top of page
Hung Tran
Jul 7, 2023
Giáo Trình I.S.O.M International School of Ministry
(Giáo sư Dean Sherman)
Dean Sherman là giáo sư dạy Kinh Thánh có tiếng trên thế giới. Ông đã dạy môn Chiến Trận Tâm Linh hơn 20 năm tại các đại hội và các trường huấn kuyện của tổ chức Youth With A Mission, và các hội thánh trên 50 tiếu bang va 40 quốc gia. Bạn sẽ được học đề tài quan trọng nầy qua lối giảng dạy hết sức thực tế và vững vàng của giáo sư Sherman.
(Mở Bài Học - Mở Bài Thi)
D6.1 Nền Tảng Kinh Thánh Về Chiến Trường Tâm Linh.
D6.2 Hiểu Rõ Chiến Trận Tâm Linh.
D6.3 Cầu Nguyện Chiến Ðấu Và Các Cửa Ðịa Ngục.
D6.4 Ðụng Trận Với Các Cửa Địa Ngục.
D6.5 Thưc Thi Uy Quyền Trong Cộng Ðồng.
BÀI 1: NỀN TẢNG THÁNH KINH VỀ CUỘC CHIẾN THUỘC LINH
LỜI GIỚI THIỆU
Có một sự khao khát lớn lao trên khắp thế giới để hiểu biết về thế giới thuộc linh. Trong các cuộc hội thảo trên thế giới, người ta thường hỏi làm thế nào thực thi đúng chức năng để ảnh hưởng một cách tích cực vào thế giới thuộc linh.
Đây là một chủ đề quan trọng và hấp dẫn. Cũng có nhiều người không có quân bình về lĩnh vực này. Chúng ta hãy cùng nhìn vào Lời Đức Chúa Trời để tìm hiểu về nền tảng cho Cuộc chiến thuộc linh.
DÀN Ý BÀI HỌC
• Kinh văn: Eph Ep 6:10-13. “10 Vả lại, anh em phải làm mạnh dạn trong Chúa, nhờ sức toàn năng của Ngài. 11 Hãy mang lấy mọi khí giới của Đức Chúa Trời, để được đứng vững mà địch cùng mưu kế của ma quỉ. 12 Vì chúng ta đánh trận, chẳng phải cùng thịt và huyết, bèn là cùng chủ quyền, cùng thế lực, cùng vua chúa của thế gian mờ tối nầy, cùng các thần dữ ở các miền trên trời vậy. 13 Vậy nên, hãy lấy mọi khí giới của Đức Chúa Trời, hầu cho trong ngày khốn nạn, anh em có thể cự địch lại và khi thắng hơn mọi sự rồi, anh em được đứng vững vàng.”
Đây là phân đoạn nền tảng trong Kinh Thánh về đề tài “Cuộc Chiến Thuộc Linh”.
I. SỰ THỰC TẾ VỀ CUỘC CHIẾN THUỘC LINH
A. Cuộc chiến thuộc linh là thực tế của đời sống đối với mọi người.
1. Để ý trong Kinh Thánh, lời chúa phán: “Phải làm mạnh dạn trong Chúa”; “Hãy mang lấy mọi khí giới của Đức Chúa Trời”; “Chúng ta hãy đánh trận”
2. Cuộc chiến thuộc linh là một thực tế đối với mọi người.
B. Hiểu biết rằng chúng ta tham gia trong cuộc chiến thuộc linh sẽ giúp đỡ chúng ta:
1. Hiểu biết là một phần chính trong sự đắc thắng của chúng ta.
2. Người ta sợ hãi, bởi vì họ không biết điều gì diễn ra tại đó. Cuộc chiến thuộc linh này liên quan đến mọi người, nó không phải là một sự kêu gọi đặc biệt và nó cứ tiếp diễn 24 giờ mỗi ngày.
3. Trở thành một Cơ-đốc nhân là được ở trong Chúa (6:10).
4. Được ở trong Chúa thì được mạnh dạn trong quyền năng của Ngài.
5. Cuộc chiến thuộc linh phải trở nên một bối cảnh chính để giúp chúng ta biết mình là ai và sống với một đáp ứng đúng.
II. CHÚNG TA ĐÁNH TRẬN CHẲNG PHẢI CÙNG THỊT VÀ HUYẾT. (6:12 )
A. Tất cả chúng ta đều biết đánh trận như thế nào.
Chúng ta có 2000 năm lịch sử trong công việc này.
1. Bởi vì chúng ta là người đánh trận, nếu chúng ta không biết đánh trận với ma quỷ, thì chúng ta sẽ đánh trận với con người. Đây là một chiến thuật chính của kẻ thù.
2. Nếu chúng ta đánh trận với con người, chúng ta đang ảnh hưởng tiêu cực đến thế giới thuộc linh.
B. Con người chẳng bao giờ là kẻ thù cả.
1. Giáo phái khác cũng không phải là kẻ thù.
2. Chủng tộc khác cũng không phải là kẻ thù.
3. Sắc tộc khác cũng không phải là kẻ thù.
4. Nếu chúng ta hiệp một, chúng ta sẽ có một ảnh hưởng chính yếu chống lại quyền lực của sự tối tăm.
C. Cuộc chiến không ở trong thế giới tự nhiên nhưng là trong thế giới siêu nhiên.
1. Đây không phải là một cuộc chiến về trí tuệ, cảm xúc hay một khía cạnh vật lý cụ thể nào, nhưng nó xảy ra trong thế giới thuộc linh.
2. Có 2 câu hỏi, chúng ta nên đặt cho chúng ta mỗi ngày:
a. Tôi đang ảnh hưởng thế giới thuộc linh như thế nào?
b. Thế giới thuộc linh đang ảnh hưởng đến tôi như thế nào?
III. CHÚNG TA PHẢI MANG LẤY MỌI KHÍ GIỚI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI TẠI SAO? (6:11).
A. Để chúng ta có thể đứng vững mà địch lại những mưu kế của ma quỷ.
1. Chúng ta đang đánh trận nghịch cùng những kế hoạch và chiến lược của ma quỷ.
2. Nếu có những kế hoạch, có nghĩa có một trí tụê đằng sau những kế hoạch này. Nếu có trí tuệ, thì phải có một nhân cách.
