top of page

Chương bốn : KHÁM PHÁ KHOA HỌC VÀ SỰ CHÂN XÁC CỦA KINH THÁNH

Hung Tran

Jun 26, 2023

Đã có nhiều sách nói về sự ứng nghiệm các lời tiên tri trong Kinh Thánh. Nhiều cuộc đào bới do sử học và khảo cổ học chủ trương đã đi sâu vào tàn tích của các lâu đài cổ mà Kinh Thánh nói tới...



KHÁM PHÁ KHOA HỌC VÀ SỰ CHÂN XÁC CỦA KINH THÁNH


I. SỬ HỌC


LỊCH SỬ CHỨNG MINH LỜI TIÊN TRI CHÉP TRONG KINH THÁNH ỨNG NGHIỆM


Vì ta nói thật cùng các ngươi, đương khi trời đất chưa qua đi, thì một chấm, một nét trong luật pháp cũng không qua đi được cho đến khi mọi sự được trọn.” (Mat Mt 5:18)

“Hãy rao những việc sẽ xảy đến sau này, cho chúng ta biết các ngươi là thần.” (EsIs 41:23)


Đã có nhiều sách nói về sự ứng nghiệm các lời tiên tri trong Kinh Thánh. Nhiều cuộc đào bới do sử học và khảo cổ học chủ trương đã đi sâu vào tàn tích của các lâu đài cổ mà Kinh Thánh nói tới. Có những bài tường thuật tỉ mỉ về kết quả khai quật đã chứng minh Kinh Thánh nói đúng. Hàng trăm, hàng ngàn quyển sách làm chứng các lời tiên tri đã được thực hiện và đang được thực hiện.

Cũng đã có một số sách dùng sự ứng nghiệm các lời tiên tri để chứng minh Kinh Thánh là Lời Đức Chúa Trời.


Nếu ai còn nghi ngờ gì về sự linh cảm của Kinh Thánh, xin vui lòng đọc những trang sau đây hầu có bằng chứng chắc chắn cho niềm tin Cơ-đốc của mình.

Ở đây chỉ xin trưng ra một số ít trong nhiều lời tiên tri được coi là ứng nghiệm, và cũng chỉ thuật rất vắn tắt về sự ứng nghiệm của các lời tiên tri đó, miễn sao có vừa đủ chứng tích mà sử học đã xác nhận để lượng giá mà thôi. Muốn nghiên cứu rộng hơn, đề nghĩ các bạn nên đọc các sách về loại này.


Có những trường hợp chúng tôi dựa vào lịch sử hoặc những sách khác để dễ bề kiểm chứng về các sự kiện phát xuất từ những nguồn ở ngoài Kinh Thánh.


Phương pháp chứng minh ở đây dựa theo nguyên tắc xác suất. Đại khái nguyên tắc đó như sau: Nếu cái “có thể” cho một việc xảy ra là 1 trong M, và cái “có thể” cho một việc khác xảy ra là 1 trong N; thì cái “có thể” cho cả hai việc đó cùng xảy ra là gấp M lần N. Xin giải thích cho rõ: Giả sử cứ 10 người có một người sói đầu và cứ 100 người thí có 1 người cụt mất một ngón tay. Vậy cứ 1.000 (số tích của 10 x 100) thì có một người vừa sói đầu vừa cụt ngón tay. Muốn hiểu rõ kết luận này bạn thử lấy con số 1.000 người chẳng hạn, rồi bạn lọc ra những người có đầu sói Vì cớ 10 người mới có một người đầu sói nên bạn sẽ có 100 người đầu sói trong vòng 1000 người, 900 người kia không có sói đầu nên không thể vừa sói đầu vừa cụt tay. Vì cứ 100 người mới có 1 người cụt ngón tay, nên bạn chỉ tìm đựơc 1 người trong số 100 người sói đầu đó. Vậy người này vừa sói đầu vừa cụt ngón tay, và anh ta là người làm thoả hai điều kiện: sói và cụt. Nói cách khác, cái có thể hay xác suất cho một người trở nên đầu sói là 1 trong 10, và cái có thể cho một người cụt ngón tay là 1 trong 100. Vậy xác suất cho một người đặc biệt vừa sói vừa cụt là 1 trong 10.100, hay một trong một ngàn. Lý thuyết này đã tỏ ra là đúng. Cách chứng minh của phép toán này được dùng trong toán học và đã làm nền tảng cho sự tính toán của mọi thứ bảo hiểm.


Sự tính toán ở đây về mức độ ứng nghiệm của các lời tiên tri chỉ được dùng như thế là các lời đó được viết ra theo sự hiểu biết của trí không loài người.


A. Lời tiên tri về thành Ty-rơ


Sách tiên tri Exe Ed 26:3-5, 7, 12, 14, 16 (viết năm 590 TC)


“Vậy nên Chúa Giê-hô-va phán rằng: Hỡi Ty-rơ, này Ta địch cùng mày, Ta sẽ khiến nhiều nước địch cùng mày, như sóng biển dấy lên vậy. Chúng nó sẽ huỷ phá những vách thành Ty-rơ địch cùng mày, như sóng biển dấy lên vậy. Chúng nó sẽ huỷ phá những vách thành Ty-rơ và xô đổ tháp của nó; ta sẽ cào bụi, khiến nó thành một vầng đá sạch láng. Nó sẽ làm một chỗ cho người ta phơi lưới giữa biển; vì Chúa Giê-hô-va phán rằng: Ta đã phán. Nó sẽ làm mồi của các nước...”

“Vì Chúa Giê-hô-va phán như vầy: Này, Ta sẽ đem Nê-bu-cát-nết-sa, vua Ba-by-lôn, là vua của các vua, với những ngựa, những xe, những lính kỵ, cùng đạo quân và dân đông, từ phương Bắc kéo xuống nghịch cùng thành Ty-rơ...”

“Đoạn, quân nghịch mày sẽ lấy của báu mày, cướp hàng hoá mày, phá đổ vách thành mày; chúng nó sẽ phá đổ đền đài mày, và quăng những đá, gỗ và bụi đất của mày dưới nươc...”

“Ta sẽ khiến mày nên vầng đá sạch láng, mày sẽ nên một chỗ cho người ta phơi lưới, và không được xây dựng lại nữa, vì ta là Đức Giê-hô-va đã phán, Chúa Giê-hô-va phán vậy...”

“Hết thảy các quan trưởng đều suống khỏi ngai mình; cởi áo chầu ra, và lột bỏ những áo thêu. Họ như là mang lấy sự rung rẩy và ngồi xuống đất.”


Lời tiên tri về thành Ty-rơ nói rằng thành sẽ bị tàn phá và kể ra 7 việc sẽ xảy đến:

1. Vua Nê-bu-cát-nết-sa sẽ chiếm thành Ty-rơ.

2. Các nước khác sẽ dự phần vào việc làm trọn lời tiên tri.

3. Thành sẽ bị san bằng như mặt phẳng của tảng đá.

4. Thành sẽ hoá nên một chỗ để phơi lưới.

5. Những đá và gỗ của thành sẽ bị quăng xuống biển.

6. Các thành khác sẽ kinh sợ trước sự đổ vỡ của thành Ty-rơ.

7. Thành Ty-rơ sẽ không bao giờ được xây lại


Ty-rơ là một thành xây trên bờ biển phía Bắc của xứ Palestine, là thành của người Phê-ni-xiêng ở, họ là một dân biển mạnh mẽ, các quân thù đều sợ họ. Vua thành Ty-rơ xưa đã cung cấp gỗ tốt cho Sa-lô-môn xây đền thờ.


Năm 586 TC. Nê-bu-cát-nết-sa, vua nước Ba-by-lôn đến hãm vây thành Ty-rơ. Cuộc vây hãm này ké dài 13 năm, và khi Nê-bu-cát-nết-sa chiếm được thành vào năm 573 TC, thì ông thấy người Phi-ni-xiêng đã chuyển hết những đồ đạc quí giá sang một hòn đảo cách xa bờ biển chừng nửa dặm. Dù chiếm được thành, Nê-bu-cát-nết-sa không thể đuổi theo họ tới hòn đảo đó, nên vua đành phải rút quân về Ba-by-lôn. Như vậy điểm thứ nhất của lời tiên tri đã nên trọn, tức là (1) Nê-bu-cát-nết-sa đã chiếm thành Ty-rơ.


Trong thời gian 241 năm, thành Ty-rơ vẫn nằm trong tình trạng hoang tàn như khi Nê-bu-cát-nết-sa bỏ đi. Về sau, A-lịch-sơn đại đế khởi cuộc chinh phạt. Ông lập chiến trường ở phía đông, nhưng ông lại e rằng chiến thuyền của Ty-rơ có thể là một mối nguy cho quê hương ông, nên ông tiến xuống phía Nam để đoạt lấy thành Ty-rơ. Năm 322 TC A-lịch-sơn tiến tới cổ thành Ty-rơ, nhưng ông không thể chiếm thành trên đảo được. Vì thế, ông chiếm các thành ở ven biển và thâu đaọt các chiến thuyền của họ. Song dù ông sử dụng các chiến thuyền đó, ông vẫn không thể chiếm nổi Ty-rơ. Sau cùng, ông phải xây hẳn một con đê cao chạy từ đất liền ra tới hòn đảo. Để xây đê đó, ông đã dùng hết vật liệu lấy bởi cổ thành Ty-rơ mà không đủ. Ông phải cho đào hết đất ở trong và ngoài thành mới xây xong con đê đó. Lục quân của ông theo con đê này mà tiến quân, với sự yểm trợ của hải quân sử dụng các chiến thuyền của các thành đã bị chiếm trước. Dồn hết lực lượng công phá thành Ty-rơ, và sau 7 tháng, A-lịch-sơn đại đế đã chiếm được thành.


