top of page

Khảo Cổ Kinh Thánh ( Mẫu Tự D )

Hung Tran

May 14, 2023

Hàng ngàn các chứng cớ “ngoại tại” chứng thực các câu chuyện kể trong Kinh Thánh đang được phơi bày...



DAMASCUS:Hòn ngọc phương đông” được nói như là một thành phố cổ xưa của thế giới với một lịch sử liên tục - từ thời Uz (cháu nội trai của Nô-ê) cho đến nay. Trong suốt những thế kỷ nầy, Đa-mách luôn luôn là “đầu não của Sy-ri” và là thủ phủ của người dân xứng đáng (???). Sở dĩ Đa-mách tồn tại lâu dài như thế là nhờ vào một thực sự, nó tọa lạc trong một bình nguyên 60.000 acre, cao hơn mực nước biển khoảng 688,8m, là một trong những ốc đảo phì nhiêu nhất thế giới. Sự sống và sự phồn thịnh của thành phố cùng với bình nguyên chung quanh là nhờ hai con sông nổi tiếng là Abana và Pharpar với tiếng tăm trong Kinh Thánh (IIVua 2V 5:12). “A-ba-na và Bạt-ba, hai sông ở Đa-mách, há chẳng tốt hơn các nước trong Y-sơ-ra-ên sao? Ta há chẳng tắm đó cho được sạch hay sao? Vậy, người trở đi và giận dữ.”

Sông Abana, ngày nay có tên là Barada, chẻ thành bảy nhánh như hình cái quạt, rồi chia nhỏ thành những dòng suối, dẫn nước đến khu dân cư, vườn hoa, vườn cây trái, vườn nho của khoảng 400000 người, rồi chảy về phía sa mạc khoảng 18 dặm về phía đông. Sông Pharpar, nay có tên là Awaj, bắt nguồn từ chân đồi của Núi Hermon và chảy khoảng 7 dặm phía nam của Đa-mách, tại đó nước sông tưới cho các vườn trái cây của các nước lân cận.

Tàn tích của những bức tường và cổng thành khá cổ xưa - một số có từ thời La-mã. Tại hai nơi khác nhau, một cửa sổ bằng gạch được người ta giải thích là cái cửa mà Phao-lô “được thòng xuống trong cái thúng” (IICo 2Cr 11:33). Tuy nhiên, những điều này chỉ minh họa cho câu chuyện, bởi về phần xây dựng chung quanh hai cái cửa sổ khó lòng mà có từ thời La-mã.

Con phố “Ngay Thẳng” bắt đầu từ cổng đông và đi về phía tây vào giữa trung tâm thành phố. Nhà của A-na-nia, như người ta thấy hôm nay, là một nhà nguyện thấp trông giống cái hang, thấp hơn mặt đường khoảng 4,9-6,1m (16-20feet). Đây có thể đúng là vị trí của căn nhà, nhưng đường Ngay Thẳng lúc bấy giờ ở một mức nước chuẩn thấp hơn, như là tàn tích của con đường được phát hiện đã cho thấy như vậy. Con đường hiện nay không còn là đại lộ nữa - dài một dặm và rộng khoảng 30,48m (100feet) - mà những cỗ xe ngựa (chiến xa) La-mã chạy lạch cạch trên đó.

Nhưng con đường khá thẳng, ở cuối đường phía tây có một chợ trời có mái che mà nó tiêu biểu cho một mô hình nổi bật và đang biến đổi về mua bán sống động - cũng như người phương đông chân chính sẽ được tìm gặp trên bất cứ nơi nào trên thế giới. (tối nghĩa quá).

Đại Giáo Đường Hồi Giáo về mặt thiêng liêng được xếp hạng gần với Giáo đường Hồi giáo tại Mecca, Medina và Giê-ru-sa-lem, là tòa nhà cổ nhất, đáng kính nhất ở Đa-mách. Nó tiêu biểu cho ba kỷ nguyên lớn trong lịch sử, và ba tôn giáo chiếm hữu nó theo thứ tự là: Ngoại-giáo, Cơ-đốc giáo và Hồi-giáo. Nền móng nhà rộng lớn và dãy cột bên ngoài là của một đền thờ Hy-lạp hay La-mã. Một số ít người nghĩ rằng rất có thể đây là vị trí của đền thờ Rimmon hay Hadad, tại đó tướng Na-a-man xin ban cho “đủ đất bằng hai con la chở nổi” và dựng lên một bàn thờ riêng của ông ta (IIVua 2V 5:17-18). Sau đó, A-háp thấy bàn thờ ấy trong đền thờ nầy và làm y theo một cái tại đền thờ Giê-ru-sa-lem (IIVua 2V 16:10-13). Dưới thời La-mã đền thờ nầy được dâng cho thần Jupiter, sau khi Constantine theo Cơ-đốc giáo vào thế kỷ thứ 4 SC, đền thờ được tái thiết thành một nhà thờ rộng lớn và được Theodosius dâng cho Giăng Báp-tít. Sau khi người Hồi-giáo chiếm lấy Đa-mách vào năm 634 SC, tòa kiến trúc đã được thay hình đổi dạng thành một nhà thờ Hồi-giáo tráng lệ. Ba trận hỏa hoạn đã làm thiệt hại tòa kiến trúc, nhưng nó đều được phục hồi sau mỗi lần bị hỏa hoạn.