B. Những khái niệm về tốt lành và gian ác.
1. Khái niệm không theo Thánh Kinh: Tất cả điều thiện và điều ác là những hệ thống năng lực không nhân cách.
2. Khái niệm theo Kinh thánh:
a. Tất cả điều thiện và điều ác đều xuất phát từ những nhân cách.
b. Trong vũ trụ, mọi điều tốt lành đều đến từ Thượng Đế.
c. Trong vũ trụ, mọi gian ác đều đến từ những nhân cách.
d. Có những nhân cách thuộc con người và những nhân cách thuộc về ma quỷ ảnh hưởng lên con người.
e. Nếu ma quỷ có nhân cách, có nghĩa:
- Ma quỷ nói được: cuộc chiến thuộc linh là nhận biết khi nào kẻ thù nói chuyện với mình.
- Ma quỷ nghe được: ma quỷ nghe những điều chúng ta nói và lên kế hoạch để hành động.
- Ma quỷ suy nghĩ được và có lý luận.
Bản chất của cuộc chiến thuộc linh là gì?
f. Đó là cuộc chiến thuộc linh chống lại những nhân cách biết suy nghĩ và trò chuyện.
g. Gia-cơ 4: 7 “Hãy chống trả ma quỷ, thì nó sẽ lánh xa anh em“.
h. Mọi khía cạnh của tà thuật và phù thủy trong thế giới chứng tỏ rằng có những chiến lược.
Cuộc chiến thuộc linh là học biết cách nhận diện ra những chiến lược của kẻ thù. Đó là sự khước từ hợp tác với những chiến lược đó, và chống lại những chiến lược đó một cách tích cực trong Danh Chúa Jesus.
IV. HIỂU BIẾT CÁCH NHẬN DIỆN NHỮNG CHIẾN LƯỢC CỦA KẺ THÙ.
A. Bạn hãy tự đặt câu hỏi sau:
“Bạn sẽ làm gì nếu bạn là ma quỷ?”
B. Nhìn vào bản tính của ma quỷ:
1. Ma quỷ là ai?
a. Ma quỷ là kẻ kiện cáo.
b. Ma quỷ là kẻ hủy diệt.
c. Ma quỷ đến để giết.
2. Khi nào bạn thấy những điều giống như vậy, bạn biết rằng đó là những chiến lược của ma quỷ.
3. Nhìn vào những điều kiện: Có điều gì đã diễn ra trong nhiều năm trong Hội thánh và trong gia đình?
4. Khi chúng ta cầu hỏi Đức Chúa Trời, Ngài sẽ bày tỏ cho chúng ta biết những kế hoạch và chiến lược. Để rồi chúng ta biết nơi nào để tham gia trong Cuộc chiến thuộc linh.
THẢO LUẬN NHÓM:
1. Tự hỏi, có điều gì tiêu cực đã diễn ra cho bản thân, gia đình và Hội thánh trong những năm qua?
2. Chia xẻ điều này với từng người trong nhóm.
3. Cầu nguyện cho nhau, để Chúa mở mắt bạn về sự hiểu biết, và chỉ cho bạn thấy những chiến lược của ma quỷ trong những lãnh vực này.
4. Sau đó, cầu nguyện cụ thể để hủy phá những chiến lược của ma quỷ.
TỰ NGHIÊN CỨU:
1. Liệt kê những điều Đức Chúa Trời bày tỏ cho bạn.
2. Liệt kê những điều hoặc ý tưởng ma quỷ có thể đề nghị bạn.
3. Làm sao nhận biết tiếng phán của Đức Chúa Trời khỏi tiếng nói của ma quỷ?
4. Làm sao bạn giải quyết với những lời đề nghị hoặc những tư tưởng của ma quỷ? (Gia Gc 4:7)
BÀI 2: HIỂU BIẾT CUỘC CHIẾN THUỘC LINH
LỜI GIỚI THIỆU
Đức Chúa Jesus đã đánh bại mọi quyền lực của ma quỷ tại thập tự giá. Nhưng kẻ thù vẫn còn hoạt động trên đất, và chúng ta cần biết cách đứng vững và chống nghịch lại ma quỷ.
Vì thế, chúng ta đang hình thành nền tảng Thánh Kinh cho cuộc chiến thuộc linh dựa trên Ê-phê-sô 6. Trong bài học đầu tiên, chúng ta đã đề cập về thực tế: Cuộc chiến thuộc linh là một phần của đời sống con người. Cuộc chiến thuộc linh không chỉ là đuổi quỷ, nhưng là toàn bộ cuộc sống của chúng ta. Nó không chỉ là một biến cố mà là xảy ra trong mọi lúc. Chúng ta cũng đã khám phá về bản chất thuộc linh của cuộc chiến và những chiến lược của ma quỷ.
DÀN Ý BÀI HỌC
• Kinh văn: Eph Ep 6:14-20. “14 Vậy, hãy đứng vững, lấy lẽ thật làm dây nịt lưng, mặc lấy giáp bằng sự công bình, 15 dùng sự sẵn sàng của Tin Lành bình an mà làm giày dép. 16 Lại phải lấy thêm đức tin làm thuẫn, nhờ đó anh em có thể dập tắt được các tên lửa của kẻ dữ. 17 Cũng hãy lấy sự cứu chuộc làm mão trụ, và cầm gươm của Đức Thánh Linh, là lời Đức Chúa Trời. 18 Hãy nhờ Đức Thánh Linh, thường thường làm đủ mọi thứ cầu nguyện và nài xin. Hãy dùng sự bền đổ trọn vẹn mà tỉnh thức về điều đó, và cầu nguyện cho hết thảy các thánh đồ. 19 Cũng hãy vì tôi mà cầu nguyện, để khi tôi mở miệng ra, Chúa ban cho tôi tự do mọi bề, bày tỏ lẽ mầu nhiệm của đạo Tin Lành, 20 mà tôi vì đạo ấy làm sứ giả ở trong vòng xiềng xích, hầu cho tôi nói cách dạn dĩ như tôi phải nói.”
I. BỐI CẢNH CỦA THÀNH PHỐ Ê-PHÊ-SÔ.
A. Hầu hết mọi người Ê-phê-sô ngoại bang đều có xuất xứ từ tà thuật.
1. Họ đã sống quá gắn bó với phù thủy, thế lực của Sa-tan và thờ lạy thần tượng.
2. Họ sống trong một xã hội vô đạo đức.
B. Những câu hỏi của những người Ê-phê-sô đối cùng các sứ đồ:
1. Làm sao chúng tôi sống trong một xã hội như thế này sau khi cải đạo?
2. Có thể nào chúng tôi kinh nghiệm sự đắc thắng trong hoàn cảnh của chúng tôi không?
C. Câu trả lời của các sứ đồ cho họ:
1. Khi bạn trở thành một Cơ-đốc nhân, bạn không chỉ tin đôi điều hoặc chỉ nhận được sự tha thứ mà thôi.
2. Khi bạn trở thành một Cơ-đốc nhân, bạn có một bộ khí giới của Đức Chúa Trời để mặc.
II. THẢO LUẬN:
Có phải chúng ta có một bộ khí giới hay chúng ta phải mang lấy mọi khí giới của Đức Chúa Trời?
