top of page
    ISOM CẤP 4 - Sự Phục Hòa
    (Reconciliation)

Hung Tran

Jul 9, 2023

Giáo Trình I.S.O.M International School of Ministry
(Tiến sĩ Alphonso R. Bernard)



Tiến sĩ A.R. Bernard không những là mục sư của hội thánh hơn 10,000 tín hữu mà ông cũng được quý trọng như một nhà lãnh đạo của Hoa Kỳ. Rất hiếm có người như ông với đầy đủ uy tín nói về đề tài hòa giải giữa các sác dân và chủng tộc. Môn học nầy bàn sâu hơn vấn đề màu da và chủng tộc; ông diễn giải về nguồn gốc thiên nhiên và thuộc linh cũng như thiên mệnh.


(Mở Bài Học - Mở Bài Thi)

D4.1 Phần Giới Thiệu.

D4.2 Nguồn Gốc Và Vận Mệnh.

D4.3 Sự Sợ Hãi.

D4.4 Sống Một Cuộc Ðời Hoà Giải.





 




BÀI 1: GIỚI THIỆU


LỜI GIỚI THIỆU


Những ngày sau cùng trong sứ mạng truyền giáo của Chúa Jêsus, Ngài đã nhóm họp các môn đồ của Ngài trên núi Ô-li-ve và phán về những dấu hiệu của thời kỳ cuối cùng(LuLc 21:10). Từ “đất nước” là từ “Ethnos” trong tiếng Hy-lạp, đó là từ “Dân tộc”.

Hàng loạt các sự kiện sau đây sẽ mang đến một khía cạnh Kinh thánh trên vấn đề chủng tộc, dân tộc và sự hòa thuận lại với Đức Chúa Trời. Sứ mạng hòa giải là sứ mạng của Chúa Jêsus. Đức Chúa Trời trong Chúa Jêsus Christ đang hòa giải thế giới trở lại cùng Đức Chúa Trời. Ngày nay, Cơ-đốc nhân đã có Kinh thánh và sứ mạng hòa giải. Bông trái của một người đang được hòa thuận lại với Đức Chúa Trời như là đang hòa thuận lại với người láng giềng của mình.


DÀN Ý BÀI HỌC


I. SỨ MẠNG CỦA CHÚA JÊSUS VƯỢT QUA CÁC RANH GIỚI VỀ DÂN TỘC VÀ CHỦNG TỘC.


A. Sự hiểu biết là yếu tố trọng yếu nhất của xã hội con người.

Những gì chúng ta không hiểu, chúng ta sợ và có xu hướng bị đe dọa chống lại. Khi chúng ta không hiểu biết lẫn nhau, điều đó dễ dàng để cho sự lo sợ hình thành và phát sinh ra những sự phân hóa chính điều đó làm chia rẽ nhân loại.

B. Chúa Jêsus phải đi ngang qua sứ Sa-ma-ri để bày tỏ rằng tình yêu của Đức Chúa Trời vượt quá bất kỳ nền văn hóa nào của nhân loại (GiGa 4:4-7).

Người Sa-ma-ri thì không thanh sạch, một chủng tộc bị pha trộn, nhưng Chúa Jêsus sẵn lòng dùng chung chén với họ là việc mà không một người Giu-đa nào làm cả. Khi Chúa Jêsus nhìn người đàn ba, Ngài không để ý đến chủng tộc, dân tộc, chỗ đứng trong xã hội. Ngài bày tỏ rằng vấn đề thực sự là nơi tấm lòng.

Người đàn bà bị tác động bởi lời Chúa Jêsus đến nỗi phải làm chứng về Chúa Jêsus.

C. Chân lý vượt quá những sự phân hóa của con người.


II. SÁNG-THẾ KÝ 10 BÀY TỎ CHO CHÚNG TA VỀ TẤM LÒNG CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.


Qua suốt Cựu ước, chúng ta thấy Đức Chúa Trời nhắc đến nhóm dân (Ca-na-an, Hê-tít, Giê-bu-sít). Ngài luôn quan tâm họ dựa trên nền tảng dân tộc của họ.

Định nghĩa dân tộc: Một nền văn hóa, ngôn ngữ, niềm tin tôn giáo và một nơi địa lý nguyên sơ. Chúng ta phải có một sự phân biệt rõ ràng giữa dân tộc và chủng tộc (sắc tộc). SaSt 10:20 nhấn mạnh đến ngôn ngữ, gia đình và vùng đất (khu định cư).

Dân tộc, không phải chủng tộc, là cách mà Chúa Jêsus nhìn vào xã hội loài người.