Như vậy, các điểm (2), (3) và (5) của lời tiên tri đã được trọn, tức là: (2) các nước khác dự phần vào việc làm trọn lời tiên tri. (3) Thành Ty-rơ bị san thành bình địa, sạch trơn như một tảng đá. (5) Các đá và gỗ của thành bị quăng xuống biển.

Các thành khác vì kinh sợ trước sự thảm bại của thành Ty-rơ nên đã xin mở cửa đón rước A-lịch-sơn vào mà không chống cự gì hết. Như vậy điểm thứ sáu của lời tiên tri đã trọn. Các thành khác đã phải kinh hãi trước sự đổ vỡ của thành Ty-rơ.


Ngày nay du khách đến thành Ty-rơ sẽ thấy đó là chỗ trú của dân chài lưới; họ đang phơi lưới trên chính địa điểm thành Ty-rơ xưa. Như vậy điểm thứ tư của lời tiên tri đã nên trọn. Nó trở thành chỗ phơi lưới.

Những mạch nước của Ty-rơ vẫn còn chảy mạnh. Những mạch nước đó trước kia đã cung cấp dư dật nước uống cho dân cả thành. Nhưng nay các mạch đó vẫn còn và có tới 10 triệu Ga-lông nước tràn lên mỗi ngày. Thật chốn này vẫn còn là một địa điểm rất tốt cho một thành phố mới, và nước dùng hàng ngày có thể đầy đủ cho một đô thị lớn. Nhưng thành Ty-rơ không hề được xây lại. Như vậy điểm thứ bảy của lời tiên tri đã hoàn toàn ứng nghiệm suốt thời gian dài 2.500 năm nay, thành Ty-rơ không bao giờ được tái lập.


Ta thấy lời tiên tri của Ê-xê-chi-ên đã ứng nghiệm trọn vẹn cho đến điểm cuối cùng. Bây giờ chúng ta tìm hiểu về sự linh cảm của Kinh Thánh do sự ứng nghiệm của lời tiên tri này.

Lịch sử cho thấy rằng trong khi nhiều thành lân cận bị chiếm đi chiếm lại bởi vua nọ vua kia, thì thành Ty-rơ vẫn địch nổi các cuộc tấn công bên ngoài và giữ vững được tự do, độc lập. Thành Ty-rơ và thành Ba-by-lôn tượng trưng cho hai thứ quân lực: Ty-rơ mạnh về hải quân; Ba-by-lôn mạnh về lục quân, vì thế hai bên không thể tiêu diệt nhau.


Vậy bây giờ bạn hãy tưởng tượng rằng Ê-xê-chi-ên đã viết lời tiên tri đó theo sự hiểu biết tự nhiên của ông, rồi xin các bạn hãy thử ước lượng về các điểm sau đây:

1. Ê-xê-chi-ên có bao nhiêu may mắn để biết hoặc báo trước rằng Nê-bu-cát-nết-sa sẽ chiếm được thành Ty-rơ? Bởi vì Nê-bu-cát-nết-sa đã chiếm được nhiều thành lân cận và ông đã búa vây thành Ty-rơ sau khi lời tiên tri của Ê-xê-chi-ên được phát ra trước đó 4 năm, nên sự may mắn xin tính là 1 trong 3, nghĩa là chỉ 1/3 là có thể biết trước điều đó.

2. Ê-xê-chi-ên có bao nhiêu may mắn để biết được rằng trong khi chiếm thành Ty-rơ, Nê-bu-cát-nết-sa không làm trọn được lời tiên tri về sự san thành bình địa thành Ty-rơ, nhưng có các nước khác dự vào để làm trọn lời tiên tri? Các biến cố trong thời đó cho Ê-xê-chi-ên biết rằng khi Nê-bu-cát-nết-sa chiếm được thành nào thì ông ta có đủ lực lượng để san thành bình địa thành đó. Vậy để khiêm nhường xin cho cái may mắn đó là 1 trong 5.

3. Ê-xê-chi-ên có bao nhiêu may mắn để biết rằng Ty-rơ sẽ bị san bằng trơn trọi như mặt láng của một tảng đá sau khi thất thủ? Đã có bao nhiêu thành khác bị san bằng như mặt tảng đá sau khi bị chiếm đoạt? Địa điểm của hầu hết các đô thị cổ xưa được đánh dấu bằng một đống gạch vụn, nhưng chưa có một thành phố nào đã bị cào sạch hết trơn những thứ đổ nát đó. Vậy cái may đúng của Ê-xê-chi-ên là 1 trong 500.

4. Ê-xê-chi-ên có bao nhiêu may mắn để iết rằng sau khi đã bị càn quét nhẵn trụi như vậy. Ty-rơ trở nên chỗ trú ngụ cho dân chài? Thực ra thì không thể căn cứ vào đâu để sy đoán; nhưng cứ coi địa điểm thành đó như một giải đất nhỏ nằm trên bờ biển Palestine. Và so với các địa điểm ven biển khác cùng có một diện tích tương tự như Ty-rơ thì đặt ra cho Ê-xê-chi-ên cái may mắn nói đúng là 1 trong 10.

5. Ê-xê-chi-ên có bao nhiêu may mắn để biết rằng khi Ty-rơ đã bị san bằng thì các vật liệu xây cất của nó và cả đến bụi đất ở nơi đó đều bị quăng xuống biển? Một khi cả thành đã bị quét sạch thì người ta di chuyển các đống đổ nát đi nơi khác. Nhưng cũng có thể là người ta lại dùng các vật liệu đó để xây nhà cửa trong các thành gần đó. Vậy cái may cho là 1 trong 10.

6. Làm sao ông tiên tri biết được rằng các thành khác tự động mở cửa đón rước nê-bu-cát-nết-sa, A-lịch-sơn vào và không chút kháng cự? Cái may của ông cho là 1 trong 5.

7. Làm sao biết đựơc rằng Ty-rơ sau khi bị san bằng sẽ không bao giờ được tái thiết nữa? Hầu hết những đô thị có hiều điểm lợi thiên nhiên như thành Ty-rơ đều đã được xây cất lại. Ty-rơ giữ một địa thế rất thuận lợi, lại có đầy đủ nước uống tốt quanh năm và đó là điều kiện rất quí giá trong miền đó. Vậy cái may của nhà tiên tri ít ra cũng là 1 trong 20.


Sau khi đã đo lường mức độ may mắn của Ê-xê-chi-ên đối với sự ứng nghiệm của từng phần trong lời tiên tri kể trên, chúng ta có thể tìm ra cái may mắn toàn bộ của ông đối với sự ứng nghiệm đó với nhau như nguyên tắc tính xác xuất đã giải thích, ta được biết cái may mắn cho toàn bộ lời tiên tri nếu do tự Ê-xê-chi-ên nói.

Vậy, nếu Ê-xê-chi-ên chỉ dùng sức trí khôn tự khôn để viết nên lời tiên tri đó với sự ứng nghiệm trọn vẹn như vậy thì cái may mắn thành công của ông là 1 trong 3.5.500.10.5.20 tức là 1 trong 75.000.000.

Cái may mắn nói đúng của ông chỉ là một trong bảy mươi lăm triệu, thế mà lời tiên tri của ông đã ứng nghiệm 100%. Như vậy có thể kết luận rằng ông tự sức mình thấu triệt được cả bí nhiệm của tương lai không? Hay là phải nói: Có Thiên Chúa mặc khải cho Ê-xê-chi-ên mọi điều đó? Và như vây, ngày nay với những kiến thức sử học đem lại, với phương pháp lý luận của toán học, ta phải đi đến kết luận; Kinh Thánh được chân xác vì đó là Lời Đức Chúa Trời.


B. Lời tiên tri về thành Ga-xa và Ách-ca-lôn


“Thật vậy Ga-xa sẽ bỏ hoang, Ách-ca-lôn sẽ hoang vu; người ta sẽ đuổi dân cư Ách-ca-lôn đương lúc giữa trưa, và Éc-rôn bị nhổ đi...

“Miền biển sẽ trở nên đồng cỏ, với những lều của kẻ chăn và chuồng của bầy chiên” SoXp 2:4-6, viết năm 630 TC.

“Và phần sót lại của người Phi-li-tin sẽ chết. Chúa Giê-hô-va phán vậy.” AmAm 1:8 viết năm 787 TC.

“Ga-xa trở nên trọc trọi” Gie Gr 47:5 viết năm 600 TC.


Những lời tiên tri đó báo 4 điều sau đây:

1. Người Phi-li-tin sẽ chết.

2. Ga-xa sẽ trở nên trọc trọi.

3. Ách-ca-lôn sẽ trở nên hoang vu.