A. Vị trí đời đời của chúng ta trong Đấng Christ.
1. Chúng ta có mối quan hệ với Đức Chúa Trời.
2. Chúng ta được cứu đời đời.
3. Đức Chúa Trời có quyền giữ chúng ta khỏi sự sa ngã.
4. Chúng ta là những tân tạo vật trong Đấng Christ. Đây là những lẽ thật thuộc linh về chúng ta, và cho ta đức tin thắng kẻ thù.
B. Đời sống mỗi ngày của chúng ta trong Đấng Christ.
1. Chớ căm giận cho đến khi mặt trời lặn. (4:26 )
2. Hãy hạ mình xuống trước mặt Chúa. (Gia Gc 4:10 )
3. Hãy tha thứ lẫn nhau.
4. Hãy yêu mến lẫn nhau. (GiGa 13:34-35 )
Đây là những điều chúng ta phải làm mỗi ngày.
* Cơ-đốc giáo là một mối tương giao sống động chứ không phải một tôn giáo với những luật lệ.
* Cơ-đốc giáo không chỉ là một nơi chốn đời đời, nhưng sống mỗi ngày như thế nào trong mối tương quan đó. (ITi1Tm 1:18-19 )
C. Chúng ta có bộ khí giới để mặc vào.
1. Bộ khí giới đó là Đấng Christ.
2. Chúng ta cần biết rằng chúng ta có bộ khí giới để mặc vào.
D. Chúng ta phải mang mọi khí giới của Đức Chúa Trời.
1. Chúng ta cần nhìn thấy những điều đang diễn ra trong ngày và trong tuần.
2. Đây là hai điều quan trọng: Nhận biết chúng ta là ai trong Đấng Christ và sống một đời sống có trách nhiệm với mọi người.
III. HAI ĐIỀU HIỂU BIẾT QUÁ KHÍCH VỀ CUỘC CHIẾN THUỘC LINH.
A. Chúng ta quá nhấn mạnh về ma quỷ.
Một số người cho rằng ma quỷ ở đằng sau mọi hoàn cảnh tiêu cực và nghịch cảnh.
B. Chúng ta quá xem thường những điều về ma quỷ.
1. Một số người chẳng muốn nói về ma quỷ và cũng chẳng muốn nghĩ đến ma quỷ.
2. Họ chỉ muốn nghe về sự đắc thắng.
IV. SỰ QUÂN BÌNH TRONG THÁNH KINH
A. Sự thực hữu của Cuộc chiến thuộc linh và ma quỷ.
B. Sự thực hữu về sự đắc thắng của Đấng Christ trên ma quỷ.
Có ma quỷ, và có nhu cầu để khải đạo cho con người, và có sự đắc thắng trong Đức Chúa Jesus Christ.
C. Làm sao chúng ta biết điều gì là thuộc về ma quỷ và điều gì không?
1. Cầu xin Đức Chúa Trời ban cho sự phân biệt.
2. Đừng có vội chấp nhận khi chưa có bằng cớ.
3. Cầu nguyện xin sự khôn ngoan.
V. HAI PHƯƠNG CÁCH ĐỂ THỰC HIỆN CUỘC CHIẾN THUỘC LINH.
A. Trực tiếp đối đầu với ma quỷ.
Chống trả ma quỷ trong Danh Đức Chúa Jesus.
B. Tôn vinh Đức Chúa Trời.
Tuân giữ Lời Chúa và thực hành đức tin.
VI. LỜI CẦU NGUYỆN TRONG CUỘC CHIẾN THUỘC LINH (Eph Ep 5:18; 6:19)
A. Cầu nguyện trong Đức Thánh Linh.
B. Công bố bởi Đức Thánh Linh.
1. Tất cả chúng ta đều cần sự xức dầu của Đức Chúa Trời trong lời công bố.
2. Bởi vì ma quỷ tấn công sự truyền đạt.
C. Sống trong Đức Thánh Linh.
1. Bởi vì kẻ thù chúng ta đang đánh trận là những tà linh, và vương quốc chúng ta đang cầu nguyện để đến là vương quốc thuộc linh, vì vậy mọi lời cầu nguyện phải được thực hiện trong linh.
2. Mọi Cơ-đốc nhân phải trở thành những người thông thạo trong thế giới thuộc linh.
THẢO LUẬN NHÓM:
1. Chia xẻ với người khác về quan điểm của bạn đối với sự thảo luận của những tín hữu về: có mọi khí giới của Đức Chúa Trời hoặc mang mọi khí giới của Đức Chúa Trời.
2. Có phải bạn tin về sự tồn tại của ma quỷ và những hoạt động của ma quỷ trong thế giới này?
3. Nếu có, làm sao tín hữu giải quyết nó trong những hoàn cảnh thuộc về văn hóa mà họ gặp?
4. Sự cầu nguyện trong Thánh Linh ám chỉ điều gì?
TỰ NGHIÊN CỨU:
1. Nghiên cứu Eph Ep 4:17-32, viết ra những điều tín hữu trong Đấng Christ phải loại bỏ và mặc vào.
2. Bằng chính lời của bạn, hãy viết ra điều bạn tin Kinh Thánh bày tỏ về Cuộc chiến thuộc linh.
BÀI 3: LỜI CẦU NGUYỆN TRONG CUỘC CHIẾN THUỘC LINH VÀ NHỮNG CÁNH CỬA ÂM PHỦ.
LỜI GIỚI THIỆU:
Mọi người đều liên quan đến Cuộc chiến thuộc linh. Cuộc chiến thuộc linh không chỉ là đuổi quỷ và giải quyết với ma thuật.
Cuộc chiến thuộc linh là bao gồm cả đời sống bạn.
Cuộc chiến thuộc linh bao gồm đuổi quỷ và giải quyếi với ma thuật và phù thủy, nhưng đó không phải là vấn đề chính đối với Cơ-đốc nhân. Cuộc chiến thuộc linh là sống mỗi ngày trong sự đắc thắng. Trong bài học vừa rồi của chúng tôi, chúng tôi đã đề cập đến mọi lời cầu nguyện phải được thực hiện trong Thánh Linh.