Theo hiện trạng, Đại Giáo Đường Hồi Giáo gồm có một cấu trúc rộng 146,3 x 98,6m (480feet x 324feet), bao quanh bởi những bức tường xây rất đẹp và một vòm cổng tráng lệ với ba tháp cao, cùng nhiều tháp chuông xinh xắn. Một trong số ấy được gọi là “tháp chuông của Giê-xu”, bởi theo truyền thuyết Hồi-giáo thì “Giê-xu sẽ xuất hiện trên đỉnh tháp này vào ngày Phán xét lớn.”

Ở phía nam của Giáo đường Hồi-giáo, trên ngạch của một ô cửa lộng lẫy nhưng ít được sử dụng, có dòng chữ khắc bằng tiếng Hy-lạp:

“Ôi Đấng Christ, Vương quốc của Ngài là một Vương quốc vĩnh hằng.”


DAN: Ngày nay có tên gọi là Tel el-qadi (mô đất phán xét), lâu nay được xem là tuyến biên phòng phía bắc của xứ Y-sơ-ra-ên - “Từ Đan cho tới Bê-e-sê-ba.” Và đó cũng là thành phố mà Giê-rô-bô-am dựng nên con bò vàng.

Ngày nay đó là một mô đất hình vuông, cao hơn bình nguyên độ 9,1 - 24,4m (30-80feet) và dài khoảng 45,7m (150feet) và rộng 213,4m (700feet). Những đống đổ nát nhỏ, ba cây cối to, một số mùa màng nhỏ, nhiều vườn hoa, và một ngôi mộ của một thánh nhân đạo Hồi trên mô đất. Suối nước lớn nhất trong các vùng đất Kinh Thánh, nếu chưa nói là của thế giới, bắt nguồn từ tận cùng phía tây của mô đất, và là một trong những nguồn nước chính của sông Giô-đanh.

Người ta chỉ thực hiện khai quật bề mặt tại đây, tuy nhiên sự khai quật đó cũng cho thấy nơi này đã có người đến cư trú từ năm 2600 TC - 600 TC. Lịch sử tôn giáo và lịch sử thế tục đã gặp gỡ tại đây bằng những sự kiện kỳ lạ và gây xúc động, mô đất thì đầy hứa hẹn như vậy đến nỗi nó dễ dàng trở thành một trong những vị trí đầy thách thức nhất cho việc khai quật trong tất cả mọi vùng đất của Kinh Thánh.



CUỘN BIỂN CHẾT: Là tên được đặt cho một bộ sưu tập những bản viết tay bằng tiếng Hy-lạp cổ, Hê-bơ-rơ cổ và A-ram cổ (những phần, đoạn của bản viết tay), được tìm thấy trong một số hang động tại những chân đồi cằn cỗi của đồng vắng Giu-đê, phía tây Biển Chết. Những tài liệu này tiêu biểu cho sự khám phá khảo cổ quan trọng nhất và gây xúc động nhất trong thời đại chúng ta. Hơn một phần ba của tài liệu này là các sách trong Kinh Thánh Cựu Ước, cổ xưa hơn ít nhất 1000 năm so với các bản viết tay Kinh Thánh Cựu Ước xa xưa nhất được biết cho đến nay. Hàng ngàn các bài viết uyên bác và hàng chục quyển sách được viết về Cuộn Biển Chết nầy, nhưng cho đến nay thì chúng vẫn chưa được nghiên cứu và dịch thuật.

Việc khám phá những cuộn sách bắt đầu từ mùa xuân năm 1947, lúc đó một cậu bé chăn cừu người Ả-rập đi tìm một con dê bị lạc. Trong lúc đi tìm, cậu bé đến một thung lũng dốc, cậu ném viên đá vào cái hang ở chân đồi và nghe có tiếng gì như tiếng vỡ của sành sứ. Gọi thêm một em khác đến phụ giúp, cả hai đã tìm thấy vài cái hũ sành cao từ 25 - 29 inches, bề ngang độ 10 inches. Chúng tìm thấy những đồ vật trông giống những xác ướp nhỏ, nhưng thực ra đó là những cuộn da được gói trong miếng vải gai mịn hình vuông, bên ngoài bọc bằng chất gì giống hắc ín có thể lấy từ Biển Chết. Với suy nghĩ đơn sơ rằng đã tìm thấy “của quý” có thể mang lại món tiền lớn, chúng nó chia nhau những cuộn da và đem về Bết-lê-hem, tại đây họ rao bán những cuộn da nầy cho một nhà buôn đồ cổ với giá 20 bảng Anh, nhưng ông nầy từ chối.