Định nghĩa chủng tộc: Là một sự phân loại dựa trên sự lựa chọn tùy tiện về những đặc tính cơ thể như màu da, nét mặt hoặc hình dạng của mắt. Nó không bao giờ là khuôn mẫu của Đức Chúa Trời. 1:26-28 khải thị rằng đặc tính của nguyên thủy của con người không phải là dân tộc hoặc chủng tộc nhưng là ý chỉ của Đức Chúa Trời. ITe1Tx 5:23 cũng khải thị lại ba phần chính của con người là phần linh, hồnthể xác.


III. BA PHẦN CỦA CON NGƯỜI.


Diễn tả cương vị quản lý mà Đức Chúa Trời ban cho A-đam khi Ngài trao quyền cho A-đam cai trị khắp mặt đất.

Ba trách nhiệm của cương vị quản lý.

1. Thuộc linh là nhận lãnh, giữ gìn và dạy dỗ sự hiểu biết về Đức Chúa Trời.

2. Quản lý tri thức là mở rộng và dạy dỗ sự hiểu biết về thế giới Đức Chúa Trời đã sáng tạo.

3. Quản lý thể chất là cung cấp sự quân bình về vật chất cho nhu cầu cơ thể và những cần thiết của con người. điều đó sẽ tạo điều kiện bồi đắp chức năng thuộc linh và trí thức hiệu quả hơn.

Mỗi cá nhân có vài cấp bậc của 3 năng lực và trách nhiệm dù rằng trong mỗi cá nhân, sự đeo đuổi một trách nhiệm thường thường chiếm ưu thế hơn.

Ba người con trai của Nô-ê, Sem, Cham và Gia-phết đại diện cho ba thân vị của con người và mục đích thuộc linh, tư tưởng và thể chất sẽ ảnh hưởng lớn trên mỗi người trong số họ. Điều gì là thật cho cá nhân cũng thật đối với dân tộc. Trong xã hội con người chúng ta có các dân tộc mà họ theo đuổi cách nhiệt thành. Mỗi dân tộc có điều gì đó duy nhất để góp phần cho sự hợp tác chung.


IV. ĐỨC CHÚA TRỜI TẠO DỰNG SỰ PHỤ THUỘC LẪN NHAU TRONG XÃ HỘI CON NGƯỜI.


Mỗi cá nhân và quốc gia có sự đóng góp duy nhất từ Đức Chúa Trời cho xã hội loài người. Không gì liên quan đến dân tộc và văn hóa của bạn. Cong Cv 17:26 mặc khải rằng qua suốt lịch sử của mỗi dân tộc. Đức Chúa Trời ở cùng mỗi dân tộc, nâng cao và cũng làm tàn lụi quyền lực của họ. Ngài sẽ quyết định cho mỗi dân tộc liên quan đến thế gian, nơi chốn và sự ảnh hưởng, biên giới nơi cư ngụ của họ.

Nơi cư trú có nghĩa là điều kiện chỗ ở và thời gian ở đó. Đức Chúa Trời có một thời điểm đặc biệt, nơi chốn và mục đích qua suốt các thời đại cho mỗi dân tộc. Ý định của Đức Chúa Trời là mỗi dân tộc sẽ đóng góp cho cuộc sống đoàn thể (nói chung) của nhân loại. Qua những mưu cầu cuộc sống của Cơ-đốc nhân họ là một nguồn phước cho xã hội. Họ dùng các ơn Chúa cho để tìm kiếm Đức Chúa Trời nơi họ đến.


V. KHI CHÚA JÊSUS GIẢNG VỀ SỰ ĐOÁN XÉT, NGÀI NÓI CÁCH KIÊN ĐỊNH VỚI NHIỆM VỤ LỚN LAO.


Sứ mạng to lớn. Trong Mac Mc 16:15 chúng ta được chỉ dẫn vào sứ mạng lớn lao là rao giảng Phúc-âm đến mỗi người: Như vậy tiêu biểu cho từng cá nhân. Mat Mt 28:19 chỉ dẫn chúng ta dạy dỗ muôn dân: Dân tộc, quốc gia vượt khỏi cá thể.

Khi Chúa Jêsus trở lại, Ngài sẽ xét đoán cá nhân và các thực thể quốc gia về việc mang lại các thành quả trên cơ sở những cái mà Chúa đã giao cho họ. Chúng ta có thể hiểu bây giờ sự đoán xét chống lại dân Y-sơ-ra-ên. Họ đã thất bại trong việc mang lại kết quả cho Chúa trong xã hội của họ. Họ trở nên càng gắn bó, càng đồng hóa với quốc gia của họ hơn là gắn bó với Đức Chúa Trời, Đấng giải cứu họ.


KẾT LUẬN


Trong loạt bài nầy, chúng ta sẽ có được cái nhìn sâu sắc hơn, kỹ hơn vào nơi mà Đức Chúa Trời xác định rõ xã hội con người sẽ chấm dứt. Chúng ta sẽ bắt đầu trong Khải-huyền và bắt đầu làm việc cách ngược lại. Tôi cầu xin Chúa rằng tâm trí và tấm lòng của quý vị được rộng mở và quý vị sẽ bắt đầu thấy sự hòa hợp trong một phương diện khác biệt cách hoàn hảo.