Cuộc chiến thuộc linh là cuộc chiến trong thế giới linh. Xuyên qua cả sách Ê-phê-sô, sứ đồ Phao-lô đã nhấn mạnh rằng chúng ta là linh. Hãy để ý một lần nữa điều mà sứ đồ Phao-lô đề cập trong câu 18, đó là: mọi lời cầu nguyện phải được thực hiện trong Thánh Linh. Tất cả mọi khí giới được đề cập tới trong những câu Kinh Thánh ở trước là những chức năng của Đức Thánh Linh.
Như vậy, là tại sao? Vì kẻ thù của chúng ta đang đối diện là kẻ thù trong thế giới linh. Vương quốc chúng ta đang đem đến là vương quốc thuộc linh. Vì thế, chúng ta cầu nguyện, công bố và sống trong Thánh Linh.
DÀN Ý BÀI HỌC
• Kinh văn: 6:10-20 “10 Vả lại, anh em phải làm mạnh dạn trong Chúa, nhờ sức toàn năng của Ngài. 11 Hãy mang lấy mọi khí giới của Đức Chúa Trời, để được đứng vững mà địch cùng mưu kế của ma quỉ. 12 Vì chúng ta đánh trận, chẳng phải cùng thịt và huyết, bèn là cùng chủ quyền, cùng thế lực, cùng vua chúa của thế gian mờ tối nầy, cùng các thần dữ ở các miền trên trời vậy. 13 Vậy nên, hãy lấy mọi khí giới của Đức Chúa Trời, hầu cho trong ngày khốn nạn, anh em có thể cự địch lại và khi thắng hơn mọi sự rồi, anh em được đứng vững vàng. 14 Vậy, hãy đứng vững, lấy lẽ thật làm dây nịt lưng, mặc lấy giáp bằng sự công bình, 15 dùng sự sẵn sàng của Tin Lành bình an mà làm giày dép. 16 Lại phải lấy thêm đức tin làm thuẫn, nhờ đó anh em có thể dập tắt được các tên lửa của kẻ dữ. 17 Cũng hãy lấy sự cứu chuộc làm mão trụ, và cầm gươm của Đức Thánh Linh, là lời Đức Chúa Trời. 18 Hãy nhờ Đức Thánh Linh, thường thường làm đủ mọi thứ cầu nguyện và nài xin. Hãy dùng sự bền đổ trọn vẹn mà tỉnh thức về điều đó, và cầu nguyện cho hết thảy các thánh đồ. 19 Cũng hãy vì tôi mà cầu nguyện, để khi tôi mở miệng ra, Chúa ban cho tôi tự do mọi bề, bày tỏ lẽ mầu nhiệm của đạo Tin Lành, 20 mà tôi vì đạo ấy làm sứ giả ở trong vòng xiềng xích, hầu cho tôi nói cách dạn dĩ như tôi phải nói.”
I. LÀM SAO CHÚNG TA CẦU NGUYỆN TRONG THÁNH LINH?
A. Chúng ta cần loại bỏ những điều cản trở sự hành động của Thánh Linh trong đời sống chúng ta.
1. Có thể bạn có lần khao khát Đức Thánh Linh trong đời sống bạn, và bạn đã được đầy dẫy Đức Thánh Linh. Nhưng, hôm nay thì sao? Trong mỗi lần bạn cầu nguyện thì thế nào?
2. Chúng ta có thể dập tắt Đức Thánh Linh.
3. Chúng ta có thể làm buồn Đức Thánh Linh.
4. Mỗi lần cầu nguyện, chúng ta cần kiểm tra đời sống chúng ta.
B. Cầu nguyện trong Thánh Linh có nghĩa là chính chúng ta nhường chổ cho Đức Thánh Linh.
1. Đức Thánh Linh phải được cho phép để hành động trong chúng ta.
2. Đức Chúa Trời chỉ làm những điều trong thế giới này bởi Thánh Linh của Ngài.
3. Thánh Linh đó chỉ hành động xuyên qua những cái bình đã nhường chổ cho Ngài.
4. Nhường chổ chính chúng ta có nghĩa gì?
a. Có nghĩa là cho phép.
b. Có nghĩa là dâng hiến chính chúng ta.
c. Có nghĩa là theo đuổi hay là đam mê.
d. Có nghĩa là tập trung vào.
e. Có nghĩa là đến ở dưới sự xức dầu.
5. Những hình ảnh cho sự nhường chổ cho Thánh Linh trong Kinh Thánh.
a. Đứng trong buổi nhóm.
b. Quỳ gối và cầu nguyện.
c. Giơ tay hướng về Đức Chúa Trời.
d. Nhắm mắt lại trong sự cầu nguyện.
e. Tiến đến phía trước.
f. Chúa Jesus đã chữa lành mọi người đến cùng Ngài.
g. Đi xung quanh thành Giê-ri-cô.
h. Môi-se giơ tay trong cuộc chiến.
Xuyên suốt Kinh Thánh chúng ta nhìn thấy những bức tranh này. Nếu chúng ta nhường chổ chính chúng ta cho Thánh Linh, chúng ta phải dâng chính chúng ta hoàn toàn choNgài.
C. Cầu nguyện trong Thánh Linh có nghĩa là được Đức Thánh Linh dẫn dắt.
1. Công việc của Đức Thánh Linh là để phán bảo. Vì vậy, chúng ta phải để Ngài dẫn dắt chúng ta vào trong sự cầu nguyện của chúng ta.
2. Điều gây ấn tượng mạnh mẽ tới Đức Chúa Trời và làm kinh khiếp ma quỷ là được Thánh Linh dẫn dắt trong sự cầu nguyện của chúng ta.
3. Đức Thánh Linh muốn chỉ dẫn chúng ta điều phải cầu nguyện cho phải lẽ. ( Rô-ma 8: 26 )
4. Những sự minh họa từ Thánh Kinh:
a. Đi vòng quanh thành Giê-ri-cô.
b. Quân đội của Gi-đê-ôn.
c. Giô-na-than và người mang vũ khí của người.
d. Chính Đa-vít ra trận.
e. Giê-hô-sa-phát hướng dẫn ban hát ra trận.