Sau đó hai đứa bé đi thẳng lên Giê-ru-sa-lem, sau khi mặc cả hằng tuần ở đây, họ đã bán bốn cuộn cho Tổng giám mục Athanasius Samuel của Tu viện Chính Thống Giáo Thánh Mác của người Sy-ri, và ba cuộn cho E.L.Sukenik, giáo sư khảo cổ học tại Đại Học Hê-bơ-rơ, Giê-ru-sa-lem.

Tổng giám mục Samuel đã đưa cho vài chuyên gia xem những cuộn da mà các chuyên gia ấy cũng không chắc chắn về nội dung và giá trị của chúng. Cuối cùng thì cuộn da được mang đến cho Tiến sĩ John C.Traver, quyền giám đốc của Học Viện Hoa Kỳ về Nghiên Cứu Đông Phương (Giê-ru-sa-lem), ông Traver đã chụp hình và nghiên cứu vài cuộn da, sau đó gửi bản sao đến Tiến sĩ W.F.Albright của Đại học Johns Hopkins. Chuyên gia lừng danh nầy tạm thời nói các cuộn da ấy có từ “khoảng năm 100 TC” và tuyên bố rằng “đó là sự khám phá kỳ lạ.”

Cậu bé chăn cừu người Ả-rập đã tìm ra cái hang tại đó có cuộn da, nhưng chiến tranh giữa người Ả-rập và Do-thái làm cho cuộc điều tra khoa học bị ngưng cho tới tháng 2/1949, lúc đó Tiến sĩ Laukester Harding của Ban Cổ Vật Jordan và Pere R.de Vaux của Trường Kinh Thánh Dominican của Giê-ru-sa-lem cẩn thận khai quật mức sàn của hang (?).

Trong vòng ba tuần lễ, họ tìm thấy khoảng 800 cuộn rời rạc thuộc về khoảng 75 cuộn da khác nhau, một vài cuộn giấy chỉ thảo, những mảnh vải gai mịn dùng gói cuộn da, đèn La-mã, những cái bình, miếng sứ của khoảng 50 bình, hũ khác nhau. Rõ ràng là khoảng 200 cuộn da đã được cất giấu trong hang. Origen, giám mục nhà thờ Alexandri sống vào khoảng thế kỷ thứ 3 SC, kể rằng ông ta đã sử dụng vài bản viết tay mà ông đã tìm thấy “trong một cái bình gần Giê-ri-cô.” Timotheus, Tộc trưởng Bagdad, cũng đã viết một lá thư cho Sergius là Tổng giám mục của Elam vào khoảng năm 800 SC, nói rằng một người nào đó đến từ Giê-ru-sa-lem, kể cho ông ta về một con chó săn Ả-rập, di vào cái hang gần Giê-ri-cô rồi không trở về. Sau một thời gian, chủ nhân của nó đi tìm và phát hiện mình đang ở trong “một cái nhà bé nhỏ ở trong tảng đá”, mà trong đó có nhiều bản viết tay. Chủ nhân ấy đã báo cáo sự kiện nầy cho các học giả Do-thái tại Giê-ru-sa-lem, họ đi xuống khuân lên nhiều cuộn da mà họ cho là các sách trong Cựu Ước và những tác phẩm Hê-bơ-rơ khác.

Trong lúc khai quật cái hang, Harding và de Vaux chú ý thấy một đống đổ nát trên một nền đất cao trăng trắng (?) mà người Ả-rập gọi đống đổ nát đó là Khirbet Qumran. Phỏng đoán về một liên hệ giữa các cuộn da và đống đổ nát, họ đã trở lại vào năm 1951 và bắt đầu khai quật. Trong năm chiến dịch tiếp sau đó, họ phát hiện tàn tích của một phức hợp cao ốc trung tâm xây dựng công phu, sàn nhà chính gồm hơn 1384,5m2 (15000feet).

Đó là một trung tâm cộng đồng hay một tu viện với một tháp đồ sộ để phòng vệ, một nhà bếp rộng, một phòng họp vừa làm phòng ăn to lớn, nhà giặt, nhà kho, phòng trữ đồ ăn, những sân rộng, hệ thống cấp nước gây nhiều chú ý và nó dẫn nước từ một thác tại ngọn đồi phía tây, xuyên qua những kênh đẽo trong đá để về những hồ chứa lớn. Gần đó là những chuồng ngựa, một xưởng đồ gốm cho cộng đồng, và ba nghĩa trang, một trong nơi đó có hơn một ngàn ngôi mộ.

Điều gây xúc động nhất cho các nhà khai quật là một phòng viết 13m x 4m (43 x 13 feet). Trong phòng này có tàn tích của một cài bàn xây bằng gạch đá, hẹp, dài 5,03m (16feet) cùng với hai cái bàn ngắn hơn và một băng ghế dính vào tường. Trong đống gạch vụn của phòng này có ba lọ mực, hai cái làm bằng đất nung và một cái bằng đồng thiếc. Một cái lọ mực nói trên thực sự còn đọng lại mực đã khô làm bằng muội đèn và chất nhựa lấy từ cây. Gần đó là một cái bồn đôi, có khả năng được dùng đề giặt rửa theo nghi lễ trước và sau khi làm việc với những bản viết tay thiêng liêng.