THẢO LUẬN NHÓM


Các quốc gia và chủng tộc nào đại diện cho tầng lớp xã hội của bạn hiện nay? Anh nghĩ gì về tình yêu thương của Đức Chúa Trời đang quan tâm đến dân tộc? Thao luận về ba cương vị quản lý được giao cho A-đam.Chúng ta được tạo nên để phụ thuộc lẫn nhau, bạn nghĩ gì về điều mỗichúng ta phải đóng góp cho xã hội như là một cá nhân và như là một dân tộc?


TỰ NGHIÊN CỨU


Tại sao Chúa Jêsus phải đi qua xứ Sa-ma-ri?

Một nhóm người nào bạn có thể nghĩ đến trong thời kỳ hiện đại nầy?

Trong ba trách nhiệm của cương vị quản lý bạn nghĩ điều nào bạn đeo đuổi nhiều nhất?

Chúng ta sẽ đi đâu trong sứ mạng to lớn? Mac Mc 16:15; Mat Mt 28:19.





 




BÀI 2: NGUỒN GỐC VÀ VẬN MỆNH


LỜI GIỚI THIỆU


Chúng ta đang giải quyết vấn đề sự hòa giải trong Sáng-thế ký 4, có một luật được gọi là luật sáng tạo.

Luật ấy cho biết rằng mọi vật bắt nguồn ở dạng hạt và lớn lên cách lão luyện, như trong câu chuyện sự sáng tạo.

Đức Chúa Trời đặt để trên trái đất mọi thứ điều trong dạng hạt. Ngài cho mỗi hạt có khả năng sản sinh ra kiểu loại hạt riêng của nó. Mọi thứ trong xã hội loài người cần phải kết quả, nhân rộng, và có quyền trên trái đất. Đức Chúa Trời cũng đã đặt để A-đam trong dạng hạt giống.


DÀN Ý BÀI HỌC


I. MỌI THỨ MÀ XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI CẦN ĐỀU ĐƯỢC ĐẶT ĐỂ Ở DẠNG HẠT GIỐNG NƠI A-ĐAM


Mỗi con cháu sanh từ A-đam được sở hửu trong họ vài điều góp phần hoàn thành sự ủy thác quyền lực. Mục tiêu của Đức Chúa Trời sáng tạo ra xã hội loài người là để ở đó có một sự phụ thuộc lẫn nhau.

Tôi có vài điều gì đó duy nhất anh cần, và anh có vài điều gì đó duy nhất tôi cần. Chúng ta gặp gỡ nhau với các nhu cầu của mỗi người và hình thành sự hòa thuận của loài người đúng với dự định của Đức Chúa Trời.

A. Nhưng ý định nguyên thủy thất bại vì tội lỗi.

Tiểu sử của Ca-in (SaSt 4:17-20). Ca-in bị ngăn cấm khỏi sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Ca-in không mất ảnh tượng của Đức Chúa Trời đã được thừa hưởng từ A-đam. Mọi vật mà con người cần thì ở ngay nơi A-đam trong dạng hạt giống.

B. Những sự đóng góp của Ca-in (4:18-22).

Chúng ta có một thành phố được xây dựng. Mỗi người dân, mỗi dân tộc đều đến từ người đó, cho một sự đóng góp đặt biệt mà sự đóng góp ấy đã cho một vài điều gì đo đến xã hội. Những điều này được đề cập đến đã thể hiện trong dạng hạt giống từ A-đam. Cái gì thất bại trong con người đầu tiên, A-đam, Đức Chúa Trời sẽ làm trọn trong A-đam sau cùng, đó là Đấng Christ. Đức Chúa Trời đặt để trong Đấng Christ mọi điều mà xã hội con người cần để mang họ đến với nhau như một người và tái thành lập uy quyền. Mọi người sẽ đến với nhau trong Christ.


II. THÂN THỂ CỦA ĐẤNG CHRIST (ICo1Cr 12:12).


Thân thể Đấng Christ là khuôn mẫu thứ hai để bày tỏ ý định của Đức Chúa Trời sáng tạo ra sự phụ thuộc với nhau giữa các Cơ-đốc nhân.

A. Chúng ta không phải đoán xét lẫn nhau bởi màu da hoặc bởi những nét đặc biệt của thân thể.

Chúng ta phải đoán xét lẫn nhau bởi Đức Chúa Trời, những đóng góp có được cho xã hội loài người. KhKh 21:24-26 những ghi chú về các hoạt động đang xảy ra xung quanh thành Giê-ru-sa-lem mới.