5. Hầu hết những phương cách được tìm thấy trong Cựu Ước, họ chỉ thực hiện một lần.
6. Bài học từ những minh họa này là: Đức Chúa Trời phán: “Hãy lắng nghe Ta, Ta sẽ thay đổi nó mỗi lần”.
7. Cầu nguyện trong Thánh Linh là được Đức Thánh Linh dẫn dắt.
8. Ngài hướng dẫn chúng ta tới những chi tiết và chủ thể của một vấn đề mà chúng ta đã biết.
a. Cưu mang cho một con người hoặc một quốc gia.
b. Cầu nguyện cho ai đó đang đau.
c. Cầu nguyện một cách đặc biệt mọi chi tiết cho những điều chúng ta không biết.
D. Cầu nguyện trong Thánh Linh là cho phép Đức Thánh Linh ban quyền năng trong lời cầu nguyện của chúng ta.
1. Bức tranh của Thánh Kinh về sự cầu nguyện là giống như gió hoặc tuôn đổ như nước. Tại sao điều này quan trọng?
2. Một trận gió lớn của điều ác đang thổi trên xã hội của chúng ta.
3. Chỉ có một cách duy nhất để chúng ta đuổi kẻ thù và mở rộng nước Đức Chúa Trời là xuyên qua quyền năng của sự cầu nguyện trong Thánh Linh.
4. Cầu nguyện trong Thánh Linh bao gồm cầu nguyện trong tiếng mới. Nhưng còn hơn thế nữa, là bao gồm cả cầu nguyện trong ngôn ngữ được biết đến mà được Đức Thánh Linh dẫn dắt và ban quyền năng trong lời cầu nguyện.
II. KHÁI NIỆM CỦA HỘI THÁNH TRONG CUỘC CHIẾN THUỘC LINH. (Mat Mt 16:18-19 )
A. Sự tập trung là nơi Hội thánh.
Đức Chúa Trời đang làm gì trên thế giới?
Ngài đang xây dựng Hội thánh Ngài. Đó phải là sự tập trung của chúng ta.
B. Nơi tập trung cho Hội thánh.
1. “Các cửa âm phủ” (16:18 )
2. Điều này đề cập đến thế giới thuộc linh. Chúa Jesus phán rằng: Ngài sẽ giao các chìa khóa Thiên đàng cho Hội thánh. “Các chìa khóa” nói về uy quyền.
3. Phân tích về các cửa:
a. Đây là lời hứa đã ban cho Áp-ra-ham trong Sáng-thế-ký 22. Vì vậy, tín hữu như một phần dòng dõi của Áp-ra-ham sẽ chiếm hữu các cửa của quân thù nghịch.
b. Các cửa là nơi con người vào và ra. Câu hỏi được hỏi nhiều nhất ngày nay là: “Làm sao ma quỷ có được đường vào?”
c. Các cửa là một phần của thành phố, nơi các quyết định được đưa ra.“Các trưởng lão ngồi tại cửa thành.”
4. Điều này giúp chúng ta hiểu biết nơi chúng ta nhắm đến khi chúng ta tham gia trongcuộc chiến thuộc linh.
a. Chúng ta nên tập trung vào các cửa.
b. Cánh cửa ở đâu?
c. Đó là nơi kẻ thù tiến vào.
d. Nó là nơi đưa ra các quyết định.
5. Vì thế, tự hỏi:
a. Kẻ thù đang hành động trong thành phố của bạn nhiều như thế nào?
b. Kẻ thù có thể hành động trong gia đình của bạn nhiều như thế nào?
c. Kẻ thù đang hành động trong thế giới nhiều như thế nào?
6. Ma quỷ có thể làm được chừng nào tùy theo những người cho phép ma quỷ làm dựa vào những quyết định của họ.
a. Đó là điều quan trọng nhất chúng ta có thể hiểu được về Cuộc chiến thuộc linh.
b. Đừng lo lắng về quyền lực của ma quỷ.
c. Chúng ta là những người cho ma quỷ có quyền lực
7. Những người trong ma thuật và những người ác đã nhường chính họ cho những tà linh.
a. Họ biết cửa vào ra ở đâu?
b. Đó là nơi chúng ta tham gia cuộc chiến thuộc linh.
c. Chúng ta tập trung nơi con người, vì họ là những người đưa ra quyết định.
8. Quý vị phải làm gì với các cửa?
a. Quý vị mở các cửa.
b. Quý vị đóng các cửa.
c. Điều này đề cập đến hai loại cuộc chiến thuộc linh mà chúng ta tham dự vào.
- Đóng những cánh cửa là cuộc chiến phòng thủ (cho chính chúng ta). Đây là cho người tín hữu.
- Mở các cửa là cuộc chiến tấn công. “Hãy đi khắp thế gian“. Đại mạng lệnh.
9. Những cửa nào chúng ta có thể tập trung vào trong cuộc chiến phòng thủ.
a. Tâm trí:
- Đây là chiến trường lớn nhất trong cuộc chiến thuộc linh.
- Kẻ thù làm đầy tâm trí của chúng ta với những tư tưởng về mê tham, kiêu ngạo, vô tín, sợ hãi, tự ti và đoán phạt.
b. Tất cả mọi tín hữu phải chống lại với những điều này. (II Cor 2Cr 10:3-5)
THẢO LUẬN MHÓM:
1. Thảo luận về những điều sẽ cản trở sự vận hành của Đức Thánh Linh trong đời sống của chúng ta và cách loại bỏ nó.
2. Sự áp dụng của câu nói này cho chúng ta là gì? “Đức Chúa Trời chỉ làm nhữngđiều trong thế giới này bởi Thánh Linh của Ngài và Thánh Linh đó chỉ hànhđộng xuyên qua những cái bình đã nhường chổ cho Ngài.”
3. Khi chúng ta quan sát những cách khác nhau mà Đức Chúa Trời hướng dẫn dân sự Ngài trong Cựu Ước, chúng ta học được bài học quan trọng nào?
4. Thảo luận ý nghĩa cầu nguyện trong Thánh Linh.
5. Thảo luận sự tập trung của tín hữu trong cuộc chiến thuộc linh và những áp dụng của điều này đối cùng từng tín hữu và Hội thánh.
TỰ NGHIÊN CỨU:
1. Liệt kê ít nhất bốn hình ảnh về sự nhường chổ cho Thánh Linh trong Kinh Thánh có Kinh Thánh tham khảo
2. Dùng từ ngữ của chính mình giải thích ý nghĩa RoRm 8:26 liên quan đến lời cầu nguyện được Thánh Linh hướng dẫn trong cuộc chiến thuộc linh.
