ. Bốn cái tua là một hình ảnh của sự hiện diện của Chúa trong bốn góc đất. Nó có thể đại diện cho sự toàn tại của Ngài.


II. CÓ 613 SỢI DÂY TRÊN MỖI TALLIT There are 613 commands in the Torah. Có 630 mạng lệnh trong Torah.


III. MỘT SỐ TALLIT KHÔNG CÓ SỢI DÂY MÀU XANH.


A. Theo Do-thái giáo, chỉ có một số tallit có những sợi dây màu xanh trên đó. Tuy nhiên, nhiều Cơ-đốc nhân muốn có sợi dây màu xanh bởi vì họ đã đọc trong sách Dân-số ký.


B. Màu xanh để nhuộm được lấy từ một còn sò biển gọi là chilazon.

1. Con sò này chỉ xuất hiện 70 năm một lần.

2. Công-vụ 16:14

- Có một người nữ “buôn hàng sắc tía.”

- Nhiều người đã khoắt một cái lỗ trên con sofd và nhỏ chất nhuộm màu xanh đặc đó ra.

3. Khi người Do-thái bị tản lạc khắp thế giới, họ không kiếm được loại thuốc nhuộm mày xanh này.

a. Thuốc nhuộm phải có một màu cụ thể. Trong tiếng Hê-bê-rơ, màu này được gọi là “tehelet.”

b. Vì không kiếm được thuốc nhuộm màu xanh này, một số tallit có sợi dây màu xanh và một số không có.


C. Rô-ma 11:11

Ngày càng nhiều Cơ-đốc nhân học biết về nguồn gốc Cơ-đốc giáo Do-thái. Ví dụ: con người làm những tallit.


IV. ĐỪNG DÙNG NHỮNG NHẠC CỤ THỜ PHƯỢNG NÀY TRONG HỘI THÁNH NGOÀI TRỪ MỌI NGƯỜI ĐÃ HIỂU ĐƯỢC LÝ DO BẠN DÙNG CHÚNG.


Các bạn cần tôn trọng thẩm quyền của mục sư của bạn.


V. CHÚA ĐANG PHỤC HỒI SI-ÔN


A. Học về những nguông gốc Cơ đốc giáo Do-thái không có gì kỳ lạ.

Những phong tục và truyền thống của một phần thờ phượng. Ví dụ: Hội thánh sau Lễ ngũ tuần. Nhiều người không còn tin là một con vật được dâng lên làm của lễ đã gánh lấy tội lỗi. Tuy nhiên, họ vẫn còn giữ những kỳ lễ.


B. Chúng ta cần pha lẫn Cơ-đốc giáo Phương Tây với truyền thống Do-thái.

Chúng ta cần kết hợp những truyền thống ban đầu được Chúa ban cho với Cơ-đốc giáo Phương Tây.


C. Chúng ta cần Đức Thánh Linh trong đời sống chúng ta.

1. Đức Thánh Linh giúp kéo chúng ta đến gần hơn với Đức Chúa Trời.

2. Chúng ta cần truyền thống Do-thái. Có phước hạnh trong gia sản Cơ đốc giáo Do-thái.


VI. TALLIT LÀ MỘT HÌNH ẢNH CỦA CHÚA GIÊ-XU


A. Kanaf:

1. Dân-số 15:38

2. Từ “kanaf” có nghĩa là đường viền. Từ “kanaf” cũng có nghĩa là “cánh.”

3. Ru-tơ 2:12, Những cái tua ám chỉ đến Chúa Giê-xu.

4. Ma-la-chi 4:2

Từ trong Ma-la-chi (kanaf) là cùng với từ được dùng để nói về góc của áo choàng.

i. Người phụ nữ bị bệnh xuất huyết đã đến chạm vào vạt áo Chúa Giê-xu.

ii. Người Do-thái biết lời tiên tri.


B. Khúc quanh của cái tua:

1. Có 3 khúc quanh trong đoạn đầu tiên.

2. Có 8 khúc quanh trong đoạn thứ hai.

Nếu bạn cộng các số đó lại với nhau, thì thành 13.

13 là con số có hai chữa cái đầu tiên của danh Chúa. Yah

3. Có 11 khúc quanh trong đoạn thứ 3.

11 là con số của hai chữ cái cuối cùng của danh Chúa.

4. Nếu cộng 7+8+11=26 26 là con số của Danh Chúa YHVH

5. Có 13 khúc quanh trong đoạn cuối cùng.

13 là con số của chữ “Echad.”

6. Nếu các bạn đặt các từ đó lại với nhau, chúng có nghĩa, “Chúa là Duy nhất.”

7. Nếu bạn cộng tất cả những khúc quanh lại với nhau sẽ thành 39.

a. Một người đã phỉ báng Chúa phải nhận 40 roi quất vào người.

i. Tuy nhiên, vì người ta lo là đã đi quá luật định, họ đã giảm bớt một roi. Do đó một người phỉ báng phải nhận 39 roi đòn.

ii. Họ đánh người phỉ báng 26 roi ở lưng và 13 roi ở trên ngực.

b. Chúa Giê-xu đã nhận 39 roi đòn.

i. “Con trai của sự công bình sẽ đến với sự chữa lành trên cánh Ngài.”

ii. Ê-sai 53:5; 1 Phi-e-rơ 2:24 “Bởi lằn đòn Chúa Giê-xu chịu, chúng ta được chữa lành.”


C. Khi chúng ta quấn trong Tallit, chúng ta quấn chính mình trong hình ảnh của Chúa. Tallit là một hình ảnh của Đấng Mê-si-a.


KẾT LUẬN


Có được sự hiểu biết qua việc học về tallit là ví dụ đầu tiên của sự mặc khải đặc biệt được in sâu trong truyền thống Do-thái. Tallit là một công cụ thờ phượng của chúng ta ngày nay và cũng là một hình ảnh của ngày mai. Là những Cơ-đốc nhân, thật quan trọng để nhận biết nguồn gốc Do-thái của chúng ta. Qua việc học về truyền thống Do-thái, chúng ta có thể có một sự hiểu biết nhiều hơn về Lời của Chúa.


THẢO LUẬN NHÓM


1. Tại sao có bốn cái tua trên một tallit?

2. Tại sao con số 26 là quan trọng?

3. Các khúc quanh của dây tua đại diện cho điều gì?


TỰ NGHIÊN CỨU


Qua những gì bạn đã học, hãy nghiên cứu những phân đoạn sau. Ghi nhớ những gì bạn đã học trong bài học này. Viết xuống sự mặc khải và những ý tưởng của bạn.

1. Đọc và nghiên cứu Công-vụ đoạn 16.

2. Đọc và nghiên cứu Dân-số 15:38.

3. Đọc và nghiên cứu Ê-sai đoạn 53.



bottom of page