Nhiều phát hiện tại Qumran (gồm hơn 700 đồng xu của thời gian liên tục 200 năm) đã tạo khả năng phục chế lại lối sống của một cộng đồng Do Thái sống ẩn dật từ khoảng 100 TC đến 68 SC. Phòng viết, xưởng đồ gốm, một cái bình giống những cái đã tìm thấy trong hang, nhiều phần, đoạn của cuộn da, cách viết, lối sống không những gắn liền những người này với những cuộn da được bắt gặp trong những hang gần đó, nhưng được nhận dạng như là “con người trong những cuộn da” hay tín đồ Essenes (dòng khổ hạnh của Do-thái cổ đại). Các sử gia như Josephus, Philo và Pliny the Eider đã miêu tả những người này đã tách khỏi Do-thái giáo chính thống của Giê-ru-sa-lem và “tách mình khỏi những sự xấu xa, sai lầm trổi dậy trong các đô thị” để sống trong khu nông nghiệp, trong chính nơi này của đất nước và mãi tận phía nam của En Gedi. Căn cứ vào những bài viết, họ tự xem mình là được kêu gọi “để đi vào đồng vắng, dọn đường sẵn cho Chúa, căn cứ vào nội dung bài viết, trong đồng vắng sửa soạn đường đi cho Ngài, ban bằng các nẻo đường Ngài.” Họ có thái độ im lặng, và họ sống hết sức giản dị và thanh sạch. Họ cầu nguyện mỗi sáng từ lúc mặt trời mọc cho đến giờ thứ năm, tắm rửa trong nước lạnh, mặc y phục trắng, ăn bữa cơm chung có cầu nguyện tạ ơn trước và sau khi ăn. Sau đó, thay quần áo lao động đi làm việc hoặc miệt mài với công việc mỹ thuật (kể cả việc viết các bản thảo) cho tới chiều tối, trở về ăn bữa cơm chiều với cung cách như trên. Trong giờ cầu nguyện chiếu tối, họ dốc mình cho sự cầu nguyện và nghiên cứu luật pháp của họ - chủ yếu là sách Cựu Ước và các sách Thứ Kinh.

Một trận động đất đã làm gián đoạn cuộc sống của cộng đồng Qumran mà theo Josephus thì trận động đất ấy đã làm rúng động Giu-đê vào mùa xuân của năm 31 TC. Sau tai họa, nơi ấy không có ai cư trú suốt 30 năm. Vào khoảng năm 4 TC, cộng đồng trở về. Những tòa nhà được sửa sang, cái tháp và những bức tường lung lay được gia cố lại, xây thêm những căn phòng mới. Từ đó, đời sống ẩn dật cho sự cầu nguyện và nghiên cứu tại Qumran được bắt đầu lại với quy mô rộng lớn hơn.

Đức tin, mục tiêu và sứ mệnh của họ trong cuộc sống ắt đã nhận được sự nâng cao cách lớn lao, và cho dù một mức độ nhỏ về sự kiên tín tù bài giảng của Giăng Báp-tít và sự xuất hiện của Chúa Giê-xu Christ. Họ được dạy dỗ rằng ăn năn là điều kiện tiên quyết cần có để làm lễ báp-tem - như Giăng đã làm. Cuốn Sổ Tay Hành Xác của họ ghi rằng: “Họ không được đi sai lệch khỏi sự khuyến cáo của luật pháp…cho đến khi một tiên tri và đấng Mê-si-a của A-rôn và Y-sơ-ra-ên đến trần gian nầy.” Sự răn dạy thường xuyên của họ là “thời kỳ làm trọn” sắp gần kề - tức là Thượng Đế sắp hành động, và đấng Mê-si-a sắp xuất hiện “mang theo một thanh gươm.” Tuy nhiên chúng ta không biết được là bao nhiêu tín đồ Essenes này đi theo Giăng Báp-tít và sau đó đi theo Chúa Giê-xu. Dĩ nhiên là Giăng Báp-tít và Chúa Giê-xu chẳng mang theo thanh gươm. Những tín đồ Essenses cho rằng sự cứu rỗi chỉ dành riêng cho thành viên trong tập thể họ vì họ là người được Đức Chúa Trời tuyển chọn, họ được quản lý theo “từng cấp bậc” mà tột đỉnh là một cấp bậc tôn ti chân chính. Vì vậy mà một cộng đồng như vậy không thể trở thành tín đồ Cơ-đốc.