3. Ma quỷ có được quyền lực nhiều như thế nào trong thế giới hôm nay?
4. Chiến trường lớn nhất trong cuộc chiến thuộc linh là gì và làm sao chúng ta thắng được?
BÀI 4: DẬP TẮT CÁC CỬA ÂM PHỦ.
LỜI GIỚI THIỆU:
Trong bài học vừa rồi, chúng ta giải quyết các cửa mà chúng ta đang mở cho kẻ thù. Thật quan trọng cho chúng ta biết làm sao ma quỷ bại trận này tiến vào được. Trong Ma-thi-ơ 16, Chúa Jesus đã dùng sự phân tích các cửa. Ma quỷ không có quyền lực thật sự. Ma quỷ phải lừa chúng ta và chúng ta cho ma quỷ có quyền lực bởi những sự chọn lựa của chúng ta.
Đó là tại sao ma quỷ cám dỗ và tấn công chúng ta.
Ma quỷ hy vọng rằng chúng ta sẽ mở cửa cho ma quỷ. Ma quỷ không thể làm bất cứ điều gì đối cùng quý vị trừ phi quý vị cho phép ma quỷ làm. Lý do chúng ta đề cập đến cuộc chiến thuộc linh là: Vì có nhiều cơ-đốc nhân cho phép kẻ thù có nơi chốn trong cuộc đời của họ. Không có nghĩa là ma quỷ đã chiếm hữu họ. Nó chỉ có nghĩa là kẻ thù đang có cửa để vào một số hoàn cảnh.
DÀN Ý BÀI HỌC
I. ĐÓNG CÁC CỬA
Chúng ta phải đóng các cửa nào?
A. Tâm trí: (Bài học vừa rồi đã giải quyết).
Vì thế, thật rất quan trọng cho chúng ta phân tích tư tưởng mình.
B. Tấm lòng: Tấm lòng là gì? (ChCn 4:23)
1. Thái độ của chúng ta: (Eph Ep 4:27; IICo 2Cr 2:11 ) Đây là hai câu Kinh Thánh đề cập về thái độ của chúng ta và cách Cơ-đốc nhân có thể cho ma quỷ có nơi để vào.
2. Những hành-xử do thái độ của chúng ta.
a. Những hành xử này mở cửa cho kẻ thù.
b. Vì thế, giải quyết thái độ và hành xử của bạn bởi việc đem hết đến thập tự giá.
C. Môi miệng: (Mat Mt 16:21-23; Gia Gc 3:10 )
1. Môi miệng có thể là một dụng cụ lạ lùng cho quyền năng của Đức Thánh Linh.
2. Đôi khi là Nhân linh.
3. Đôi khi là Đức Thánh Linh.
4. Có những lúc, tà linh có thể hoạt động thông qua lời nói của chúng ta.
5. Khi chúng ta phê bình, khi chúng ta nói xấu người khác, chúng ta đã giúp cho sự tấn công của kẻ thù trên họ.
6. Khi chúng ta tin vào sự rủa sả, chúng ta cũng nên tin vào quyền năng của môi miệng đối cùng những lời chúc phước được công bố.
D. Những mối liên hệ:
1. Không hiệp một luôn luôn cho kẻ thù cửa vào.
2. Sự hiệp ý có quyền năng và đóng cửa đối với kẻ thù.
3. Ma-thi-ơ 18 là Kinh thánh chính cho chúng ta ở đây. Điểm chính của đoạn này: “Điều gì ngươi buộc, sẽ bị buộc và điều gì ngươi mở, sẽ được mở.”
4. Điều cần thiết cho mối quan hệ là phải công chính để có thể làm điều đó.
5. Vì thế, bốn cửa này phải bị đóng.
II. MỞ CÁC CÁC CỬA
Các cửa mà chúng ta đã đề cập tới chúng ta phải thực hiện với cuộc chiến phòng thủ. Đó là nơi nhiều Cơ-đốc nhân đã dừng lại, nhưng còn thế giới, xã hội xung quanh chúng ta và những người chưa tin Chúa ở xung quanh chúng ta thì sao?
A. Nền tảng Kinh Thánh về hành động tiến công chống kẻ thù.
1. Đại mạng lệnh. (Mat Mt 28:18-20 )
2. Bao gồm:
a. Đến với mọi người.
b. Đến với mọi quốc gia: mọi nhóm dân và mọi sắc dân.
c. Giảng đạo và môn đồ hóa các quốc gia.
3. Phương cách để thực hiện: “Dạy họ mọi điều...”
4. Tại sao chúng ta có những quốc gia đầy dẫy người được cứu, nhưng xã hội vẫn còn hỗn độn? Vì cớ, chúng ta đã không thực hiện trách nhiệm chúng ta để môn đồ hóa các quốc gia theo Lời Đức Chúa Trời.
5. Kinh Thánh không chỉ bày tỏ cho chúng ta làm sao để được cứu, mà Kinh Thánh còn bày tỏ cho chúng ta cách để điều hành chính quyền, gia đình, nền kinh tế, cách để làm đúng, và sử dụng đất đai đúng cách.
6. Chúng ta phải dạy người dân mọi điều Đức Chúa Trời ra mạng lệnh cho chúng ta.
B. Những cản trở mà chúng ta tiến vào khi chúng ta tích cực tiến vào.
1. Nếu kẻ thù đóng những cửa đối cùng Tin Lành của chân lý, thì chúng ta có hai sự chọn lựa:
a. Chúng ta về nhà và nói rằng các cửa bị đóng.
b. Chúng ta phá những cửa trong Danh Đức Chúa Jesus để cho Tin Lành có thể thẳng tiến.
2. Nếu chúng ta mở các cửa chúng ta phải biết các cửa ở đâu?
a. Quý vị càng cầu nguyện chi tiết chừng nào thì càng có đức tin để thực hiện chừng ấy.
b. Đó là nguyên do Đức Thánh Linh hướng dẫn chúng ta vào trong sự cầu nguyện.
C. Chúng ta muốn mở các cửa nào?
1. Cánh cửa của tổ chức.
a. Những người cai trị và có thẩm quyền.
- Người cai trị là ai?
- Là người cai trị và cố gắng nắm uy quyền.