B. Các dân tộc sẽ cùng đi với ánh sáng của họ và các vua trên đất sẽ mang sự nguy nga của họ vào đó.

Sự vinh quang và danh tiếng của các dân tộc sẽ được mang vào đó. Sau lần trở lại thứ hai của Đấng Christ, lúc đó sẽ có một giấy chứng minh của nhiều dân tộc, mỗi dân tộc sẽ mang sự vinh quang của họ như là một lễ vật trước Đức Chúa Trời.

C. Sự vinh quang của đối tượng.

Sự vinh quang của một người là giá trị bên trong của chính họ. Vinh quang của các dân tộc là giá trị của họ. Mỗi dân tộc được công nhận bởi những điều mà họ mang đến cho xã hội. Nếu một dân tộc từ chối dân tộc khác, khi ấy họ đang từ chối những gì Đức Chúa Trời đặt để trong dân tộc đó để cho xã hội. Chúng ta đang từ chối những điều Đức Chúa Trời đặt để trong dân tộc đó để cho xã hội khi đó chúng ta từ chối các cá thể.

D. Nan đề lớn nhất trong bất cứ cá nhân nào, đó là giải pháp nhận dạng sự khủng hoảng.

Tôi là ai? Tôi được công nhận có giá trị như thế nào? Cái gì là mục tiêu của tôi?

E. Chúa Jêsus bị từ chối (GiGa 1:10-13).

Một vài người từ chối Chúa Jêsus. Bất cứ ai người đã nhận Chúa Jêsus, Ngài cho quyền trở nên con cái của Đức ChúaTrời.

F. Hai di sản trong xã hội (1:13).

Một là tính tự nhiên, điều mà nhận biết chúng ta với trái đất. Một là linh hồn mà nhận biết chúng ta với Đức Chúa Trời. Nếu bạn tìm kiếm giải pháp cho sự khủng hoảng đồng nhất qua giấy chứng nhận tự nhiên, bạn sẽ chẳng bao giờ khám phá tiềm năng thật của bạn trong ảnh tượng của Đức Chúa Trời.

G. Cái mà con người tin vào nguồn gốc của mình sẽ xác định rõ những gì con người tin về mục đích và vận mệnh của mình.

H. Hai bảng gia phả của Chúa Jêsus.

- Bảng thứ nhất (Mat Mt 1:1-25) xác nhận Chúa Jêsus với dòng dõi tự nhiên của vua Đa-vít.

- Bảng gia phả thứ hai (LuLc 3:1-38) chỉ ra nguồn gốc của Chúa Jêsus được tính ngược trở về ban đầu, hoặc đến Đức Chúa Trời. Điều nầy tiêu biểu cho sự thừa hưởng thuộc linh và uy quyền thuộc linh của Ngài.


III. ĐỨC CHÚA TRỜI PHÁN BẢO VỚI GIÊ-RÊ-MI (Gie Gr 1:4)


Giê-rê-mi được sanh ra là người Do-thái. Giê-rê-mi đã sống còn trước khi ông được sanh ra trong ý định của Đức Chúa Trời.

Lời chứng của tiến sĩ Bernard.

“Chúng ta là sản phẩm bất diệt, được đặt vào vị trí đúng lúc và đúng chỗ để đóng góp điều gì đó từ muôn đời của xã hội loài người. Một lần nguồn gốc của tôi với Đức Chúa Trời được thành lập, sự phê chuẩn của tôi không đến từ màu da hoặc quốc gia nơi tôi sinh ra, nó đến từ ảnh tượng của Đức Chúa Trời.”


IV. MỌI ĐIỀU ĐỨC CHÚA TRỜI LÀM DỰA TRÊN NỀN TẢNG MỘT KIỂU MẪUVÀ Y THEO MỘT NGUUYÊN TẮC.


- Ví dụ về lúa mìcỏ lùng (Mat Mt 13:1-58).

Mọi vật bắt đầu từ dạng hạt và lớn lên cách lão luyện. Ví dụ về lúa mì và cỏ lùng (13:36).

- Ví dụ về người gieo giống rao giảng Lời Đức Chúa Trời làm biến đổi tấm lòng của con người.

- Ví dụ về cỏ lùng rao giảng về Chúa Jêsus gieo hạt giống đạo vào lòng con người để lòng họ được biến đổi bởi Lời Đức Chúa Trời.

Trong bất kỳ xã hội nào nền văn hóa và dân tộc đã mang lại kết quả xứng đáng cho Đức Chúa Trời. Khi chúng ta hiểu được rằng mục đích của Đức Chúa Trời là mang chúng ta như một người đến với mỗi cá nhân, chúng ta sẽ không thấy sự khác biệt của chúng ta như là một vấn đề. Vì chúng ta sẽ thấy sự khác biệt của chúng ta như sự cao cả của Đức Chúa Trời mang kết hợp lại thành một dân tộc duy nhất của các quan hệ họ hàng khác biệt, hãy còn kết hợp với nhau trong một Chúa.