Cộng đồng ấy tiếp tục lề thói kỷ luật bản thân, đi đến một chung cuộc bất thình lình vào năm 68 SC là lúc Qumran bị san bằng và thiêu hủy bởi đội quân lê dương thứ 10 của La-mã, khi đoàn quân nầy đến Palestine để vây hãm Giê-ru-sa-lem và dập tắt cuộc khởi nghĩa đầu tiên của người Do-thái. Vào ngày hôm trước của cuộc tàn sát thì các thành viên của cộng đồng đã đào thoát, bỏ lại gần như hầu hết những bản viết tay quý báu của họ được cất giấu trong những cái hang quanh quẩn nơi họ sống. Một toán binh sĩ La-mã cắm trại trên đống gạch vụn, chia những căn phòng lớn điêu tàn, thành những doanh trại, xây một ống dẫn nước sơ sài tại nơi có hệ thống cấp nước xây tinh xảo. Sau một thời gian các binh sĩ La-mã bỏ đi, nơi đó tiếp tục bị bỏ hoang mãi cho đến cuộc khởi nghĩa lần thứ hai của người Do-thái vào năm 132 - 135 SC, lúc đó đống đổ nát được trưng dụng tạm thời như một đồn luỹ hoặc làm nơi ẩn náu. Sau đó, những con người đáng kính đã sở hữu phần đất cho đến khi cậu bé chăn cừu Ả-rập tìm thấy những cuộn da đầu tiên và những nhà khảo cổ đã cứu lấy những kho tàng văn học quý báu nầy.

Khoảng 37 hang tại Qumran được khảo sát vào năm 1952 và tìm thấy đồ gốm trong đó; nhưng 11 hang cũng có bản viết tay. Hang số 2 có những đoạn của Kinh Thánh và Thứ Kinh, trong đó có một phần của sách Jubilees, và một tài liệu tiếng A-ram mô tả Giê-ru-sa-lem mới. Trong hang số 3 có 274 phần nhỏ của bản viết tay, hai cuộn đồng mà lúc nguyên thủy được làm từ ba miếng đồng, dính nhau bởi những chiếc ốc vặn, dài 2,44m (8feet). Trong hang số 4, tìm được trên 100 bản viết tay, khoảng 100.000 đoạn khác nhau về kích thước, nhỏ từ cỡ móng ngón tay cái đến cỡ một trang đánh máy.

Nhìn chung, những gì còn sót lại của 500 bản viết tay khác nhau, gồm hàng ngàn những mảnh lớn nhỏ khác nhau đã được tìm thấy trong 11 cái hang nầy, một phần ba là các sách trong Cựu Ước, phần còn lại là lời bình và chú giải về các sách Cựu Ước, các sách Thứ Kinh, những sách Khôn Ngoan, Thánh Thi và Thánh ca, Nghi thức tế lễ, các công tác thần học, và công việc liên quan đến những con người sống tại Qumran và đã viết tay hoặc những đoạn về từng sách trong Cựu Ước ngoại trừ sách Ê-xơ-tê. Những sách quen thuộc nhất, đánh gía bằng số bản được tìm thấy đối với từng sách, là Ê-sai, Thi-thiên, Phục-truyền luật-lệ ký, Sáng-thế ký. Những sách nầy viết trên cuộn da được chỉ dẫn một cách cẩn thận để hướng dẫn các thầy thông giáo. Một vài sách được viết trên giấy chỉ thảo và một sách viết trên miếng đồng.

Bản viết tay quan trọng nhất, được bảo tồn tốt nhất trong số bản thảo được phát hiện chính là do cậu bé chăn cừu tìm gặp trong hang số 1.

* Bốn cuộn do Tu Viện Thánh Mác mua lại là:

(1) cuộn Ê-sai, được biết với tên gọi “cuộn Ê-sai Thánh Mác”, được viết ttên 17 tờ da cừu khâu giáp lại với nhau, tạo thành một cuộn dài 7,3 m (24feet), cao 26cm (10,2 inches). Đây là cuộn lớn nhất, được bảo tồn tốt nhất, được viết bằng dạng ban đầu của chữ vuông; theo tiến sĩ Albright thì nó có từ thế kỷ thứ 2 TC. Đây là bản viết tay tiếng Hê-bơ-rơ hoàn chỉnh và cổ nhất so với bất cứ sách Kinh Thánh nào, ăn khớp với bản viết Hê-bơ-rơ truyền thống của chúng ta về mọi phương diện, như là đã được sử dụng trong việc phiên dịch ra Ấn bản King James.

(2) Sổ Tay Hành Xác, được viết trên năm tờ da màu kem khâu vào nhau, thành một cuộn dài 1,8m (6feet), cao 24,1 cm (9,4 inches). Nội dung gồm các quy định chi tiết về mọi trình tự (hay thủ tục) và nghi lễ của giáo phái, và mô tả khá tỉ mỉ “Hai con đường” của thiện ác, của ánh sáng và tối tăm mà Thượng Đế đặt trước nhân loại.

(3) Chú giải Ha-ba-cúc, được viết trên hai tờ da nâu, khâu liền với nhau, thành cuộn dài 1,52 m (5feet), cao dưới 12,7cm (6 inches). Đó là bài viết về sách Ha-ba-cúc bằng tiếng Hê-bơ-rơ, hai chương đầu là lời chú thích. Sách này nói về “tinh thần của chân lý và tinh thần của lầm lỗi”, và trong lời bình về câu 1:13 của sách Ha-ba-cúc ghi rằng: “Thượng Đế sẽ giao việc đoán xét mọi dân tộc trong bàn tay của dân sự Ngài.”

