top of page

THÁNH CA 217: “LINH ÂM GIAI ĐIỆU” (He Keeps Me Singing)

Hung Tran

Aug 2, 2023

Nếu ai biết những biến cố xảy ra về sau cho L.B.Bridgers thì phải nhận rằng những lời trên đây là câu nói tiên tri...



Tâm tôi rày văng vẳng linh âm giai điệu.

Giê-xu luôn se sẻ ca ngâm.

Đừng kinh sợ chi có Ta đương lo liệu.

Trầm bổng trên cuộc thế thăng trầm...



Cứ...

...mỗi lần nghe Hội thánh hát bài thánh ca đó, tôi bỗng nhớ lại tác giả của nó, Luther B.Bridgers. Tôi được hân hạnh quen biết ông ta tại một Hội thánh nhỏ ở thôn quê thuộc miền Bắc tiểu bang Carolina (Hoa-kỳ). Bây giờ ông là một thanh niên khoẻ, đẹp duyên dáng. Ông có một đức tin mãnh liệt và một lối giảng linh động và hấp dẫn lạ thường khiến cho kỷ niệm của lần đầu gặp gỡ ấy khó phai mờ trong tâm trí tôi.

Sau đó một thời gian chúng tôi lại gặp nhau và L.B.Bridgers thủ thỉ tâm sự với tôi về cuộc lương duyên tốt đẹp mà Chúa sắp đặt cho ông với một thiếu nữ ở Kentucky, về ơn lành mà Đức Chúa Trời đối với vợ chồng ông. 3 cậu bé xinh đẹp làm cho gia đình này vốn hạnh phúc lại càng thêm hạnh phúc. Ông nói: “Anh ạ, tôi rất ước ao Đức Chúa Trời sẽ kêu gọi cả 3 con tôi vào sự hầu việc Ngài. Nếu tất cả 3 con tôi cũng đều đi giảng Tin Lành thì thật phước hạnh biết bao!”

Chính lúc cuộc đời của vợ chồng L.B.Bridgers tươi sáng, thơ mộng như thế, ông đã sáng tác bài ca bất hủ này. Tôi còn nhớ một câu trong bài ca ấy: “Đôi khi Ngài đưa dắt qua cơn ba đào, dọc đường gặp thử thách ngăn trở; dầu lên đèo lên dốc xuống thác qua hào, nhìn dấu chơn Ngài trước sờ sờ...”

Nếu ai biết những biến cố xảy ra về sau cho L.B.Bridgers thì phải nhận rằng những lời trên đây là câu nói tiên tri. Khi sáng tác bản nhạc và lời ca ấy, chính L.B.Bridgers cũng chẳng rõ được cơn ba đào khủng khiếp mà mình trải qua sau này.

Một thời gian khá lâu, chúng tôi lại gặp nhau. Luther B.Bridgers đã thuật lại câu chuyện bi đát của đời ông:


Một buổi sáng kia, ông đi giảng tại một chi hội gần thị xã Kentucky, vợ và 3 con ông tiễn ông tận đầu ngõ. Đi được một quãng xa, ông ngoái lại nhìn thì vẫn thấy kìa, vợ ông tay bồng đứa bé nhất còn 2 đứa lớn bên cạnh bà tươi cười vẫy tay và nói với theo: “Chúc ba đi bình an nhá”.

Ông cũng vẫy tay lại với chúng rồi lật đật chạy ra ga xe lửa. Ông đi giảng được 2 tuần lễ và trong đêm Chúa nhật cuối cùng của cuộc phục hưng, khoảng 1 giờ sáng, giữa lúc ông đang ngủ thì tiếng chuông điện thoại reo.

Đầu kia, một giọng hối hả vang lên:

- Có phải ông Luther B.Bridgers đó không?

- Vâng, chính tôi đây.

- Thưa ông, chúng tôi rất đau đớn kính tin ông rõ, tối nay căn nhà của ông bị hoả hoạn, bà và 3 cháu đều bị chết cháy cả!

Nghe ông thuật đến đó, tôi xúc động quá đỗi vội hỏi: “Thế rồi ông làm gì?”

L.B.Bridgers đáp: “Lúc ấy ma quỷ cười nhạo tôi rằng: Đó! Luther ơi, ngươi thấy chưa, Đức Chúa Trời có thương yêu gì ngươi đâu! ngươi đi vắng nên chẳng ai bảo vệ gia đình cả. Vợ ngươi, con ngươi đã làm mồi cho ngọn lửa, ngươi còn thờ phượng Đức Chúa Trời ấy chăng?”