THẢO LUẬN NHÓM


Thảo luận những điều khác biệt mà chúng ta cần có ở mỗi cá nhân trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, để tạo dựng sự phụ thuộc lẫn nhau. Điều gì là danh tiếng của một quốc gia?

Quốc gia của bạn mang đến cho xã hội điều gì?

Chúng ta có đoán xét lẫn nhau về màu da không?

Chúng ta phải đoán xét mộtquốc gia như thế nào?

Bàn luận về ví dụ lúa mì và cỏ lùng (13:36).


TỰ NGHIÊN CỨU


Điều gì là vấn đề to lớn trong bất kỳ cá nhân nào?

Theo GiGa 1:10-13 bạn có trở nên con cái của Đức Chúa Trời không?

Đọc Gie Gr 1:4-5 bạn có tưởng tượng rằng Đức Chúa Trời đã biết bạn và có một kế hoạch cho bạn trước khi bạn được sanh ra?

Giải thích tại sao Đức Chúa Trời mang chúng ta lại với nhau để trở nên như một.





 




BÀI 3: SỰ SỢ HÃI


LỜI GIỚI THIỆU


Tôi mong rằng bạn đã nhận biết sự phục hòa (hòa giải) dưới nhiều dạng soi dẫn khác nhau trong hai phần trước bạn sẽ ghi nhận sự xuyên suốt chung sau đây: Đức Chúa Trời đã có những ý định riêng biệt về xã hội loài người.

Ngài muốn có một xã hội của những thành phần con người đạo đức tự do, có thể hành xử ý chí của họ suy phục theo ý chỉ của Đức Chúa Trời.

Trong A-đam Đức Chúa Trời đã đặt để hình thể hạt giống trong mọi vật mà xã hội loài người cần đến. Chúng ta đã thấy mọi sự được bày tỏ qua sách Sáng-thế ký, chúng ta thấy được Ca-in, trái của A-đam đã cho ra dòng dõi con cháu góp phần chắc chắn vào xã hội loài người. Những sự đóng góp này gồm có trong các lãnh vực âm nhạc, tiếp đãi, thờ phượng, khai thác khoáng sản công nghệ, chăn nuôi gia súc, khai hoang phục hóa nông nghiệp.

Kết quả vượt hơn sức người, Ca-in tiến đến xây dựng toàn bộ thành phố, đó chỉ là biểu hiện đơn giản về hình ảnh dòng dõi mà Đức Chúa Trời dựng trong A-đam, đó cũng là sự bày tỏ của Đức Chúa Trời trong mỗi cá nhân từng có sự đóng góp riêng biệt. Đức Chúa Trời dựng nên xã hội loài người để phụ thuộc lẫn nhau, trong A-đam thứ nhất thất bại vì cớ tội lỗi, trong A-đam thứ hai, Chúa Jêsus Christ đem lại sự tạo dựng tối hậu về ý định chủ yếu của Đức Chúa Trời. Vì tất cả muôn vật đều được hiệp nhất trong Đấng Christ.


DÀN Ý BÀI HỌC


I. QUYỀN LỰC CỦA SỰ CHẾT ĐƯỢC NẰM TRONG TAY MA QUỶ (HeDt2:14)


Mọi người đều bị cầm giữ trong sự sợ hãi và sự chết.

- Quyền lực của sự chết là sự sợ hãi.

- Quyền lực của Sa-tan là sự sợ hãi.

Sự sợ hãi là cảm giác kinh nghiệm ban đầu của A-đam sau khi ông phạm tội.

Quyền lực của Sa-tan ngự trị trên đời sống chúng ta là sự sợ hãi mà nó đặt để trong lòng chúng ta. Sự sợ hãi đem đến sự tối tăm ngu dại. Ngay tức khắc sự tri thức đến, sự sợ hãi tiêu tan. Càng tiếp nhận sự tri thức lời nói càng uy quyền. Hiệu quả là tri thức chuyển sang uy quyền. Tinh thần sợ hãi (IITi 2Tm 1:7). Jêsus đến hủy diệt quyền lực sợ hãi của Sa-tan và đem đến sự hiểu biết Đức Chúa Trời. Khi sự hiểu biết Đức Chúa Trời ngự trị sự sợ hãi biến mất đi. Sự hiểu biết Đức Chúa Trời ban cho chúng ta sự am tường về quyền năng của tình yêu thương Ngài. Khi tình yêu thương của Đức Chúa Trời rộ chín trong kẻ tin thì sự thông hiểu loại trừ sự sợ hãi. Theo IITi 2Tm 1:7 thì không có sự sợ hãi sau đây: Quyền lực. Tình thương. Sự tự xét hay tâm trí vững vàng. Kinh thánh nói rằng trong tất cả mọi điều cần có, đó là sự khôn ngoan thông sáng, (ChCn 4:7).