(4) Thứ Kinh Sáng-thế ký, một cuộn da dài độ 2,74m (9feet), cao độ 30,5 cm (12 inches). Đó là một bản viết bằng tiếng A-ram gồm vài chương của sách Sáng thế ký với những câu chuyện thêm thắt về Lê-méc, Hê-nóc, Nô-ê và Áp-ra-ham.

* Ba cuộn lấy từ hang số 1 do giáo sư E.L.Sukenik của Đại học Hê-bơ-rơ thủ đắc, gồm có:

(1) một cuộn thứ nhì của sách Ê-sai, trong đó 37 chương đầu thì khó phân biệt, nhưng từ chương 38-66 thì tình trạng có khá hơn;

(2) “Cuộc chiến giữa con sự sáng với con tối tăm” gồm 19 cột chữ viết, dài 3m (9,5feet), cao 15,2cm (6 inches). Đây là cuốn sổ tay quân sự đưa ra những chỉ dẫn về cách tiến hành cuộc chiến thiêng liêng giữa “Con của sự sáng” và những kẻ thù được dự kiến trước là nhằm nỗ lực áp bức dân sự của Đức Chúa Trời trong thời kỳ sau rốt;

(3) Thánh Thi Tạ Ơn, trong đó các bài thánh ca được biên soạn và thu thập bởi cộng đồng Essenes - sách thánh ca của họ.

Chính phủ Y-sơ-ra-ên, thông qua General Yigael Yadin, đã mua bốn cuộn da của Tổng giám mục Samuel thuộc Tu Viện Thánh Mác, với giá 250.000 đô-la, xây một phòng đặc biệt trong Đại học Hê-bơ-rơ tại Giê-ru-sa-lem mà họ gọi là “Thư Miếu” (miếu của quyển sách). Miếu này hiện cất giữ bảy cuộn gốc lấy từ hang số 1, mà chính phủ Y-sơ-ra-ên coi là “những kho tàng lịch sử vĩ đại nhất thế giới.” Những cuộn khác, với vài cái bình nguyên gốc lấy từ hang số 1, đồ gốm từ cuộc khai quật Qumran và hàng ngàn hàng vạn những mảnh của cuộn da, được cất giữ trong Viện Bảo Tàng Khảo Cổ Palestine tại Giê-ru-sa-lem. Tại đây một nhóm học giả quốc tế làm sạch và phục chế, ghép lại và dịch những bản viết tay, những mảnh da, cũng như những món đồ tìm thấy trong lúc khai quật tại những hang và tại Qumran.



• Những khám phá tại khu vực WADI MURABBA'AT:

Vào năm 1952, người Ả-rập của bộ tộc Ta'amireh báo cáo về những cái hang có nhiều đồ vật tại khu vực Wadi Murabba'at, cách Qumran 11 dặm về phía nam, cách Biển Chết 2 dặm về phía tây. Những cuộc khai quật tiếp theo (21.1 đến tháng 3.1952) phát hiện rằng bốn cái hang được đẽo sâu 45,7m (150feet) ở mặt vách đá phía bắc, từng được dân tỵ nạn và toán quân du kích sử dụng từ lâu trước khi Đa-vít và thuộc hạ của ông cắm trại ở những cái hang nầy, hoặc tương tự, những cái hang trong lúc chạy trốn khỏi Sau-lơ cách đây 3000 năm.

Trong hai cái hang nhà khai quật tìm thấy những tài liệu viết một cách đáng kể, trong số đó có một tấm da dê có ghi một danh sách và con số bằng tiếng Hê-bơ-rơ ở thế kỷ thứ 7 hoặc thứ 8 TC; những mảnh của bốn cuộn da - một của Sáng thế ký, hai của Xuất Ê-díp-tô ký, và một của Phục-truyền luật-lệ ký; “một cuộn rất tuyệt với” của sách tiểu tiên tri; và một số bức thư và khế ước bằng tiếng Hê-bơ-rơ, thuộc về thời kỳ khi những cái hang bị đơn vị tiền đồn của quân đội Bar Kochba chiếm đóng, ông là lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Do-thái lần thứ 2 chống lại La-mã vào năm 132-135 SC.

Hai bức thư trong số nói trên có chữ ký của Bar Kochba, “hoàng tử của Y-sơ-ra-ên” và những bức thư của người khác gửi cho ông.

Vào năm 1959, tiến sĩ Yigael Yadin tổ chức một cuộc thám hiểm khảo cổ bằng trực thăng và lùng sục những lãnh thổ xa tận phía nam của Y-sơ-ra-ên, dọc theo bờ tây của Biển Chết. Họ định được vị trí và thăm dò những cái hang khác được các toán quân của quân đội Bar Kochba sử dụng đến. Người ta tìm thấy những đồng xu, tài liệu viết gồm một mảnh của cuộn được khắc với câu Xuất Ê-díp-tô ký 13:1-16 và cuộn khác gồm bảy dòng của Thi Thiên 15.