4. Vùng lân cận Ách-ca-lôn sẽ trở nên nơi ở cho mục đồng với bầy chiên của họ.


Khi những lời tiên tri này đựơc nói ra thì dân Phi-li-tin đang sống mạnh mẽ kiêu hùng trong xứ Palestine. Chữ Palestine có nghĩa là đất của người Phi-li-tin. Thế mà dân Phi-li-tin đã bị tuyệt diệt.

Một thành Ga-xa vẫn còn đứng trơ đó, khiến chó, trong một thời gian khá lâu, người ta nghĩ rằng lời tiên tri về Ga-xa không đúng. Nhưng sau người ta đã nghiên cứu kỹ về địa điểm của thành Ga-xa như được chép trong Kinh Thánh thì thấy rằng thành Ga-xa mới ngày nay vẫn còn được xây trên chỗ khác. Người ta đã khai quật và tìm thấy thành Ga-xa cũ bị chôn vùi dưới cát sâu. Thực sự nó đã trở nên trọc trọi.

Ách-ca-lôn vẫn còn là một trong những thành lớn của xứ Palestine khi các lời tiên tri về Ách-ca-lôn được tung ra. Đó là một thành giàu có và thịnh vượng trong đời Chúa Giê-xu. Vua Hê-rốt đã tô điểm thêm cho Ách-ca-lôn và lập nhà nghỉ mát của vua tại đó. hưng đến năm 1270 SC vua Sultan Bibars đã phá huỷ thành này và không bao giờ nó được xây cất lại nữa. Cả vùng bờ biển lân cận đã trở nên bãi cỏ cho nhiều bầy chiên sinh sống. Đây đó mọc lên những túp lều vải của bọn mục đồng với những chuồng chiên.

1. Có nhiều dân tộc vẫn còn tồn tại từ lúc các lời tiên tri được nói ra cho đến ngày nay, nhưng dân Phi-li-tin đã mất hẳn. Vậy cái may nói trúng là 1 trong 5.

2. Làm sao biết được rằng thành Ga-xa sẽ bị phủ dưới cát (trọc trọi)? Điều này rất mực hiếm, nhất là ở xứ Palestine. Như thế cho cái may nói trúng là 1 trong 100.

3. Cái may nói trúng Ách-ca-lôn cứ kể là 1 trong 5

4. Làm sao biết được Ách-ca-lôn bị phá huỷ, chính nó và vùng lân cận trở nên đồng cỏ nuôi chiên thay vì dùng vào việc khác, hoặc bị bỏ hoang hoặc được xây cất lại? Cái may nói trúng cho là 1 trong 5.

Như vậy, sự khôn ngoan tự nhiên nói trúng được cả bốn điểm trong lời tiên tri trên đây chỉ là một trong 12.500.


C. Lời tiên tri về thành Giê-ri-cô


“Bấy giờ Giô-suê phát thề rằng: Phàm ai chổi lên xây thành Giê-ri-cô này sẽ bị rủa sả trước mặt Đức Giê-hô-va! Đặt nền nó lại, tất con trưởng nam mình phải chết, dựng cửa nó lại tất con út mình phải chết.” Gios Gs 2:26 viết năm 1451 TC


Lời tiên tri này báo bốn điều:

1. Thành Giê-ri-cô sẽ được xây lại.

2. Nó sẽ được xây lại bởi một người.

3. Con trưởng nam của người đó sẽ chết khi khởi công xây cất.

4. Đứa con út của người ấy sẽ chết khi công việc hoàn thành.


Giê-ri-cô đã bị Giô-suê phá hủy khi ông dẫn dân Y-sơ-ra-ên tiến vaò đất hứa. Lời tiên tri này được phát ngôn vào dịp đó và được ứng nghiệm vào khoảng 500 năm sau đó, khi vua A-háp trao cho Hi-ên việc xây lại thành Giê-ri-cô. Con trưởng nam của Hiel là A-bi-ram chết khi Hi-ên khởi công xây cất. Đến khi ông hoàn tất công việc và treo các cửa lên thì Sêgub là con trai út của ông bị chết (IVua 1V 16:33, 34).

1. Cái may nói trúng việc xây lại thành Giê-ri-cô có thể là 1 trong 2.

2. Vì các thành thị càng ngày càng trở nên rộng lớn, nhất là trong thời tân tiến. Nên một người không thể điều khiển xây nổi một thành hay tái thiết một thành. Vậy cái may nói trúng là 1 trong 10.

3. Cái may nói trúng con trưởng của Hi-ên chết khi công việc tái thiết bắt đầu được kể là 1 trong 100.

4. Cái may nói trúng con út của Hi-ên chết khi các cửa được treo lên cũng được kể là 1 trong 100.

Vậy cái may nói trúng cả lời tiên tri là 1 trong 2.10100.100 hay là 1 trong 2.10 lũy thừa 5 (200.000)


D. Lời tiên tri về xứ Palestine


“Ta sẽ làm cho thành các ngươi ra vắng vẻ, các nơi thánh quạnh hiu, và ta chẳng còn hưởng mùi thơm về của lễ các ngươi nữa. Ta sẽ làm xứ ra đồi bại, đến đỗi kẻ thù nghịch ở tại đó cũng lấy làm lạ. Ta sẽ tản lạc các ngươi trong các dân và rút gươm ra đuổi theo sau các ngươi, xứ các ngươi sẽ hoang vu, thành sẽ vắng vẻ.” LeLv 26:31-32 - viết năm 1491 TC.

“Chúa Giê-hô-va phán như vầy: Ngày mà ta sẽ làm sạch mọi tội lỗi các ngươi. Ta sẽ lại làm cho thành các ngươi có dân ở, và những chỗ đổ nát sẽ dựng lai, đất hoang vu sẽ được cày cấy.” (Exe Ed 36:33-35 - viết năm 587 TC).


Các lời tiên tri này tiên báo bảy điều sau đây:

1. Các thành của dân Y-sơ-ra-ên sẽ trở nên hoang vu.

2. Các nơi thánh sẽ trở nên hoang tàn.

3. Đất đai sẽ trở nên khô cằn.

4. Kẻ thù của họ sẽ ở trong đất.

5. Dân Y-sơ-ra-ên sẽ phải tan tác.

6. Một thanh gươm sẽ đuổi theo người Do-thái

7. Người Do-thái sẽ trở về lại xứ Palestine, các thành thị sẽ bị được xây cất, và đất đi sẽ được cày cấy.


Các lời tiên tri này đã ứng nghiệm và đang ứng nghiệm trong thời đại chúng ta. Chúng ta thử xét đến từng chi tiết về các điểm đó.

1. Lời tiên tri này đựơc phát ra liền sau khi Chúa đưa dân Y-sơ-ra-ên khỏi Ai-cập và đem họ vào đất hứa. Như vậy khó mà đoán được Chúa sẽ để cho các thành thị Y-sơ-ra-ên trở nên hoang vu.

Vậy cái may nói trúng cho là 1 trong 10.

2. Các nơit hánh vốn được hoạt động náo nhiệt trong thời gian dân Y-sơ-ra-ên sống trong đồng vắng Vậy làm sao biết được các nơi thánh sẽ trở nên hoang tàn với các thành thị? Tuy nhiên, cho cái may là 1/2 đi.

3. Cách đây 50 năm hay lâu hơn một chút, các du khách viếng xứ Palestine đều thuật lại rằng rất ít đất đai được canh tác, vì người Ả-rập ở đó cho là khô cằn, không màu mỡ. Hầu hết các ruộng do đó đều bỏ hoang. Cái may đoán trúng chỉ là 1 trong 10.

4. Xứ Palestine trở nên chiến luỹ hay pháo đài của Hồi giáo, mà dân Hồi giáo là kẻ thù của người Do-thái. Vậy Hồi giáo chiếm cứ đất đai là điều có thể. Cái may cho là 1 trong 2.

5. Người Do-thái dù ở trong những cơn bách hại lớn vẫn hằng ra sức để sống gần nhau, trong nước Ai-cập cũng như trong xứ Palestine hay trong đồng vắng. Vậy làm sao biết được họ sẽ bị tan tác? Cái may nói trung là 1 trong 5.

6. Làm sao biết được sau khi đã bị tan tác, người Do-thái bị bách hại nhiều hơn hết trong khắp thế giới. Những năm trong kỳ đệ nhị thế chiến, cuộc bách hại do Hitler chủ trương là cuộc bách hại dữ tợn nhất trong lịch sử nhân loại, mà dânchịu là người Do-thái. Cái may nói trúng là 1 trong 10.

7. Làm sao biết được khi bị tan lạc và bách hại thảm khốc như vậy người Y-sơ-ra-ên lại có thể trở về từ đầu cùng đất để lập quốc? Năm 1948 họ đã được quyền lập quốc và tuyên bố thành lập quốc gia. Hết thảy chúng ta đều phải ngạc nhiên trước sự lập quốc nhanh chóng của họ và sự đắc thắng của họ về mặt quân sự trong khi tái chiếm xứ Palestine. Cái may của phần thứ 6 là 1 trong 10 thì cái may của phần 7 phải hơn nữa. Nhưng chúng ta lấy khiêm nhượng là 1 trong 10 xem sao.