II. MỤC ĐÍCH CỦA CHÚNG TA LÀ ĐẠT ĐẾN SỰ KHÔN NGOAN THÔNG SÁNG TRONG ĐỨC CHÚA TRỜI


Trong phần 2 tôi đã nói về Đức Chúa Trời làm cho đồng nhất các dân tộc thông qua gia đình, ngôn ngữ, đất đai.

A. Ngài công nhận loài người như dân tộc người Hê-tít, Phi-lip-pin, Mỹ, Nhật.

Ngài không từ chối tính cách dân tộc nhưng sử dụng nó để làm vinh hiển nước Ngài. Khi chúng ta học về sự tạo dựng chúng ta có thể hiểu về quyền năng tạo dựng và sự sáng suốt của Đức Chúa Trời. Một Đức Chúa Trời đời đời là biểu thị sự duy nhất của thân vị thống nhất. Mỗi cá thể hiệp nhất của Đức Chúa Trời kết hợp thành một Đức Chúa Trời có một không hai. SaSt 11:1 mỗi nước đều chung một thứ tiếng, một ngôn ngữ.

B. Loài người cùng chung một thứ tiếng.

1. Cái tháp (11:2-7).

Đức Chúa Trời chứng tỏ quyền năng hiệp nhất của xã hội loài người. Họ bất tuân khi họ không rãi ra khắp đất. Như hậu quả Đức Chúa Trời làm lộn xộn tiếng nói để họ tản lạc ra khắp đất. Với những ngôn ngữ khác nhau và hậu quả của sự tan vỡ mối tương giao thì sự sợ hãi chiếm ngự.

2. Văn hóa là hệ thống đức tin thành toàn, tập tục cổ truyền thiết lập đời sống dân chúng. Mỗi nhóm đoàn thể nhân dân được hình thành qua ngôn ngữ họ nói.

C. Sự sợ hãi của họ làm họ giới hạn Đức Chúa Trời, vì thế họ đánh mất nguồn mặc khải của Đức Chúa Trời. Thật Đức Chúa Trời đã bày tỏ chính Ngài cho xã hội loài người bởi sự bày tỏ chính Ngài cho Áp-ra-ham. Áp-ra-ham được kêu gọi ra khỏi xã hội đầy hình tượng. Ông trở thành một dân tộc Y-sơ-ra-ên. Từ Áp-ra-ham dẫn đến một dòng dõi (Christ) để đem loài người trở lại hiệp một trong Đấng Christ thì không có sự sợ hãi. Sa-tan đã sử dụng sự sợ hãi thông qua sự ngu dại để duy trì sự phân chia trong xã hội loài người. Trong Chúa Jêsus Christ đã không có sự sợ hãi.


III. NGÀY PHỤC SINH.


Chúng ta tìm thấy sự xức dầu của Đức Thánh Linh. Chúng ta có nhiều ngôn ngữ nhưng chỉ có một sự thông hiểu duy nhất. Kế hoạch và chương trình của Đức Chúa Trời là đem tất cả loài người trở về một sự thông hiểu.

Sa-tan hoạt động như thế nào?

Điều gì chúng ta không biết chúng ta hướng đến chống đối. Câu chuyện của một người. Thế nào chúng ta luôn đoán xét phê phán vì chúng ta không hiểu từ nơi nào một người khác đang đi. Khi chúng ta ở trong Đức Chúa Trời chúng ta sẽ khám phá ra rằng tất cả mọi người đều khá giống nhau dù có điều họ rất khác nhau.


IV. SỰ ĐỐI NGHỊCH GIỮA VIỆC LÀM CỦA XÁC THỊT VÀ BÔNG TRÁI CỦA THÁNH LINH (GaGl 5:16-23)


Những việc làm của xác thịt dưới 4 loại hình thức sau đây: 1. Không kiểm soát được dục vọng, biểu thị trong sự ngoại tình gian dâm ô uế.

2. Mê tín dị đoan thường thấy trong sự thờ hình tượng- phù phép.

3. Xã hội hỗn loạn, biểu hiện thù oán, đấu tranh ghen ghét. Tội lỗi dẫy đầy biệu lộ sự say sưa, mê ăn uống. Các việc làm của xác thịt là việc làm của con người thiên nhiên sa ngã.

4. Những công việc xác thịt này nghịch với bông trái của Đức Thánh Linh. Những công việc của xác thịt không phải là công việc của ác quỷ. Ác quỷ sử dụng công việc của xác thịt nhưng nó phải có sự đồng tình của chúng ta.

I Gi1Ga 3:8 cho biết rằng ác quỷ cũng có công việc của nó. GiGa 8:44 nói công việc của ma quỷ là:

- Sa-tan là cha của sự nói dối. Nói dối bất kỳ điều gì cũng tạo ra một ấn tượng sai lầm.