• Những khám phá tại KHIRBET MIRD:

Vào năm 1950 thành viên của bộ tộc Ta'amireh Bedouin tìm thấy tài liệu viết tay rất đáng quan tâm tại Khirbet Mird, một Tu Viện Cơ-đốc điêu tàn ở trên đỉnh núi hình chóp, cách Mar Saba 2,5 dặm về phía đông bắc. Một đoàn thám hiểm Bỉ tiến hành lùng sục xa hơn tại đó vào tháng hai, tháng ba năm 1953. Nhìn chung, những khám phá này gồm có những mảnh thư cá nhân bằng giấy chỉ thảo, viết bằng tiếng Ả-rập, một mảnh thư của Andromache của Euripides, và một số bài viết Kinh Thánh bằng tiếng Hy-lạp và Sy-ri. Bài viết bằng tiếng Hy-lạp gồm những đoạn của sách Tin Lành Mác, Giăng và sách Công-vụ các Sứ-đồ. Bài viết bằng tiếng Sy-ri gồm những đoạn của sách Giô-suê, Lu-ca, Giăng, Công-vụ các Sứ-đồ và Cô-lô-se. Tất cả đều có từ thế kỷ thứ 7,8 của kỷ nguyên Cơ-đốc chúng ta.


DERBE: Tại nơi này Phao-lô “giảng Tin Lành” và khiến nhiều người trở lại tin Chúa, trong số ấy có Gai-út (Cong Cv 14:6, 20; 20:4) không thể xác định vị trí một cách chắc chắn. Tuy nhiên, ngày nay địa điểm này nói chung được xác minh là một mô đất kích thước vừa phải khoảng 15 dặm đông nam Lystra, nơi mà một câu khắc đề tặng viết bởi hội đồng và nhân dân của Đẹt-bơ được tìm thấy, nhằm tỏ lòng tôn kính Antonius Pius vào năm 157 SC. Cột mốc chỉ khoảng cách đường của người La-mã được tìm thấy trong khu vực nầy, và các mảnh sứ, đồng xu trên mặt đất chỉ ra rằng nơi này có người ở trong thời Hellenist và thời La-mã.


DIBON: Từng là thủ đô của Mesha, vua của Mô-áp, được tọa lạc trên một xa lộ cách sông Arnon ba dặm về phía bắc. Đống đổ nát rộng của Dibon phủ lên chỗ dốc của hai mô đất kế cận, mô đất phía nam bị choán bởi một đồn lũy và một cái làng hiện nay, và may mắn là nhằm cho mục đích khảo cổ, mô đất phía bắc thì hoàn toàn không bị choán chỗ. Cả hai mô đất đều được rào quanh bởi những bức tường trông có vẻ cổ xưa.

Dibon đã làm người ta chú ý về mặt khảo cổ học kể từ 1868, lúc ấy một tù trưởng thân thiện người Ả-rập, lưu ý Mục sư F.A.Cline tới một tảng đá có đỉnh hình bầu dục và nhô lên khỏi đất bụi. Trên bề mặt tảng đá là một câu khắc bằng ký tự Hê-bơ-rơ, điều làm cho Tiến sĩ Cline tin rằng nó phải có giá trị lịch sử. Sau khi chép lại một vài chữ từ bia tưởng niệm và gửi về Viện Bảo Tàng Berlin, đề nghị trả cho vị tù trưởng 400 đô-la để mua tảng đá, nhưng người tù trưởng cứ chần chừ không đồng ý.

Cùng lúc ấy, tin tức đến tai M.Clermont Ganneau, một nhà đông phương học xuất sắc của Tòa lãnh sự Pháp tại Giê-ru-sa-lem. Ông dàn xếp để có một bản in bằng bột giấy từ tảng đá khắc chữ và trả giá cao bằng tiền mặt. Ý thức được giá trị khả hữu của tấm bia, những người Ả-rập đã làm nóng tấm bia và dội nước lạnh, làm vỡ ra và theo đúng phong tục Ả-rập, họ phân phát từng mảnh vụn cho những gia đình lãnh tụ trong bộ tộc.

Clermont Ganneau, thông qua viên trợ lý người Ả-rập, đã mua lại hầu hết những mảnh vụn của tảng đá từ nhiều gia đình khác nhau. Sau đó, với sự hỗ trợ của bản in bột giấy, ông đã ghép lại tấm bia tưởng niệm từ các mảnh vụn và đặt nó trong cung điện Louvre, Paris. Viện Bảo Tàng và những tổ chức tương tự được cho phép có những bản sao của tấm bia.