Và để cho ứng nghiệm toàn thể lời tiên tri, nếu do đầu óc con người thì cái may chỉ là 1 trong hai trăm ngàn mà thôi.


Xin lưu ý là LeLv 26:8 chép: “Năm người trong các ngươi sẽ đánh đuổi một trăm, và một trăm trong các ngươi sẽ đáh đuổi một muôn, và quân gnhịch sẽ bị gươm sa ngã trước mặt các ngươi.” Có lẽ tiên tri này khởi thuỷ không có ý chỉ về trận chiến 6 ngày năm 1967 giữa người Do-thái và các nước Ả-rập. Tuy vậy lời tiên tri ứng nghiệm cách rất đặc biệt bởi cuộc chiến này. Tất cả dân số Ai-cập Jordanie và Syrie gấp 20 lần dân số Do-thái. Đúng là năm người đánh đuổi một trăm người như lời tiên tri cách đấy hơn ba ngàn năm.


E. Lời tiên tri về xứ Ê-đôm


“Hỡi người ở trên bộng đá lớn, choán trên đỉnh núi kia, cho mình là đáng sợ, lòng kiêu ngạo đã dối gạt ngươi; dầu ngươi lót ổ mình cao như ổ chim ưng, Ta cũng làm cho ngươi từ đó rớt xuống, Đức Giê-hô-va phán vậy. Ê-đôm sẽ không có người ở nữa, chẳng có một con người kiều ngụ tại đó.” Gie Gr 49:16-18 viết năm 600 TC.


Những điều tiên báo trong lời tiên tri này là:

1. Ê-đôm sẽ bị xâm chiếm.

2. Ê-đôm sẽ nên hoang tàn.

3. Ê-đôm sẽ không có ai đến định cư.


Khi phát ra lời tiên tri này thì Ê-đôm đang còn là một xứ rất phồn thịnh. Đất ruộng Ê-đôm phải kể là phì nhiêu bậc nhất thế giới. Ê-đôm ở giữa ngã ba lớn về thương mại. Thủ đô của Ê-đôm là Petros được xây bằng những những thứ đá cứng rắn và thiên nhiên đã dành cho những phương tiện phòng thủ chắc chắn hơn mọi thành khác. Ê-đôm vẫn còn hưng thịnh một thời gian lâu sau thời Chúa Giê-xu. Đến năm 636 SC Ê-đôm bị quân Hồi giáo xâm chiếm, và từ đó đến nay, Ê-đôm đã thật sự trở nên hoang tàn. Nhiều người đi tham quan qua xứ Ê-đôm về đã thuật lại rằng họ tuyệt nhiên không thấy có người định cư hay súc vật trên Ê-đôm nữa. Sự may nói trúng trong điểm 1 là 1 trong 10; về điểm 2 là 1 trong 10 và về điểm 3 là 1 trong 100.


Còn cơ may để nói trúng trọn cả lời tiên tri đó là 1 trong 10 lũy thừa 4 là một trong một trăm ngàn.


F. Lời tiên tri về Ba-by-lôn


“Ba-by-lôn... sẽ chẳng hề có người ở nữa, trải đời nọ sang đời kia không ai ở đó; người Ả-rập không đóng trại tại đó, những kẻ chăn cũng không cầm bầy mình tại đó. Song những thú rừng sẽ đến ở, và nhà cửa đầy những chim cú, chim đá choán làm chỗ của mình, dê đực lấy làm nơi nhảy nót.” (EsIs 13:19-20 - viết năm 712 TC).

“Người ta sẽ chẳng từ nơi ngươi lấy đá làm móng cùng đá làm nền nữa, nhưng ngươi sẽ là hoang vu đời đời, Đức Giê-hô-va phán vậy.. Các thành nó trở nên hoang vu, đất khô, nơi sa mạc, đất không dân ở, không con người naò đi qua.” Gie Gr 51:26, 43 - viết năm 600 TC.


Mấy lời tiên tri đó báo trước rằng:

1. Ba-by-lôn sẽ bị phá huỷ

2. Nó sẽ không bao giờ có dân ở nữa.

3. Người Á-rập sẽ không cắm trại trên đó.

4. Sẽ không có những chuồng chiên trên đó.

5. Những dã thú sẽ đến tìm chỗ trú ẩn trên các đống đổ nát của nó.

6. Người ta sẽ không lấy đá ở đó để xây cất nhà cửa. 7. Người ta sẽ không đi qua các đống đổ nát của nó.

Ba-by-lôn bị thất thủ năm 538 TC sau khi đã nổi danh là Kinh Thánh vĩ đại và tráng lệ nhất thế giới. Các tường của nó dày 90 bộ và cao 300 bộ với những tháp canh cao ngất trời. Tường thành mỗi bề dài 14 dặm. Một con sông chảy qua thành để cung cấp nước cho dân chúng. Có nhiều đất ruộng ở bên trong lũy thành có sức cung lương thực đủ cho cả thành. Ba-by-lôn không phải lo sợ về bất cứ một cuộc vây hãm nào của địch quân.


Dầu người Ả-rập quen đi cắm trại ở mọi nơi, nơi chốn, nhưng họ có mối lo sợ dị đoan đối với Ba-by-lôn. Nếu bạn có thuê một người Ả-rập làm hướng dẫn viên thì chắc chắn anh ta sẽ không chịu ngủ đêm tại Ba-by-lôn đâu. Thành đổ nát đó không còn một bóng người cư ngụ. Chỉ có các giống dã thú tụ tập dưới những đống đổ nát. Không có một chuồng chiên nào được thiết lập ở gần Ba-by-lôn cả.


Gạch ngói và các thứ vật liệu xây cất đã được moi móc lên khỏi những đống đổ nát để chuyển tới các thành lân cận, nhưng các viên đá quí người ta đã tốn nhiều mới chở tới Ba-by-lôn được thì lại không hề được mang đi nơi khác.

Hầu hết các thành cổ xưa là nơi du khách tới quan sát tấp nập, nhưng Ba-bỵ-lôn vẫn nằm trơ trọi, số du khách thật hiếm hoi.


Cái may nói trúng của các điểm kể trên là:

- 1 trong 10 cho điểm 1

- 1 trong 100 cho điểm 2

- 1 trong 200 cho điểm 3

- 1 trong 5 cho điểm 4

- 1 trong 5 cho điểm 5

- 1 trong 100 cho điểm 6

- 1 trong 10 cho điểm 7


Vậy cái may nói đúng cho tất cả lời tiên tri là: 1 trong 5.10 lũy thừa 9 hay là 1 trong 5.000.000.000.


G. Lời tiên tri về Giê-ru-sa-lem mở rộng.


“Đức Giê-hô-va phán: Này, những ngày đến, khi thành sẽ được xây lại cho Đức Giê-hô-va, từ tháp Ha-na-nê-ên cho đến cửa góc. Dây đo sẽ giăng thẳng trên đồi Ga-rép và vòng quanh đến Gô-a. Cả nơi trũng của thây chết và tro, hết thảy đồng ruộng cho đến khe Kết-rôn và đến góc cửa ngựa về phía Đông, đều sẽ được biệt riêng ra thánh cho Đức Giê-hô-va, và đời đời sẽ không bị nhỏ đi và đổ xuống nữa.” Gie Gr 31:38-40 viết năm 600 TC.


Có 9 điểm được nêu lên trong việc bành trướng khu vực của Giê-ru-sa-lem. Điều tiên tri trước hết là thành sẽ được mở rộng, rồi sau đó nói đến thứ tự mở rộng từng giai đoạn, tấm hình vẽ sau đây chỉ sơ qua hình dáng của thành cũ và địa điểm được mở rộng theo 9 điều tiên tri.


Thành được bành trướng trước hết ở số 1 và số 2 hai địa điểm này bên trong bức tường của vua Suleiman xây. Rồi sau đó Giê-ru-sa-lem bắt đầu vượt quá bức tường và tiến về phía số 3. Thành cứ lần lượt rộng lớn thêm ra và theo các số thứ tự. Và ngày nay đã tiến đến cửa ngựa tại số 9.


Bạn dễ nhận các số thừ tự các đường tiến và 9 điểm trong cuộc bành trướng của cổ thành Giê-ru-sa-lem. Cổ thành có 6 gốc nhất định.

Giê-ru-sa-lem cũng có thể bắt đầu mở rộng từ bất cứ góc nào trong 6 góc đó, hoặc từ bất cứ phía nào hay cạnh nạo. Bạn thử đặt cuộc khuếch trương cổ thành khởi đầu một góc nào đó và ghi chỗ ấy là số 1. Sau khi số 1 đã xây xong, tiến đến là một góc hay một phía nào đó khác được xây tiếp tục. Bạn cứ tự do vậy cho hết chín điểm.


Như vậy chúng ta thấy rằng nếu chỉ nhờ sự iểu biết tự nhiên của tr1i khôn thì cái may nói trúng 9 điểm tiên tri đó sẽ là 1 trong 8.10 lũy thừa 10 (1/10,000,000,000) mà thôi.