- Sự lừa gạt tóm lại trong một lời là công việc của ma quỷ. - Qua việc lừa gạt và nói dối, ma quỷ tạo ra sự sợ hãi. Jêsus gọi tri thức là chìa khóa mở các cửa của sự sợ hãi. Trong I Cor1Cr 4:4 ma quỷ được gọi là kẻ làm mù tâm trí con người. Trong IITe 2Tx 2:8-10 ma quỷ được gọi là kẻ lừa gạt quần chúng. Trong KhKh 20:3 ma quỷ được gọi là kẻ lừa gạt dân tộc. Thiếu vắng sự thông công tương giao cũng là thiếu vắng sự hiểu biết. Thiếu vắng sự hiểu biết thì có sự hiện hữu của sự sợ hãi và quyền lực của ma quỷ.


V. NGƯỜI ĐÀN BÀ VÀ CON RỒNG (12:1-18)


- Người đàn bà tượng trưng cho dân Y-sơ-ra-ên.

- Con rồng tượng trưng cho Sa-tan. KhKh 12:11 nói cho chúng ta biết làm thế nào kẻ tin thắng được ma quỷ.

- Huyết của chiên con là sự hy sinh của Chúa Jêsus Christ nó đem đến cho chúng ta sự hiểu biết Đức Chúa Trời.


VI. KẺ TỐ CÁO ANH EM.


Tiếng Hy-lạp gọi “Tố cáo” xuất phát từ tiếng gốc là “Categorio” là tiếng gốc mà chúng ta dùng phân loại trong tiếng anh.

Trong 12:16 ma quỷ được gọi là kẻ tố cáo anh em. Điều đó có ý nghĩa là phân loại, gán cho hay đặt tên cho, cũng có nghĩa phân tính, đặc tính

. Phương pháp lừa gạt của Sa-tan chống lại dân tộc là tạo ra một nhãn hiệu để lừa gạt. Phân loại trên nhóm người có tinh thần dân tộc do điều đó mà thế gian lên án chúng ta, do đó tạo ra sự phân hóa và đối địch.

. Sa-tan thật muốn nuôi dưỡng sự thù địch thổi phồng lên sự khác biệt thông qua sự ngu dại. “Tôi cầu nguyện cho các bạn không phải không biết tình anh em trong Chúa nhưng qua lẽ thật của lời Chúa anh en được tự do đi vào sự thông biết Chúa và viễn cảnh của Ngài điều đó thông qua sự hòa giải với Đức Chúa Trời. Bạn sẽ có kinh nghiệm về sự hòa giải với mọi người khác.


THẢO LUẬN NHÓM


Bạn biết gì về sự sợ hãi?

Điều gì xua tan sự sợ hãi?

Sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời làm cho chúng ta như thế nào?

Tại sao Đức Chúa Trời muốn loài người trên mặt đất tản lạc ra trên khắp đất?

Làm thế nào các nhóm dân tộc tan lạc?

Điều nào làm cho mỗi nhóm dân tộc chung lại với nhau?


TỰ NGHIÊN CỨU


A-đam đã có kinh nghiệm gì về những xúc cảm ban đầu khi ông phạm tội?

Lập danh sách 4 loại hình thức công việc của xác thịt?

Sa-tan là cha của điều gì?

Không có sự thông công tương giao với Chúa, thì cũng không có điều gì?

Trong sự hiện diện của sự sợ hãi và quyền lực của ma quỷ thì thiếu vắng điều gì?





 



BÀI 4: ÁP DỤNG THỰC TẾ


LỜI GIỚI THIỆU


Chúng ta có xem xét Kinh thánh như là một quyển sách lịch sử, chúng ta có được viễn cảnh của Đức Chúa Trời trên dân tộc và chủng tộc của thế giới. Tôi rất vui trao đổi với quý vị trong khóa học thực tế về cái điều mà chúng ta có thể làm để hiểu rỏ sự phục hòa.


DÀN Ý BÀI HỌC


I. ÁP DỤNG THỰC TẾ


Khi Lời của Đức Chúa Trời được bày tỏ trong đời sống con người, chúng ta có thể thấy và hiểu được giá trị của Lời ấy (GiGa 1:14).

A. Câu chuyện của Ca-in (SaSt 4:1-26).

Ca-in bị tổn thương vì sự từ chối Đức Chúa Trời. Con người lựa chọn làm sao, họ đáp lại như thế nào với những vấn đề trong cuộc sống của họ.

Vì những điều đang xảy ra trong lòng của Ca-in, ông để cho nỗi đau của ông biến thành sự giận dữ chống nghịch lại em mình. Ca-in trở nên không lo lắng và không liên hệ với em mình.Câu chuyện về người đàn bà tại giếng từ bài

B. Cái chén của người đàn bà tiêu biểu cho nhiều chén.

Chúa Jêsus uống nước từ chén của người đàn bà, trong lúc làm như vậy Ngài đã tự đồng nhất với người đàn bà.