- Ma qủi cố gắng cai trị thông qua những tổ chức của xã hội chúng ta.
b. Mọi điều trong xã hội là trong tổ chức.
c. Mọi nơi quý vị sống trong xã hội, đều có nhà cầm quyền trên qúi vị, chẳng hạn: Hôn nhân, gia đình, trường học, kinh doanh, Hội thánh, thành phố, sắc tộc, già làng, người lãnh đạo một đảng phái chính trị và quốc gia.
d. Vì thế, kẻ thù nổ lực cai trị thông qua những tổ chức này.
e. Vậy, chúng ta phải làm gì?
f. Chúng ta cầu nguyện hướng thẳng tới các cửa của các tổ chức. (ITi1Tm 2:1-4)
g. Chúng ta cầu nguyện cho:
- Mọi người: Các cửa cá nhân.
- Các vua: Các cửa hợp tác.
- Các bậc cầm quyền: Các cửa hợp tác.
2. Các cửa về địa dư và nhóm người.
a. Có những ví dụ trong Kinh Thánh bày tỏ rằng kẻ thù ảnh hưởng những thế lực của hắntheo hướng của bản đồ: những nhóm người trong xã hội.
b. Linh chủ quyền (lãnh thổ). (Mac Mc 5:10)
c. “Vua của nước Phe-rơ-sơ”. (DaDn 10:10-13 )
- Phe-rơ-sơ có nghĩa gì?
- Một vùng trên thế giới.
- Một nhóm dân.
d. Sự thờ phượng và dạy dỗ. (Thi Tv 149:6-8)
- Tại sao Đức Chúa Trời đang làm những điều này?
- Câu 7 cho chúng ta biết lý do.
e. Những quốc gia và những nhóm dân (2:1)
f. Vì thế, các cửa mà chúng ta đang nói về là những thế lực bóng tối mà đã mở rộng chính nó vào trong những khu vực địa dư và giữa những nhóm dân.
THẢO LUẬN NHÓM:
1. Đọc Eph Ep 4:27 và II Cor 2Cr 2:11 thảo luận những thái độ và các hoạt động mà Cơ-đốc nhân có thể mở cửa cho ma quỷ nhơn dịp vào đời sống họ.
2. Làm sao chúng ta sử dụng hiệu qủa môi miệng chúng ta trong cuộc chiến thuộc linh.
3. Thảo luận một trong những câu hỏi đã được đưa ra trong bài học này: “Tại sao chúng ta có những quốc gia có nhiều người được cứu, nhưng xã hội vẫn ở trong tình trạng hỗn độn?” Đâu là giải pháp?
4. Cầu nguyện cho xã hội của quý vị và cầu nguyện cho nhau.
TỰ NGHIÊN CỨU:
1. Nghiên cứu Ma-thi-ơ 18 và đưa ra một câu tóm tắc về mỗi phân đoạn Kinh Thánh sau đây trong sự dạy dỗ của Chúa Jesus: Làm cách nào để phát triển những mối quan hệ tốt giữa vòng tín hữu.
Câu 1-5 ; Câu 6-9; Câu 10-14; Câu 15-20; Câu 21-35:2. Trong nhóm thông công của quý vị, có mối quan hệ nào giữa quý vị và ai đó bị gãy đổ không?
3. Áp dụng sự dạy dỗ của Chúa Jesus trong đoặn này để hàn gắn lại mối quan hệ đó.
4. Đọc Thi-thiên 149: 6-8 và viết nên một đoạn ngắn về vai trò của thờ phượng và Lời Đức Chúa Trời trong cuộc chiến thuộc linh.
BÀI 5: THỰC HÀNH UY QUYỀN TRONG XÃ HỘI
LỜI GIỚI THIỆU
Cánh cửa thứ ba trong cuộc chiến tấn công của chúng ta là cánh cửa gia tăng tội lỗi. Nếu phạm tội trong cùng một cách trong một thời gian dài, thì cánh cửa cứ xây lên và xây lên. Nó trở nên mạnh hơn và mạnh hơn.
Chúng ta đôi khi gọi đó là đồn lũy. Kinh Thánh sử dụng từ, “những thế lực”. Đây là cách nó nhận sức mạnh. Chúng ta càng phạm tội trong cùng một cách chừng nào, thì ma quỷ càng có nhiều cơ hội chừng nấy. Chúng ta cũng có thể gọi điều đó là xiềng xích. Những cụm từ được sử dụng khác nhau cần được hiểu rõ.
DÀN Ý BÀI HỌC
I. HIỂU BIẾT CÁNH CỬA “GIA TĂNG TỘI LỖI” - (những đồn lũy và những thế lực )
A. Tìm xem những đồn lũy đã có trước là gì trong cuộc chiến tâm linh.
1. Đặt câu hỏi:
a. Thành phố này được biết đến về điều gì?
b. Nan đề lớn nhất ở đây là gì?
c. Nan đề gì đã xảy ra ở đây trong một thời gian dài?
d. Nan đề lớn nhất trong gia đình là gì?
e. Nó có thể là trong gia đình, trong thành phố, hoặc trong quốc gia.
2. Loài người phạm tội mọi nơi, có một sự gia tăng của quyền lực.
Công việc của chúng ta là phá đổ những thế lực đó trong danh Chúa Jesus.
B. Khi Đức Chúa Trời bày tỏ cho chúng ta những thế lực đó, đây là cách chúng ta nên làm:
1. Chúng ta tránh ảnh hưởng của thế lực đó.
2. Chúng càng cầu nguyện đặc biệt hơn.
3. Chúng ta sống ngược lại thế lực đó.
4. Chúng ta cầu thay cho có sự ăn năn.
5. Chúng ta phá đổ những đồn lũy đã xây dựng từ nhiều thế hệ.
II. HIỂU BIẾT CÁNH CỬA CỦA SỰ LỪA DỐI VÀ TỐI TĂM. (IICor 2Cr 4:4)
“…Chúa đời nầy đã làm mù lòng họ,…” (4:4)
A. Những hệ thống tôn giáo, triết học và những điều sai trái.
Kẻ thù kết hợp hệ thống tôn giáo và triết học lại với nhau để làm mù lòng loài người.
B. Chúng ta có thể làm điều gì về những điều nầy?
1. Chúng ta phá đổ chúng nó trong Danh Chúa Jesus và đẩy lùi sự tối tăm khỏi lòng loài người và quốc gia.
2. Chúng ta phải giảng Tin Lành.
3. Bạn không thể phân rẽ cuộc chiến thuộc linh ra khỏi công tác truyền giáo.
4. Lý do chính yếu mà chúng ta thực hiện cuộc chiến thuộc linh là cho nhiều người được cứu và Hội thánh được gây dựng. Nếu chúng ta muốn đuổi bóng tối ra khỏi thế giới, thìchúng ta phải thắp sáng lên.