H. Cổng vàng


“Đoạn người đưa ta đến hiên cửa ngoài của nơi thánh ngó về phía đông. Cửa ấy vẫn đóng. Đức Giê-hô-va bèn phán cùng ta rằng: Hiên cửa này sẽ đóng luôn không mở nữa. Chẳng ai được vào lối hiên cửa này, vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên đã vào bởi đó. Vậy cửa ấy sẽ đóng lại. Chỉ có Vua, vì người là Vua, thì có thể đến ngồi tại đó đặng ăn bánh trước mặt Đức Giê-hô-va. Vua sẽ vào bởi nhà ngoài của hiên cửa, và cũng ra bởi đường ấy.” Exe Ed 44:1-3 - viết năm 574 TC.

Khi lời tiên tri này đựơc viết thì con đường từ khe Kết-rôn vào Giê-ru-sa-lem qua cổng này đựơc gọi là Cổng Vàng. Cửa này được sử dụng thời Chúa Giê-xu và là cổng mà Chúa cỡi lừa đi vào thành Giê-ru-sa-lem cách vẻ vang. Năm 1543 SC Khi tường thành Giê-ru-sa-lem được xây lại bởi Vua Thễ Suleiman, thì con đường vào cổng vàng không còn dùng nữa. Vua thấy không dùng nữa bèn ra lệnh bít cửa lại. Thay vì xây tường thẳng luôn qua thì ông lại xây lại cổng, vòm cổng và trang trí như cũ, rồi mới bít lối vào cổng. Hoàng đế Wilhelm dự tính chiếm Giê-ru-sa-lem rồi cho mở cổng vàng để đi vào thành cách khải hoàn. Vị vua này muốn đạp đổ lời tiên tri trên, nhưng ông đã thất bại. Hiện cổng vàng này hình như đang chờ đợi sự trở lại của Chúa Giê-xu Ngài sẽ mở ra và đi vào thành Giê-ru-sa-lem.


Xác suất cho lời tiên tri này ứng nghiệm là khoảng một phần ngàn (1/1000).


I. Sa-ma-ri


“Vậy nên ta sẽ khiến Sa-ma-ri nên như một đống đổ nát ngoài đồng, như chỗ trồng nho, và sẽ làm cho những đá của nó lăn xuống trũng, và những nền ra trần trụi.” (MiMk 1:6 viết năm 750 TC)


Lời tiên tri này nói trước 5 điều:

1. Sa-ma-ri sẽ bị tàn phá

2. Nó sẽ trở nên như đồng cỏ nát ngoài đồng

3. Thành chỗ trồng nho

4. Đá nó sẽ bị lăn xuống

5. Nền nó sẽ bị đào lên trần trụi


750 năm sau Sa-ma-ri vẫn còn là một thành phố có tếng, trong thời Chúa Giê-xu nó vẫn được Kinh Thánh nói đến. Nhưng cuối cùng thì nó bị àn phávà trở thành một đống đổ nát. Dần hồi người ta dọn dẹp nó và những đá làm nền cùng với những thứ đổ nát khát được kéo đến mé đồi và lăn xuống trũng. Bây giờ nó được biến thành vườn cây, vườn nho.

1. Thành Sa-ma-ri trên đồi được bảo vệ rất vững chắc. Làm sao Mi-chê tiên đoán được nó sẽ bị tàn phá? Xác suất để lời tiên tri được đúng ta cho là một trên 4. 1/4.

2. Làm sao thành lại vẫn còn là một đống đổ nát không được xây lại trong khi bao nhiêu thành phố khác bị đổ nát nhiều lần và vẫn được xây lại? Ước lượng xác suất đúng của lời tiên tri này là một trên năm 1/5.

3. Cái may để Sa-ma-ri trở thành nơi trồng nho thật là nhỏ. Vì người ta phải cào sạch đi những đổ nát của thành để biến thàh vườn nho, trng khi đất đai chung quanh đó để làm vườn thì rất nhiều. Xác suất để lời tiên tri này đúng ta ước lượng độ một phần trăm 1/100.

4. Cái may để đá được kéo ra lăn xuống trũng thay vì dồn đống lại để dùng xây dựng về sau là một phần mười 1/10.

5. Cái may để lời tiên tri về nền móng bị đào lên cho là 1 trên 2 lần.


Nếu Mi-chê nhìn tình thế rồi và đưa ra 5 điều tiên đoán này về thành Sa-ma-ri theo sự khôn ngoan của con người thì cái may (xác suất) để tất cả 5 điều tiên đoán trên được đúng hết là một torng 40.000 ngàn lần (1 lần trong 4x5x100x10x2= 1/40.000)


Về Si-ôn bị cày


“Vậy nên vì cớ ngươi, Si-ôn sẽ bị cày như ruộng.” (MiMk 3:12 viết năm 750 TC). Từ khi có lời tiên tri này cho đến ngày nay thì các phần của thành Giê-ru-sa-lem thường hay bị tàn phá, và rồi được xây dựng lại. Nhưng năm 1543 SC khi vách thành Giê-ru-sa-lem được vua Suleiman xây lại, thì phần được gọi là Si-ôn, thành Đa-vít của Giê-ru-sa-lem thì bị bỏ ra bên ngoài tường thành. Và nó bị cày lên để trồng trọt. Đó là phần duy nhất của thành Giê-ru-sa-lem bị cày. Phần đặc biệt này của thành Giê-ru-sa-lem bị biến thành đất canh tác trong khi nó là phần được ưa chuộng nhất của Giê-ru-sa-lem, cung điện Sa-lô-môn xây ở đây, thì cái may để lời tiên tri của Mi-chê được đúng ta ước chừng một trong một trăm (1/100).


L. Lời tiên tri về Mô-áp và A-môn


“Hãy nói cùng con cái Am-môn rằng ... ta sẽ phó ngươi cho con cái phương đông làm cơ nghiệp, chúng nó sẽ đóng trại giữa ngươi, và cất nhà mình trên đó, chúng nó sẽ ăn trái ngươí và uống sữa ngươi... Bởi cớ đó ta sẽ phá các thành của bờ cõi người Mô-áp. Ta sẽ phó xứ này và xứ của người Am-môn cho các con trai phương đông.” (Exe Ed 25:3-4, 9-10 viết năm 590 TC).


Nhưng về sau ta sẽ đem các con cái A-môn bị phu tù trở về (Gie Gr 49:6 viết năm 600 TC).


Những lời tiên này tiên đoá 3 điều:

1. Mô-áp và Am-môn bị các người phương đông chiếm và họ sẽ ăn trái cây và uống sữa của xứ.

2. Người phương đông sẽ xây dựng cung điện ở Am-môn

3. D6n Mô-áp và Am-môn sẽ được trở về và nhận lại đất đai mình.


Dân Ả-rập liên tục xâm lẩn hai nước và lấy trái cây. Họ đuổi hầu hết dân đi. Những cung điện người Ả-rập xây cất ở Am-môn vẫn còn được dùng ngày nay. Gần đây Anh quốc cố bảo vệ xứ khỏi sự tấn công từ bên ngoài. Đất đai được trồng trọt trở lại và các thành phố được xây dựng lại với một tốc độ nhanh chưa từng thấy ở xứ này. Ước lượng cái may để lời tiên tri 1 được đúng là một trong 5 lần lời tiên tri 2 được đúng là một trong 10 lần và lời tiên tri 3 là một trong hai mươi lần. Vậy cái may để tiên đoán đúng cả 3 lời tiên tri trên là 1 trong 1000 lần.


Tóm tắt


Cùng phương pháp đã thực hiện những lời tiên tri khác trong Kinh Thánh có xác suất về may rủi nói trúng như sau (đây chỉ là tổng kết một phần rất nhỏ những lời tiên tri được ứng nghiệm):

- Về Ty-rơ 1 trong 7.5.10 lũy thừa 7

- Về Giê-ri-cô 1 trong 2.10 luỹ thừa 5

- Về xứ Palestine 1 trong 2.105

- Về cửá vàng 1 trong 10 luỹ thừa 3

- Về Sa-ma-ri 1 trong 4.10 luỹ thừa 4

- Về Si-ôn bị cày 1 trong 10 lũy thừa 2

- Về Mô-áp và Am-môn 1 trong 10 luỹ thừa 3

- Về Giê-ru-sa-lem mở rộng 1 trong 8.10 lũy thừa 10

- Về xứ Ê-đôm 1 trong 10 luỹ thừa 4

- Về Ba-by-lôn 1 trong 5.10 luỹ thừa 9


Nếu 11 lời tiên tri này đã được viết nên theo sự khôn ngoan tự nhiên của loài người mà thôi, không do Thiên Chúa mặc khải ra, thì cái may nói trúng của các tiên tri đó ta có thể tìm thấy bằng cách đem nhân tất cả các con số may mắn đó lại với nhau, và kết là 5.76.1596 x 10.59.


Bạn cũng có thể kèm thêm vào đó những lời tiên tri khác và ước lượng lại những con số nói trúng. Bạn có thể dùng những lời tiên tri chỉ về thành Si-đôn trong Exe Ed 28:20-23 về thàh ca-bê-na-um và Bết-sai-đa trong LuLc 10:13, 15 về con đường cái quan giữa Ai-cập và A-sy-ry trong EsIs 19:23-25 về những biến đổi bên Ai-cập trong Exe Ed 29:15; 30:13.