Tảng đá Mô-áp được làm bằng đá bazan đen và trông giống mộ chí của thế kỷ 19. Nó cao khoảng 1,17m, ngang 0,6m, dày 35,6 cm. Trên bề mặt có 34 dòng chữ cái, về nội dung, giống như và bổ sung thêm về sự tích nổi loạn của Mesha được nêu trong chương 3 của sách Các Vua thứ nhì. Mesha đã dựng lên tảng đá vào khoảng năm 850 TC tại Dibon. Một đoạn của câu khắc như sau:

“Ta là Mesha, con của Chemosh…Vua của Mô-áp, người Dibon…Cha ta đã cai trị Mô-áp trong 30 năm, và ta cai trị tiếp cha ta. Và ta lập nên bàn thờ nầy cho Chemosh vì sự sinh thành của Mesha, bởi vì người đã cứu ta khỏi mọi vua chúa và khiến ta thỏa nguyện đối với kẻ nào căm ghét ta. Ôm-ri, vua của Y-sơ-ra-ên, đã đàn áp Mô-áp nhiều ngày bởi vì Chemosh không hài lòng với xứ sở của mình. Và con của Ôm-ri đã kế vị, người ấy cũng nói rằng ta sẽ đàn áp Mô-áp. Trong thời gian trị vì của ta, người ấy cũng nói như vậy, nhưng ta thấy mình thỏa nguyện những gì ta muốn đối với người ấy và gia đình người ấy, và Y-sơ-ra-ên đã bị hủy diệt với sự tổn thất đời đời. Bây giờ Ôm-ri sở hữu mọi đất đai của Medeba và ở đó trong thời gian trị vì và nửa thời gian trị vì của con ông ấy… nhưng Chemosh đã khôi phục nó trong thời gian trị vì của ta…”

Những khai quật quan trọng được Học Viện Nghiên Cứu Đông Phương của Hoa Kỳ bắt đầu tại đây vào 1950 và tiếp tục trong nhiều ngày. Cho đến nay, năm bức tường thành phố đã được khám phá, một cái tháp lớn hình vuông, nhiều tòa nhà, lúa mì bị carbon hóa khá nhiều, một mảnh vụn nhỏ của một bia khắc trông phần nào giống Tảng Đá Mô-áp.

Một trong những bức tường được xây bằng những khối đá vuông vức và to với bề dày từ 2,9m - 3,3m. Bức tường nầy được cho là thuộc về thành phố Dibon trong thời Mesha. Người ta tìm thấy đồ gốm từ Thời Kỳ Đồ Đồng Sớm (3000 - 2000 TC) đến thời Ả-rập, nhưng có rất ít đồ gốm có từ Thời Kỳ Đồ Đồng Giữa và Muộn. Hiển nhiên là nơi đây khó có tên gọi khác trong lúc Y-sơ-ra-ên đi ngang qua gần đó trên đường đi đến Ca-na-an.


DOTHAN: Ngày nay có tên là Tell Dotha, tọa lạc cách thành phố cổ Sa-ma-ri 12 dặm về phía bắc. Đó là một mô đất có đỉnh rộng độ 40468m2 và sườn dốc khoảng 60702m2. Tại đây Giô-sép bị ném vào một cái giếng, sau đó bị những người anh bán cho một đoàn lái buôn người Ích-ma-ên và Ma-đi-an đi ngang qua (SaSt 37:17-28). Đây cũng là nơi mà Ê-li-sê thấy khải tượng những ngọn núi đầy dẫy chiến mã và chiến xa, đến nỗi làm cho ông phải khuyến cáo người đầy tớ của mình rằng “những người ở với chúng ta đông hơn những người ở với họ” (IIVua 2V 6:13-23).

Việc khai quật thực hiện tại đây từ mùa xuân 1953 bởi Tiến sĩ Joseph P.Free của Đại học Wheaton, đã tìm thấy 11 tầng cư ngụ liên tiếp từ Thời Kỳ Đồ Đồng Sớm (3000 - 2000 TC) đến Thời Kỳ Đồ Sắt Giữa (1000 - 586 TC). Cổng, tường, những đồ vật khác đáng quan tâm được tìm gặp ở mọi tầng cư ngụ, nhưng đặc biệt đáng chú ý là tầng Đồ Đồng Thiếc Giữa (2000 - 1500 TC), thành phố trong thời Giô-sép, tầng Đồ Sắt Giữa (900 - 586 TC), thành phố trong thời Ê-li-sê. Về tầng có trước hơn là một bức tường nặng, ở một góc tường có bộ xương của một đứa trẻ bị đốt cháy, đựng trong một cái hũ gốm của Thời Kỳ Đồ Đồng Giữa. Những nhà khai quật nghĩ rằng đây rất có thể là một tế lễ cho nền móng tương tự như Hiel đã làm dưới bức tường thành phố, khi ông tái thiết Giê-ri-cô (IVua 1V 16:34). Những khu vực của thị trấn vào thời Ê-li-sê sau khi được dọn sạch để lộ ra những con đường hẹp và những căn nhà nhỏ với những hồ chứa và lò bánh mì. Ở tầng thứ 15, người ta tìm thấy những mảnh bạc đựng trong một cái hộp đất nung - có thể là tiền dành dụm của ai đó.


Viện Thần Học.



bottom of page