top of page

2.1 NHỮNG Ý NIỆM KHÁC NHAU VỀ THƯỢNG ĐẾ

Hung Tran

Apr 19, 2024

Nếu bạn là người không có tín ngưỡng, có lẽ bạn tin rằng mọi tôn giáo trên thế gian này chỉ là một lầm lẫn lớn...



PHẦN HAI - NIỀM TIN CƠ-ĐỐC


2.1 NHỮNG Ý NIỆM KHÁC NHAU VỀ THƯỢNG ĐẾ



Tôi...

...được mời để nói cho quý vị biết về những gì mà Cơ-đốc giáo tin, và tôi sẽ bắt đầu bằng cách cho quý vị biết những điều Cơ-đốc nhân không cần phải tin. Nếu bạn là một Cơ-đốc nhân, bạn không cần phải tin rằng tất cả những tôn giáo khác đều sai lầm hết cả. Nếu bạn là người không có tín ngưỡng, có lẽ bạn tin rằng mọi tôn giáo trên thế gian này chỉ là một lầm lẫn lớn.

Nếu bạn là một Cơ-đốc nhân, bạn có thể nghĩ rằng tất cả mọi tôn giáo. Dù là tôn giáo kỳ dị nhất, đều chứa đựng một chút nào đó của lẽ thật. Khi tôi còn là một người không có tín ngưỡng, tôi nghĩ rằng phần lớn nhân loại đều nghĩ sai về câu hỏi đáng cho họ suy gẫm nhất; khi trở thành Cơ-đốc nhân tôi có cái nhìn rộng rãi hơn. Nhưng Cơ-đốc nhân mà có quan niệm là Cơ-đốc giáo đúng, khác với tất cả mọi tôn giáo khác và những tôn giáo này đều sai, là một điều dĩ nhiên. Giống như trong toán học - một bài toán cộng chỉ có thể có một con số trả lời đúng, tất cả các con số trả lời khác đều sai, nhưng trong những số sai đó có nhiều cố gắng đúng hơn những số khác.


Đa số con người tin tưởng ở một Đấng hoặc các thần nào đó, và thiểu số còn lại không tin gì hết. Ở điểm này Cơ-đốc giáo cũng xếp hàng với đa số - như là Cổ Hy-lạp, Cổ La-mã, những người dã man tân thời, những người theo chủ nghĩa Stoics, Platonists, Hindus, Hồi giáo.v.v...đối lại với những người chủ nghĩa vật chất Tây Âu.


Bây giờ, tôi đi đến một phân loại lớn khác. Có thể chia ra những người tin ở Thượng Đế tùy thuộc Đấng họ tin tưởng. Có hai ý tưởng rất khác nhau về đề tài này. Một là ý tưởng cho rằng Thượng Đế vượt quá thiện và ác. Loài người chúng ta cho một điều nào đó là thiện và một điều nào đó là ác. Nhưng có người cho rằng, đó chỉ là quan điểm của con người mà thôi.

Họ nghĩ rằng khi càng khôn ngoan, con người càng không cho một điều nào đó thiện hoặc ác một cách rõ rệt, mà một điều gì đó có thể cùng là thiện theo một chiều hướng và ác theo một chiều hướng khác. Và kết quả của lý luận này là trước khi ta đi đến ý tưởng về thần thánh xa vời, sự khác biệt thiện ác sẽ không còn nữa. Chúng ta gọi ung thư là ác vì ung thư giết người, nhưng lý luận như vậy có nghĩa là ta có thể gọi nhà giải phẩu ác vì ông ta giết ung thư. Tất cả đều tùy thuộc vào cái nhìn mà thôi.

Ý tưởng thứ hai, đối nghịch lại ý tưởng trên, thì cho rằng Thượng Đế dĩ nhiên phải “thiện” hay “công bình”, là một Đấng chọn điều Ngài muốn chọn, một Đấng yêu thương tình yêu và ghét bỏ sự đáng ghét, một Đấng muốn chúng ta cư xử theo một chiều hướng nào đó rõ ràng. Quan điểm thứ nhất, quan điểm cho rằng Thượng Đế vượt quá thiện ác và được gọi là Phiếm thần Luận - Người có quan điểm này là một triết gia đại tài, người Prussian, tên là Hegel, và theo tôi được biết, người Hindus cũng theo thuyết này. Người Do-thái, người theo Hồi giáo và Cơ-đốc nhân theo quan điểm thứ hai.


Ngoài sự khác biệt vừa kể, còn có một sự khác biệt nữa giữa quan điểm về Thượng Đế của Phiếm Thần GiáoCơ-Đốc Giáo. Người theo Phiếm Thần giáo nói chung tin rằng Thượng Đế làm cho vũ trụ hoạt động, giống như bạn hoạt động cơ thể bạn: và vũ trụ hầu như là Thượng Đế cho nên nếu không có vũ trụ thì không có Thượng Đế, và bất cứ điều gì bạn tìm thấy trong vũ trụ là một phần của Thượng Đế. Ý tưởng của Cơ-đốc giáo thì khác hẳn. Cơ-đốc nhân nghĩ rằng Thượng Đế sáng tạo ra vũ trụ - giống như người vẽ một bức tranh hay sáng tác một âm điệu. Người họa sĩ không phải là bức tranh và không chết nếu bức tranh bị phá hủy, Bạn có thể nói “họa sĩ đã để chính mình thật nhiều vào bức tranh” nhưng ý bạn chỉ muốn nói là từ đầu óc họa sĩ đã nảy ra tất cả những vẻ đẹp và sự sáng chế. Sự khéo léo của họa sĩ thể hiện qua bức tranh không giống như là sự khéo léo trong đầu óc hay là sự khéo tay của họa sĩ.. Tôi hy vọng bạn thấy được là sự khác nhau này giữa Phiếm Thần Giáo và Cơ-Đốc Giáo có liên hệ với sự khác nhau đã kể trên. Nếu bạn không thấy được sự quan trọng của sự khác biệt giữa “Thiện và ác” thì rất là dễ để cho rằng bất cứ cái gì trong đời này cũng là một phần của Thượng Đế.