Có người cho rằng những câu nói đó trong Kinh Thánh không phải là lời tiên tri, mà chỉ là những câu truyện lịch sử được ghi sau này, khi các biến cố đó đã xảy ra.

Nói như vậy là chưa hiểu lịch sử và Kinh Thánh. Tất cả các lời tiên tri đó đều trong Cựu ước, và mỗi lời đều nói trước Chúa Giê-xu hàng mấy trăm năm. Trong các lời đó chỉ có một lời đã hoàn toàn ứng nghiệm trước Chúa; hai lời khác ứng nghiệm một nửa trước Chúa, một nửa sau Chúa. Còn các lời tiên tri khác đều ứng nghiệm sau Chúa Giê-xu.


Chúng ta thử hình dung cái may nói trúng 1 trong 5.76.À0 luỹ thừa 59 (tức con số 5 đi với 59 con số 0), chúng ta có thể đúc ra được 10 lũy thừa 28 đống bạc, mỗi đống to bằng mặt trời.

Đống sao của chúng ta, quen gọi là ngân hà, gồm tất cả các sao thuộc thiên hà chúng ta. Đó là một tâp5 hợp sao rất lớn, gồm ít ra là 100 tỉ sao, sao nào cũng to bằng mặt trời. Ở ngoài cõi thiên hà chúng ta còn nhiều thiên hà khác và mỗi thiên hà cũng chừng 100 tỉ sao, nếu bạn phải đếm 100 tỉ sao, cứ mỗi phút đếm 250 sao và đếm suốt ngày suốt đêm không nghỉ, thì hết 750 năm bạn mới đếm xong số sao của một thiên hà.


Người ta ước lượng rằng cả vũ trụ có chừng hai ngàn tỉ thiên hà, mỗi thiên hà chừng trên 100 tỉ sao.

Nhưng với số bạc là 5.10 luỹ thừa 59 bạn có thể làm ra được 1.10 luỹ thừa 5 lần số các sao trong hai ngàn tỉ thiên hà đó.


Giả sử bạn đánh dấu một đồng bạc rồi đem nó trộn lẫnv ào giữa các đồng bạc khác trước khi bạn dồn lại thành từng đống lớn to bằng mặt trời. Rồi bạn bịt mắt một người rồi bảo anh ta đi tới các đống bạc lớn kia mà tìm cho ra đồng bạc bạn đã đánh dấu. Thử hỏi anh ta có được bao nhiêu may mắn để thành công? Nếu anh ta đi mỗi giờ được 60 dặm và đi suốt ngày suốt đêm thì phải mất 5 năm mới đi vòng quanh được một sao, tức một đống bạc mà thôi. Như vậy cái may mắn thành công của anh ta không thể có vì quá nhỏ bé. Nhưng đi vòng trong cả một thiên hà thì phải để ra 500 tỉ năm mới đủ. Giả sử anh ta đi thậ mau lẹ, có thể đi lục bới tất cả các đống bạc chứa trong 100 tỉ sao kia trong vòng một giây đồng hồ thay vì 500 tỉ năm, thì cũng phải mất 3.10 luỹ thừa 9 (ba tỉ năm) năm thì mới lục bới hết tất cả đống bạc ấy. Tức phải dùng hết một nửa thời gian từ lúc vũ trụ được thành lập cho đến bây giờ, tức ba tỉ năm.

Thật là chuyện phi lý nếu chúng ta dám quả quyết anh ta có một chút may mắn nào để tìm ra chính đồng bạc đã đánh dấu đó. Nhưng dầu vậy vẫn còn tốt số hơn các vị tiên tri chỉ dùng trí khôn mình mà nói trúng tất cả 11 lời tiên tri kể trên. Nhưng 11 lời tiên tri đó và còn rất nhiều lời tiên tri khác trong Kinh Thánh đã được ứng nghiệm trăm phần trăm.

Vậy chúng ta chỉ còn có thể kết luận là chính Đức Chúa Trời đã soi sáng cho các tác giả đó viết ra những lời tiên tri đó, vì lịch sử của loài người được Ngài sắp đặt. Còn lẽ nào mạnh hơn nữa để bác bỏ Kinh Thánh là Lời Đức Chúa Trời?

Những lời tiên tri vừa kể là những sự kiện đã xảy ra trong lịch sử. Một điều không thể chối cãi được. Có những sự kiện trước đây người ta thấy sử học không ghi lại và tưởng rằng Kinh Thánh no1i sai và lời tiên tri không ứng nghiệm. Nhưng nhờ khai quật của các nhà khảo cổ, lịch sử được sáng tỏ và Kinh Thánh cũng được minh xác và cuối cùng người ta thấy rằng Kinh Thánh quả thật là Lời Đức Chúa Trời và Ngài là Đấng nắm toàn quyền trên lịch sử nhân loại.


II. KHẢO CỔ HỌC


Nếu Kinh Thánh là Lời Đức Chúa Trời thì phải tuyệt đối chân xác. Không một chi tiết nào, dù nỏ, lại sai lầm hay bị đào thải bởi những khám phá khoa học Lịch sử được ghi lại trong Kinh Thánh chân xác tuyệt đối và khảo cổ học ngày nay đã minh chứng rất nhiều cho sự chân xác đó. Bằng những phương pháp khoa học hiện đại, các nhà khảo cổ đã khai quật nhiều di tích lịch sử phù hợp với những điều được Kinh Thánh ghi lại. Sau đây chúng tôi xin đưa ra một vài trường hợp tiêu biểu.


A. Bia trụ Taylor


Bia trụ Taylor (hiện đặt tại British Museum) được các nhà khảo cổ tìm thấy ghi lại biến cố lịch sử trong đời vua Ê-xê-chia Đối chiếu bia trụ tìm thấy và Kinh Thánh, người ta thấy hoàn toàn phù hợp. Chúng ta hãy so sánh hai bản văn:

- Kinh Thánh IIVua 2V 18:13-16

“Năm thứ mười đốn đời Êx-ê-chia, San-chê-ríp, vua A-si-ri, vua Giu-đa, sai sứ đến La-ki nói với vua A-si-ri rằng: Tôi phạm lỗi. Cầu vua lìa khỏi nước tôi: hễ vua đòi điều gì, tôi sẽ chịu. Vua A-si-ri bắt Ê-xê-chia vua Giu-đa, phải trả ba trăm ta lâng bạc, và ba mươi ta lâng vàng. Ê-xê-chia nộp cho người bạc lấy ở trong đền Đức Giê-hô-va và trong kho tàng của cung vua. Bấy giờ, Ê-xê-chia gỡ vàng ở các cửa và cột đền thờ Đức Giê-hô-va mà chính mình người đã cẩn vào, rồi nộp hết cho vua A-si-ri.”

- Bia trụ Taylor (ghi lời San-chê-ríp, vua A-si-ri)

“Vì Ê-xê-chia, vua Giu-đa, không chịu thuần phục ách ta, nên ta vây hãm 46 thành kiên cố của nó cũng như vô số những thành nhỏ trong vùng phụ cận. Ta đã xâm chiếm bằng những phương cách như dùng đòn khiêng, máy phá thành cộng thêm với bộ binh và các đợt tấn công tàn khốc. Ta đem đi 100.150 người già lẫn trẻ, đàn ông, đán bà và vô số súc vật như những chiến lợi phẩm. Chính nó ta đem nhốt ở Giê-ru-sa-lem như chim trong lồng... Ta đã vơ vét tất cả các thành, đã chia đất nó cho Mitinti, vua Ách-đốt; Pa-đi, vua Éc-rôn; Sillibel, vua Ga-xa. Ta đặt nhiều sắc thuế và nó phải đóng nhiều hàng năm. Ê-xê-chia sợ hãi trước uy quyền của ta. Nó phải đem đến thành Ni-ni-ve 30 ta lâng vàng, 800 ta lâng bạc, hột xoàn, kim cương, bửu thạch, các giường và ghế bằng ngà voi, quần áo sặc sỡ, áo choàng màu tím đậm, màu đỏ sậm, các vật bằng đồng, chì, sắt, áo giáp, khiêng, chiến xa, vũ khí đủ loại, các đàn bà trong cung cấm, nam nữ nhạc công, cũng như chính các con gái nó. Nó đưa các sứ giả đến dâng lễ vật và giao kết thần phục.”


B. Sự giàu có của Sa-lô-môn


1. Ngựa: IVua 1V 10:26: “Sa-lô-môn cũng nhóm xe và lính kỵ. Có 1400 xe và 12.000 lính kỵ, để trong các thành chứa xe, và tại Giê-ru-sa-lem, gan bên vua.”


Nhà khảo cổ Guy đã khám phá tại Meghido những chuồng ngựa của Sa-lô-môn. “Một chuồng ngựa phía Nam có chiều rộng 70 mét, dài 92 mét. Cứ năm chuồng ngựa làm thành một dãy hướng về phía Bắc. Trước mặt là một sân rộng mỗi chiều khoảng 60 mét. Một bức tường nhiều nơi dày hơn 1 mét chung quanh sân, gần khoảng giữa sân là hồ chứa nước dành cho ngựa uống. Hồ có thể chứa tới 10.500 lít. Hai phòng hình chữ nhật đi theo vòng rào có lẽ đã được dùng để làm nhà chứa chiến xa. Mỗi đơn vị chuồng ngựa gồm một lối đi chính gĩưa rộng 3 m tráng thạch cao. Hai bên lối đi là hai dãy hành lang rộng bằng đá rộng độ 1,5 m. Mỗi dãy hành lang dài khoảng 26m được dùng nhốt 15 con ngựa. Như thế có 150 con ngựa cho phần chuồng ở phía Nam mà thôi.” (Howard F.Vos, Introd. to B. Arch p.5).