5. Đây là bốn cánh cửa mà chúng ta cầu nguyện để mở ra:
a. Cho những tổ chức.
b. Cho những khu vực và những nhóm dân khác nhau.
c. Chống lại sự gia tăng của các đồn lũy.
d. Chống lại sự tối tăm và những triết học trong lòng loài người.
III. NHỮNG CHÌA KHÓA CỦA THIÊN ĐÀNG. (Mat Mt 16:19)
Những chìa khóa của thiên đàng là gì?
A. Những chìa khóa công bố về uy quyền.
1. Uy quyền được ban cho Hội thánh.
2. Chúng ta biết những cánh cửa ở nơi nào, nhưng nhiều người trong chúng ta không được thuyết phục là chúng ta có những chìa khóa.
B. Đức Chúa Trời là giáo sư về Cuộc chiến thuộc linh.
1. Ngài đã để các quốc gia trong Đất Hứa.
2. Dân sự của Đức Chúa Trời đã vào đất hứa bởi đức tin.
3. Họ đã công bố những lời hứa bởi đức tin.
4. Nhưng họ đã dừng lại để yên nghĩ, họ đã nhìn xung quanh và thấy rằng Đất Hứa đầy những dân tộc khác.
5. Tại sao Đức Chúa Trời đã để những dân tộc này còn trong Đất Hứa?
a. Để dạy cho dân sự Ngài về cuộc chiến.
b. Đức Chúa Trời để những người tội nhân còn trên đất là để dạy Hội thánh về cuộc chiến thuộc linh.
c. Nan đề là chúng ta không thể đắc thắng mà không có Ngài. Cũng như, Ngài không thể thực hiện mà không có chúng ta.
d. Đức Chúa Trời không chống cự ma quỷ giúp cho chúng ta. Chúng ta phải làm điều đó.
e. Đức Chúa Trời đã hứa ban cho chúng ta sự đắc thắng mọi lúc khi chúng ta lắng nghe Ngài cho những chiến lược và chống trả ma quỷ.
C. Khái niệm của uy quyền.
1. Những khái niệm sai về uy quyền.
a. Cá nhân.
b. Những cảm xúc tình cảm.
c. Những Cơ-đốc-nhân lâu năm.
d. Nam hoặc nữ.
2. Những khái niệm Thánh Kinh về uy quyền.
a. Uy quyền đến từ Đức Thánh Linh.
b. Mọi người đều có được uy quyền.
c. Uy quyền là một thực tại hợp pháp thực sự trong vũ trụ.
i. Hôn nhân.
ii. Quyền công dân.
d. Tại sao chúng ta cần biết tất cả những điều này?
i. Bởi vì, ma quỷ là một chuyên gia về luật pháp và biết chúng ta có uy quyền nhiều như thế nào.
ii. Chúng ta phải biết chúng ta có uy quyền để chống lại mọi sự tấn công của ma quỷ.
3. Uy quyền là một vấn đề xuyên suốt lịch sử.
a. Đức Chúa Trời đã ban uy quyền cho con người từ khi sáng tạo.
b. Vì sự bất tuân mạng lệnh của Đức Chúa Trời, con người đã cho ma quỷ uy quyền đó.
c. Đức Chúa Trời trở thành người trong Chúa Jesus Christ để chọn lấy sự vâng phục và lấy lại uy quyền từ ma quỷ. (CoCl 2:15 )
d. Chúa Jesus đã sống lại từ kẻ chết và đã ban uy quyền cho Hội thánh. (GiGa 20:21-23 )
e. Hội thánh phải thực hành uy quyền trên đất bằng cách: cột và mở.
f. Nếu chúng ta không chống trả ma quỷ, thì ma quỷ sẽ không tự nhiên ngừng làm những công việc ác.
4. Chúng ta phải lắng nghe chiến lược - tất cả lời cầu nguyện phải được Đức Thánh Linh dẫn dắt:
a. Chúng ta cầu nguyện.
b. Chúng ta đánh trận thuộc linh.
c. Quyền năng của Đức Chúa Trời được tuôn đổ đẩy lùi kẻ thù nghịch và mở đường cho Nước Trời đến..
5. Chúng ta, Hội thánh là người duy nhất có thể làm được điều đó.
a. Chúng ta là chức tế lễ mới.
b. Chúng ta phải đại diện cho Đức Chúa Trời hành động.
c. Chúng ta hãy cùng sống trong uy quyền mà Chúa Jesus đã ban cho và thực hành uy quyền đó.
6. Chúng ta phải gia tăng năng lực của chúng ta bằng 3 điều như sau:
a. Nhiều thời gian.
b. Nhiều người hiệp ý.
c. Nhường chính chúng ta nhiều hơn nữa cho Đức Thánh Linh.
THẢO LUẬN NHÓM:
1. Nan đề lớn nhất trong cộng đồng hoặc thành phố của bạn là gì?
2. Thành phố hoặc quốc gia của bạn được biết đến về nan đề cụ thể đó trong bao lâu?
3. Hiệp ý và cầu nguyện cụ thể để phá đổ những đồn lũy đó hoặc những thế lực đang thống trị những cộng đồng, thành phố hoặc quốc gia của bạn trong Danh Chúa Jeus.
4. Triết lý hoặc tôn giáo sai lầm cụ thể nào đang kiểm soát lòng người trong thành phố của bạn?
5. Cầu nguyện và phá đổ thế lực đó trong Danh Chúa Jesus.
TỰ NGHIÊN CỨU:
1. Khi bạn kiểm tra đời sống bạn, có bất kỳ tội lỗi nào mà bạn khó phá hủy không?
2. Liệt kê những tội lỗi đó và dâng lên cho Chúa trong sự ăn năn. Thực hành uy quyền nước trời của bạn trong Danh Chúa Jesus và phá hủy những đồn lũy đó trong đời sống bạn. Bạn có thể hiệp ý với tín hữu trưởng thành trong sự cầu nguyện phá hủy những đồn lũy đó.
3. Viết 4 điều bạn có thể tránh “gia tăng” tội lỗi trong đời sống bạn.
4. Đâu là lý do chính yếu mà chúng ta phải thực hành cuộc chiến thuộc linh?
5. Liệt kê 4 cánh cửa mà chúng ta phải phá hủy trong cuộc chiến thuộc linh.
6. Làm cách nào chúng ta thực hành uy quyền mà Chúa Jesus đã ban cho chúng ta trongcuộc chiến thuộc linh?
bottom of page