1. Chúa Jêsus đặt để danh tiếng và địa vị sang một bên và đồng cảm với nỗi đau của người đàn bà. Quý vị có sẵn lòng đồng cảm với nỗi đau và những thử thách cam go của anh em quý vị? Đây là nơi Phúc-âm bày tỏ cách sống động, trong sự đồng cảm.

2. Những cửa ngục tù. Chúa Jêsus đã mở cánh cửa những nơi chất chứa tội lỗi. Có nhiều cửa ngục tù trong cuộc sống. Có những nơi giam hãm sự giận dữ, căm ghét, sự ngu dốt, ghen tị, sự không tha thứ, sự chua cay, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và sự thành kiến. Bất kỳ nơi giam hãm vô tình nào trong cuộc sống đều là ngục tù.

3. Sứ mạng của Chúa Jêsus Christ là sự giải phóng nhân loại.

Trước tiên sứ mạng giải phóng nhân loại là của Chúa Jêsus Christ, sau đó Hội thánh sẽ tiếp tục sứ mạng đó. Giống như Chúa Jêsus Christ Hội thánh phải chống đối với sự nghèo đói và đủ mọi áp bức. Quý vị không có thể tràn đầy Đức Thánh Linh, tinh thần tự do là quý vị lờ đi sự bất công. Ở đó phải có sự giao chiến cách chủ động của chúng ta. Điều đó có nghĩa phải gánh lấy trách nhiệm cho anh em chúng ta.

C. Sự phàn nàn của Ê-sai khi chống lại Giu-đa (EsIs 1:1-31).

Ê-sai đã mang gánh nặng nghịch lại dân Y-sơ-ra-ên trong những hoạt động thờ cúng bởi sự quên đi Lời Đức Chúa Trời.

D. Trong EsIs 1:13-17, Đức Chúa Trời bảo họ đừng dâng cho Ngài những lễ vật vô nghĩa.

Nó thì dễ dàng tiến hành hoạt động tôn giáo. Người ta không quan tâm bạn biết bao nhiêu cho đến khi họ biết bạn quan tâm nhiều. Giăng Báp-tít đã cảnh cáo dân sự (LuLc 3:4-7). Dân sự tụ họp lại trước Giăng Báp-tít.

Giăng nói cho họ kết quả xứng đáng với sự ăn năn (3:8). Khi một người ăn năn tội, người ấy trở nên quan tâm đến anh em mình.“Chúng ta nên làm điều gì khi ấy” (3:10). Có hai áo khoát thì hãy cho người không có. Người thu thuế nên dừng lại việc bóc lột dân sự. Những người lính không nên tống tiền hoặc tố cáo dân sự cách sai trật.


KẾT LUẬN


Khi tấm lòng một người được ảnh hưởng mạnh bởi Phúc-âm của Chúa Jêsus Christ, thì nó được biểu lộ trong cách sống mới, và nó có những biểu hiện trong xã hội, kinh tế chính trị. Hiệu quả thuộc linh của Phúc-âm là sự cứu rỗi linh hồn. Hiệu quả xã hội của Phúc-âm là một sự say mê công bằng và công lý trong xã hội con người. Tôi thì sẵn lòng đi tới, vuợt ra ngoài chủng tộc, dân tộc và giới hạn thuộc về giáo phái. Tôi sẽ trở nên là một với anh em tôi. Đây là sứ mạng của Chúa Jêsus Christ. Đây là sứ mạng của sự phục hòa. Đó là vương quốc của Đức Chúa Trời với sự hy vọng và sự vinh hiển.


THẢO LUẬN NHÓM


Tại sao sự kiện Chúa Jêsus đã uống nước từ chén người đàn bà làm một động tác mạnh trên dân sự (GiGa 4:1-54)?

Bạn có thể đồng cảm với nỗi đau và sự chịu đựng của anh em mình trong nhóm như thế nào?

Con người trong xã hội bạn đang từng trãi đang chịu đựng những kiểu nào của sự giam cầm?

Cho vài ví dụ về những sự thay đổi có xảy ra trong những đời sống của các dân tộc khác nhau.


TỰ NGHIÊN CỨU


Bạn có thể đồng cảm cách cá nhân như thế nào với nỗi đau và sự chịu đựngcủa anh em?

Một vài cách của ngục tù trong đời sống là gì?

Trong Ê-sai đoạn 1, tại sao Đức Chúa Trời đã không muốn các lễ vật của dân Y-sơ-ra-ên nữa?

Những kết quả của sự ăn năn là gì, điều được cho trong thí dụ trong LuLc 3:8-14?

Điều gì là một vài kết quả của sự ăn năn được chứng tỏ trong cuộc đời của quý vị khi quý vị đến với sự ăn năn?



bottom of page