2. Lò đúc vũ khí: Kinh Thánh chép: “Vua (Sa-lô-môn) biểu đúc các vật đó tại đồng bằng Giô-đanh, trong một nơi đất sét, giữa Su-cốt và Xát-than.” (IVua 1V 7:46).


Năm 1938-1939, tiến sĩ S Nelson Gluek đã đào bới và xác nhận di tích thành Exion Ghê-ba. Ông tìm thấy di tích của lò đúc, lò rèn, nồi nấu kim thuộc và lò luyện kim thuộc của Sa-lô-môn. Ông cũng tìm thấy lớp quặng đồng và quặng sắt ở gần đó dùng để chế tạo dĩa, đánh mũi giáo và lưỡi câu, những thứ này được dùng để xuất cảng đổi lấy ngà voi (9:26-28).


C. Các cuộn biển chết


Một trong những khám phá gần đây của khảo cổ học làm nhiều người kinh ngạc nhất đó là sự khám phá các cuộn giấy da tại biển chết vào năm 1947. Các cuộn da này được chứa trong những lu bằng đất, ghi lại sinh hoạt của cộng đồng Qumran. Một số lớn các cuộn da là bản sao Kinh Thánh. Một phần của tất cả các sách trong Kinh Thánh, trừ Ê-xơ-tê, được tìm thấy. Và quan trọng nhất là toàn bộ sách Ê-sai. Ngoài ra cũng còn tìm thấy sách giải nghĩa Ha-ba-cúc và một số sách vở liên quan đến sự thờ phượng.


Theo phương pháp phóng xạ Carbon (Radio Carbon) và căn cứ trên chữ viết (Paleography), căn cứ trên các bình sành, các đồng bạc người ta định đựơc niên đại của các cuộn biển chết vào khaỏng 150 TC - 70 SC. Như thế các cuộn biển chết cung cấp cho chúng ta một cổ bản Kinh Thánh xưa nhất (bản Masoretic được coi là xưa nhất còn lại có niên đại 900 SC). So sánh các cuộn biển chết với Kinh Thánh chúng ta có ngày nay không có gì khác nhau, chỉ trừ vài chi tiết nhỏ không đáng kể.


Sự khám phá ra các cuộn biển chết cho thấy Đức Chúa Trời đã bảo tồn Lời Ngài như thế nào. Thời gian vẫn không làm cho “một chấm, một nét trong Lời Chúa” qua đi. Điều này cũng làm cho chúng ta có bằng cớ để tin quyết vào bản Kinh Thánh mà chúng ta đang có.


Ngày nay khảo cổ học đã tìm thấy hàgn ngàn bằng cớ chứng minh sự chân xác của Kinh Thánh cũng như cho thấy các tài liệu trong Kinh Thánh rất đáng tin cậy. Lời Đức Chúa Trời, được ban cho loài người trong mục đích cứu rỗi, được vững lập đời đời. Dầu trời đất qua đi song Lời Chúa không bao giờ qua đi (Mac Mc 13:31; IIPhi 2Pr 1:24, 25; IGi1Ga 2:17).


III. Y HỌC


Y học ngày nay cũng đã khám phá ra những điều phù hợp với những gì Kinh Thánh đã dạy bảo trước đây mấy ngàn năm. Chẳng hạn như việc ung thư nơi cơ quan sinh dục và việc cắt bì là một bằng chứng.


Bệnh ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư thông thường nhất của đàn bà. Bệnh ung thư này chiếm 25 % trong tất cả các loại ung thư và chiếm 80 % trong các loại ung thư nơi các cơ quan sinh dục. Bảng thống kê còn cho thấy đại đa số các người chết vì bệnh này vì đã không chịu ngăn ngừa bằng phương pháp mà Đức Chúa Trời đã truyền dặn cho Áp-ra-ham.


Vào đầu thập niên 1900, bác sĩ Hiram N.Wineberg, trong khi xem xét lý lịch bệnh nhân tại bệnh viên New York. Mount Sinai Hospital đã nhận thấy rằng hầu hết các phụ nữ Do-thái đều tránh được bệnh này. Sau đó bác sĩ I.Kaplan và các cộng sự viên tại bệnh viện New York's Bellevue cũng xác nhận rằng có rất ít phụ nữ Do-thái bị bệnh ung thư nơi cơ quan sinh dục. Năm 1949, các bác sĩ chuyên về bệnh đàn bà tại bệnh viện Mayo Clinic ghi nhận rằng trong 568 trường hợp ung thư liên tiếp thì không có một phụ nữ Do-thái nào là nạn nhân.


Tại sao các phụ nữ Do-thái lại ít bị bệnh ung thư nơi cơ quan sinh dục? Những khám phá y học ngày nay đồng ý rằng lý do phụ nữ Do-thái tránh được bệnh ung thư vì những người nam Do-thái đã làm phép cắt bì mà Đức Chúa Trời đã truyền cho Áp-ra-ham 4.000 năm về trước. Một số khám phá gần đây cho bết phụ nữ tránh được bệnh ung thư tử cung không phải vì các yếu tố như thức ăn, môi trường sống hay nòi giống nhưng là nhờ lớp da qui đầu của đàn ông được cắt. Nhưng làm sao phép cắt bì nơi đàn ông tránh được bệnh ung thư nơi đàn bà? Lý do đơn giản là nếu không cắt lớp da qui đầu thì đây là môi trường tốt để cho nhiều loại vi khuẩn nẩy sinh, trong đó có vi khuẩn Smegma, tức vi khuẩn sinh ra bệnh ung thư. Trong khi giao hợp, loại vi khuẩn này vào cổ tử cung và khiến sinh bịnh ung thư. Cho nên chúng ta có thể nói rằng phép cắt bì là đề phòng hữu hiệu nhất chống lại bệnh ung thư nơi các cơ quan sinh dục đàn ông cũng như đàn bà.


Có một điều thích thứ khác liên quan đến vấn đề cắt bì mà các nhà y học đã khám phá: Tháng 11 năm 1946 một bài báo trong tờ Journal of the American Medical Association đã cho biết lý do tại sao phải cắt bì trong ngày thứ tám. Emmett Holt và Rustin Mc Intosh cho biết rằng trẻ sơ sinh trong thời gian từ ngày thứ hai đến thứ năm rất dễ băng huyết. Sự băng huyết trong thời kỳ này rất dễ nguy hiểm cho các cơ quan bên trong, nhất là não bộ, và có thể gây ra bệnh mất cảm giác hoặc thiếu máu. Sở dĩ có sự băng huyết vì trong thời kỳ này, chất vitamin K chưa được cấu tạo. Các nhà y học cho biết vitamin K chỉ được cấu tạo sau ngày thứ 7. Như thế cắt bì trong ngày thứ 8 là thích hợp nhất.


Một yếu tố khác cũng rất quan trọng trong sự làm đông huyết, đó là chất Prothrombin. Vào ngày thứ ba, trẻ em chỉ có 30 % chất Prothrombin so với mức bình thường. Vì thế việc giải phẫu trong thời gian này có thể gây nên sự băng huyết trầm trọng. Tuy nhiên, đến ngày thứ tám, chất Prothrombin lên đến 110 % so với mức độ bình thường. Như thế vào ngày thứ tám, hai yếu tố vitamin K và Prothrombin đã đủ khả năng để làm đông huyết và bảo đảm cho việc cắt bì nơi trẻ sơ sinh.


Những gì mà Đức Chúa Trời đã truyền cho Môi-se phải tuân giữ để ngăn ngừa bệnh tật thì sau mấy ngàn năm khoa học mới khám há và xác nhận. Đức Chúa Trời chỉ bảo cho dân Ngài cách rành rẽ những phép vệ sinh mà lúc bấy giờ họ không biết lý do tại sao phải làm như thế. Nếu không bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, Môi-se không tài nào viết ra những điều mà mãi hơn ba ngàn năm sau nhân loại mới khám phá. Một lần nữa chúng ta lại thấy họ chứng tỏ Kinh Thánh là Lời Đức Chúa Trời.


IV. QUYỀN NĂNG CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI


A. Sức phóng xạ (Radiation)


Mặt trời là nhà máy điện lực rất lớn. Mỗi thước vuông trên mặt trời liên tục phát ra một sức điện là 70.000 mã lực. Mà có biết bao thước vuông trên diện tích của mặt trời. Hơn 10.000 diện tích trái đất.


Giả sử chúng ta mua số năng lượng do mặt trời phát ra trong vòng 24 giờ với giá một phần tư xu mỗi kí-lô-oát. Nếu trả số tiền đó bằng bạc thì số bạc sẽ chi kém cả Á Châu với bề dày bốn cây số. Đó là một sức mạnh ghê gớm. Nhưng khi dựng nên mặt trời, Đức Chúa Trời chẳng những làm nên số năng lượng mặt trời sẽ còn phát ra trong bao nhiêu tỉ năm sắp đến. Mặt trời còn đủ năng lượng để phát ra liên tiếp như hiện nay trong quãng thời gian dài hơn 30 tỉ năm nữa.