Nhưng dĩ nhiên nếu bạn nghĩ về một cái gì đó thật là xấu, và Thượng Đế là thật sự tốt lành, thì bạn không thể lý luận như vậy được. Bạn phải nghĩ rằng Thượng Đế không thuộc về vũ trụ, và nhiều điều ta tìm thấy trong vũ trụ là trái với ý Ngài. Đương đầu với ung thư, hay một cái xóm ẩm thấp bẩn thỉu, người thuộc Phiếm Thần giáo có thể nói: “Nếu nhìn qua cương vị thần tính, bạn sẽ thấy đó cũng là Thượng Đế” Người Cơ-đốc trả lời “Đừng nói chuyện vô lý” Vì Cơ-đốc giáo là một tôn giáo chiến đấu. Cơ-đốc giáo tin rằng Thượng Đế tạo dựng vũ trụ. nghĩa là không gian và thời gian, nóng và lạnh, tất cả màu sắc và mùi vị, tất cả thú vật và cây cỏ, là những gì do Thượng Đế “tạo ra bởi đầu óc của Ngài”, như một người đặt ra một câu chuyện. Cơ-đốc giáo cũng nghĩ rằng có điều gì sai lạc trong thế giới mà Thượng Đế đã tạo dựng và Ngài nhấn mạnh một cách rõ ràng, chúng ta phải làm sao cho đúng trở lại.


Và dĩ nhiên này nêu ra một câu hỏi quan trọng. Nếu một Thượng Đế tốt lành tạo dựng vũ trụ, tại sao vũ trụ lại đi sai lạc? Trải qua nhiều năm, tôi đã không thèm nghe câu trả lời của Cơ-đốc giáo cho câu hỏi này, vì tôi cảm thấy rằng “dù bạn có nói gì đi nữa và dù lý luận của bạn có hay ho đến thế nào đi nữa, không phải giản dị và dễ dàng hơn là để nói rằng vũ trụ không do một Đấng quyền năng không ngoan sáng tạo hay sao? Phải chăng lý luận của bạn là một cố gắng phức tạp để tránh những điều hiển nhiên?” Nhưng cảm nghĩ của tôi lại đưa đến một sự khó khăn khác.


Lý luận chống đối Thượng Đế của tôi do vũ trụ này sao có vẻ ác độc và bất công quá. Nhưng làm sao tôi có ý tưởng công bình , hay không công bình ? Một người không gọi một đường là cong quẹo, trừ khi anh ta có ý niệm về một đường thẳng. Tôi so sánh vũ trụ này với cái gì khi tôi cho vũ trụ này bất công?

Nếu cả vở kịch đều không ra gì và không có nghĩa gì, nghĩa là từ A đến Z đều như vậy, thì tại sao tôi, là một phần của vở kịch, lại chống đối mãnh liệt như vậy? Một người cảm thấy ướt khi té xuống nước, vì con người không phải là loài sống dưới nước còn cá sẽ chẳng thấy ước đâu. Dĩ nhiên tôi cũng có thể bỏ qua ý tưởng về vấn đề công bình của tôi bằng cách cho rằng nó chỉ là ý tưởng riêng tư của tôi mà thôi. Nhưng nếu như vậy, thì lý luận của tôi tùy thuộc vào lý lẽ là vũ trụ này không công bình.

Vì lý luận của tôi tùy thuộc vào lý lẽ là vũ trụ không làm thỏa mãn những ý nghĩ riêng tư của tôi. Vậy nên, trong chính cái lý luận để cố gắng chứng minh rằng không có Thượng Đế - nói một cách khác, mọi sự thể đều vô nghĩa - tôi thấy tôi bị bắt buộc phải chấp nhận rằng một phần của sự thể - đó là ý tưởng về sự công bình của tôi - lại có đầy ý nghĩa. Kết quả là tư tưởng vô thần thật ra quá giản dị. Nếu cả vũ trụ không có ý nghĩa gì hết thì không bao giờ ta biết là nó không có ý nghĩa; giống như nếu không có ánh sáng trong vũ trụ, và vì vậy, không có sinh vật nào có mắt, ta không bao giờ biết tăm tối là gì. Tăm tối sẽ không có ý nghĩa chi hết.



HỘI THÁNH TIN LÀNH TRƯỞNG NHIỆM GARDEN GROVE
Quận Cam-vùng nam California
​11832 South Euclid St, Garden Grove,
CA. 92840
Orange County​-Southern California
​Tel: 714-638-4422    

Email: vpcgg.ca@gmail.com

SUBSCRIBE FOR EMAILS

Thanks for submitting!

Copyright Ⓒ 2023 vpcgg (PC-USA). All rights reserved. 

bottom of page