Tôi bèn quỳ xuống bên chiếc điện thoại mà thưa rằng: “Lạy Đức Chúa Trời, con đi giảng Tin Lành cho bao nhiêu người và từng nói với họ rằng Tin Lành có thể an ủi họ trong cơn thử thách khổ đau. Chúa ơi, giờ đây con xin Ngài dùng Tin lành ấy để an ủi con trong giờ phút khốn nạn này.”


Cám ơn Chúa, giữa cơn ba đào khủng khiếp lòng ông được bình an vì cảm biết Đức Chúa Trời ở gần mình, cánh tay toàn năng của Ngài đang âu yếm bao phủ ông. Sáng hôm sau, ông quay về Harrod Suburg đứng nhìn tất cả sản nghiệp của mình chỉ còn một đống tro tàn. Ông thấy người ta đang nhặt một vài mẫu xương cháy thành than.

Và đó là tất cả di tích của cái gia đình yêu thương ấm cúng của ông. Họ bỏ những mảnh xương ấy vào trong một chiếc quan tài và ông bỗng thấy một vật gì sáng, lấp lánh trong đống tro. Ông cúi xuống lượm lên: Đó là một mảnh thép của chiếc đồng hồ đeo tay mà ông đã làm quà cho bà trong dịp sinh nhật cuối cùng của đời bà. Ông vẫn nhớ rõ, khi nhận chiếc đồng hồ ấy, bà Luther B.Bridgers đã rất sung sướng và cảm động khen ông là người chồng tốt cha hiền.


Kể đến đây Luther bảo tôi: “Anh ơi, trước cảnh tang thương ấy tôi không còn có sức chịu đựng nữa, tôi quyết định bỏ quê nhà ra đi với chiếc va-li cũ kỹ và một tấm lòng tan vỡ để tiếp tục chức vụ.”

Sáu tuần lễ sau tấn thảm kịch, nhà truyền đạo Luther chủ toạ một Hội đồng phục hưng tại một chi hội giám lý ở Richmond, tiểu bang Virginia. Mục sư chủ toạ chi

hội là tấn sĩ Samhatcer tiếp đãi Luther và tôi trong tư thất của ông.

Một đêm kia chúng tôi đang ngủ chúng trong một phòng bỗng tôi nghe tiếng Luther nói:

“Tôi đây mình ơi, tôi đang đến đây!”

Rồi ông bước xuống khỏi giường, khóc nức nở và nguyện cầu: “Chúa ơi, con không hiểu vì sao tai hoạ này xảy ra, con không hiểu. Chúa ơi, con xin Ngài đừng để con thất vọng. Chúa Giê-xu ơi, bao nhiêu người đang trông đợi nơi con, xin Ngài giúp con trung tín.”

Sau khi ông lên giường ngủ lại, nghe tiếng ngáy đều hơi tôi mới rón rén dậy bật đèn lên thì thấy ông đang gối đầu trên cánh tay ngủ ngon lành, hai gò má còn ướt

lệ nhưng trên môi lại nở nụ cười.

Có lẽ ông đang nằm mơ thấy vợ và 3 con yêu dấu của mình?

Vinh quang bởi đức tin chiến thắng của ông khiến căn phòng thành một nơi thánh, họ đứng nhìn ông một lát rồi không ngăn được nướt mắt, họ nói lớn lên:

“Luther ơi, bài giảng vĩ đại hơn hết mà anh giảng cho thế gian này chính là cách anh chịu đựng sự đau khổ của mình trong gìơ phút anh phải chịu úng chén đắng cay.”

Đêm chót của cuộc phục hưng, hội thánh cũng hát bài ấy, đến điệp khúc:

“Giê-xu, Giê-xu, Giê-xu

Tốt đẹp bấy hồng danh.

Ngài làm cho tôi thoả tình,

Mừng hát trong mọi bước thiên trình...”

Thì tôi bắt đầu suy nghĩ ý nghĩa của Danh Giê-xu đối với Luther sâu nhiệm và cao quý biết dường nào, nhất là trong cơn thử thách đớn đau hơn hết của đời ông.

Bạn thân mến! Biết đâu sự thử thách của bạn lại chẳng đang chờ bạn hôm nay?...



bottom of page