Trong thiên hà chúng ta có 100 tỉ sao. Vậy ra đem số năng lượng của mặt trời nhân lên gấp 100 tỉ lần để ta được hiểu một chút về quyền năng của Đức Chúa Trời.

Trong vũ trụ có chừng hai hay ba ngàn tỉ thiên hà. Ta thử mà nhân sức mạnh của cõi thiên hà chúng ta lên gấp hai hay ba ngàn tỉ, và ta sẽ hiểu thêm một chút nữa về quyền năng của Thiên Chúa được tỏ qua sức phóng xạ của các tinh tú trên trời.


B. Động năng (Kinetic Energy)


Một vật càng chuyển động mau lẹ thì càng phát ra nhiều năng lượng. Một viên đạn trái phá từ nòng súng đại bác bắn đi nhanh tối đa là một dặm mỗi giây đồng hồ. Trái đất quay chung quanh mặt trời mỗi giây chừng 18 dặm rưỡi. Chúng ta biết công thức vật lý dạy năng lượng phát ra bằng khối lượng nhân với bình phương vận tốc, bây giờ đem số 18,5 tự thừa thì được hơn 300. Vậy bất kỳ phần nào trên trái đất đang chuyển động đang khi quay quanh mặt trời cũng phát ra một số năng lượng nhiều gấp 300 lần số năng lượng của một viên đạn đại bác bắn ra, nếu khối lượng vật đó bằng khối lượng của viên đạn.


Mặt trời cùng với cả thái dương hệ quay chung quanh trung tâm của thiên hà chúng ta với tốc độ là 134 dặm mỗi giây. Đem 134 tự thừa lên ta được gần 18.000. Như vậy thái dương hệ phát ra một số năng lượng 18.000 lần nhiều hơn. Nói cách khác, sức tàn phá của thái dương hệ lớn hơn gấp 18.000 lần so với viên đạn trái phá, nếu thái dương hệ nhỏ bằng viên đạn.


Có những thiên hà đi nhanh mỗi giây 60.000 dặm. Ta cũng nghĩ đến tất cả cái khối hơn 100 tỉ sao, sao nào cũng lớn bằng mặt trời, sao nào cũng đi nhanh 60.000 dặm/giây. Chúng ta sẽ hiểu khối năng lượng hầu như vô hạn phát ra do sự quay đông của các tinh tú trên trời.


Thiên Chúa vẫn ngự trên ngai chí cao. Loài người, dù có bom nguyên tử, là chi trước mặt Ngài? Sức mạnh của Chúa là nguồn an ủi bất tận cho mỗi Cơ-đốc nhân.


C. Hấp lực (Gravitation)


Hấp lực là đặc tính của vật chất, không thể tách rời khỏi vật chất. Bạn đặt hai cuốn sách lên bàn, liền có hấp lực giữa hai cuốn sách đó đang muốn kéo lại gần nhau. Mặt trăng và trái đất có hấp lực với nhau và chúng ta biết chúng hằng lôi kéo nhau khi chúng ta nhìn xem nước biển lên xuống. Trái đất có hấp lực với mặt trăng khi giữ mặt trăng phải xoay chung quanh trái đất. Còn hấp lực của mặt trời đối với trái đất thì thật lớn. Người ta đã tính ra rằng nếu bạn muốn thay thế hấp lực đó bằng một giây cáp thì bạn phải đúc một giây cáp có đường kính tám ngàn dặm. Hấp lực tương đương với sức mạnh của giây cáp này. Nói cách khác, sức mặt trời lôi kéo trái đất mạnh đến nỗi hầu làm đứt giây cáp đúc bằng sắt có đường kính là 8.000 dặm.


Hấp lực cũng đang giữ cho thiên hà chúng ta đoàn tụ với nhau. Giả sử Đức Chúa Trời đặt giây cáp từ sao nọ đến sao kia trong số 100 tỉ sao của thiên hà chúng ta rồi để cho thiên hà bắt đầu quay thì sự rối loạn sẽ khủng khiếp biết dường nào! Như vậy luật hấp lực trong vũ trụ không những tỏ ra quyền năng vô biên của Ngài mà còn tỏ cho ta thấy sự khôn ngoan tuyệt đối của Ngài.

Luật hấp lực là một sức mạnh không ai có thể chống lại hay trốn tránh được. Khi bạn đi đường trong một ngày nắng, bạn bước vào trong bóng cây, bạn có thể tránh bớt sức nóng của mặt trời. Bạn cũng có thể che dù cho mát. Nhưng chắc chắn bạn không thể đặt cái dù dưới chân bạn để tránh hấp lực. Con người không tài nào đổi thay được luật hấp lực. Nhưng đó là một ơn phước. Vì nếu trong chiến tranh nước này có thể thay đổi hấp lực của nước kia, thì kết quả sẽ khốc hại chừng nào! Nếu một phe có thể giảm hấp lực bên đối phương xuống số không thì đối phương bị tung lên trời, rớt ra ngoài không gian ngay. Nếu một nước có thể làm cho hấp lực bên nước địch tăng gấp 5 lần thì cả nước địch bị chôn chân dưới đất và không tài nào nhúc nhích nổi. Hấp lực quả là một trong những sức mạnh lớn lao của vũ trụ. Hiểu được luật hấp lực ta mới rõ được phần nào quyền năng của Thiên Chúa.


Nếu ta cộng lại ba sức mạnh lớn của vũ trụ mà ta vừa biết qua là sức phóng xạ, luật hấp lực và động năng, ta sẽ hiểu đôi chút về quyền phép nhiệm mầu của Thượng Đế trong việc sáng tạo ra vũ trụ này.

Nhưng Thượng Đế còn nhiều sức mạnh khác nữa, và những sức mạnh nầy lạ lùng hơn sức mạnh sáng tạo vũ trụ. Ta thử nghĩ đến một vài thứ sức mạnh đó.


D. Những quyền năng khác của Thượng Đế


1. Quyền năng sáng tác Kinh Thánh. Chúa dùng đủ hạng người sống trong xã hội của những thời đại khác nhau, để qua họ Chúa trao sứ điệp của Chúa cho loài người và làm nên một nguồn mặc khải liên tục.

2. Quyền phép hiểu biết về tương lai. Chúa báo trước những gì sẽ xảy ra trên thế giới này, hàng mấy ngàn năm sau mới ứng nghiệm, và ứng nghiệm trọn vẹn trong mọi chi tiết.

3. Quyền phép nghe lời cầu nguyện của mỗi chúng ta mọi nơi, mọi lúc và trả lời cho mọi tiếng kêu cầu của chúng ta.

4. Quyền phép giữ gìn mọi kẻ tin Chúa, để cho họ được an tâm trọn vẹn về tương lai của họ, dù ở đời này hay đời sau.

5. Quyền phép biến cải đời sống những người tin Chúa. Chúa tìm kiếm các tội nhân đủ loại, đủ cỡ và làm cho họ trở nên con cái Đức Chúa Trời.

6. Quyền phép đem chúng ta khỏi mồ mả và đưa chúng ta về sống với Chúa trong cõi cực lạc vô tận.


Vì thế mà Chúa Giê-xu phán: “Hết mọi quyền phép trên trời, dưới đất đã giao cho Ta. Vậy hãy đi... và này, Ta hằng ở cùng các ngươi cho đến tận thế.”


CÂU HỎI CHƯƠNG BỐN


1. Lịch sử đã chứng minh lời tiên tri về thành Ty-rơ như thế nào?

2. Theo bạn thì sự kiệnlời tiên tri được ứng nghiệm nói lên điều gì, và bạn dùng lập luận này khi nào? Tại sao?

3. Khảo cổ học đã giúp cho chúng ta những gì? Những khám phá củ akhoa học này giúp đợ bạn như thế nào?

4. Có những sự kiện Đức Chúa Trời bảo dân sự Ngài thi hành, có thể trong lúc đó họ không biết lý do, nhưng rồi khoa học ngày nay cho chúng ta biết được ý nghĩa đích thực. bạn đã biết qua về y học và phép cắt bì, thái độ của bạn đối với những mạng lịnh có khi có những chỗ chưa giải thích thoả đáng của Chúa như thế nào?

5. Bạn cho biết cảm tưởng khi biết sơ qua về vài năng quyền của Đức Chúa Trời mà khoa học có thể đo lường được. Đồng thời, bạn suy nghĩ thêm về những quyền năng mà khoa học không thể biết được, xin cho biết cảm tưởng của bạn.



HỘI THÁNH TIN LÀNH TRƯỞNG NHIỆM GARDEN GROVE
Quận Cam-vùng nam California
​11832 South Euclid St, Garden Grove,
CA. 92840
Orange County​-Southern California
​Tel: 714-638-4422    

Email: vpcgg.ca@gmail.com

SUBSCRIBE FOR EMAILS

Thanks for submitting!

Copyright Ⓒ 2023 vpcgg (PC-USA). All rights reserved. 

bottom of page