top of page
Hung Tran
May 18, 2023
Hàng ngàn các chứng cớ “ngoại tại” chứng thực các câu chuyện kể trong Kinh Thánh đang được phơi bày...
Thượng...
...Đế đã giữ hai bản ghi chép lịch sử về sự đối xử đặc biệt của Ngài với con người cũng như sự khải thị với con người. Một bản ghi chép là Kinh Thánh đã được viết trên da cừu và được đặt vào bàn tay của con người với nỗ lực cực kỳ to lớn. Bản ghi chép kia được viết trong các tàn tích và các ngôn ngữ lạ của những vùng đất mà Kinh Thánh đã đến đó.
Con người đã tiếp cận Kinh Thánh và có thể đọc cũng như phác họa cuộc đời của Ngài một cách tương ứng; nhưng chỉ có một số ít người của thế giới phương Tây có thể thăm viếng các vùng đất phương Đông, nhìn xem lãnh thổ của đất nước, quan sát những gì còn sót lại của tàn tích nền văn hóa đã qua đi, và mường tượng ý nghĩa của những mảnh chữ viết kỳ lạ khác nhau được tìm thấy đó đây.
Bằng chứng trên mặt đất thì nhỏ nhoi so với kho tàng vật liệu được chôn vùi trong các mô đất của thành phố thượng cổ. Một số tài liệu được tìm thấy một cách tình cờ, nhưng phần lớn đã được phát hiện khi con người phát triển các công cụ đặc biệt và những phương pháp thích hợp cho công việc sưu tầm - để giải mã những ngôn ngữ còn là ẩn số cũng như xác định mốc thời gian cho từng cuộc khám phá.
Sự tiến bộ đến một cách chậm chạp nhờ vào các nỗ lực hiến dâng của con người thuộc nhiều quốc gia và nhiều ngành nghề khác nhau như giáo sư đại học, nhà ngôn ngữ học, mục sư, quân nhân, giáo sĩ, kiến trúc sư, kỹ sư, họa viên, nhiếp ảnh gia và các tài năng vĩ đại khác.
Công cụ ngôn ngữ để hiểu được các ký hiệu và chữ viết huyền bí thì rất là cần thiết, và để nắm vững được các công cụ đó thì một vài lãnh đạo tài ba phải trả giá rất lớn. Hai chìa khóa chính đã được khám phá - Tảng đá Rosetta và câu khắc trên bia Behistun .
* Một trong những kỹ sư của Napoleon đại đế đã tìm thấy Tảng đá Rosetta tại Rosetta, Ai-cập, gần cửa sông nhánh phía Tây của sông Nile. Đó là một phiến đá granít màu đen, phần đỉnh hình bầu dục hay có thể là tấm bia có đề khắc với kích thước: cao 3feet2inches, ngang 2feet4inches; dày 7inches.
Trên bề mặt của nó là 3 thứ ngôn ngữ thông dụng đối với người thượng cổ tại thung lũng sông Nile. Một là tiếng Hy-lạp, nhưng hai thứ tiếng còn lại thì vẫn là ẩn số. Nhiều người đã cố gắng thử đọc hai ngôn ngữ nầy, tuy nhiên một thanh niên người Pháp lỗi lạc tên là Jean Champollion đã dâng hiến trọn cuộc đời để giải mã các ngôn ngữ chưa được biết nầy. Trong suốt 23 năm ròng rã vật lộn với nội dung của phiến đá với sự ủng hộ của người anh ruột thịt. Cuối cùng vào năm 1822, ông ta đã xuất bản toàn bộ bản dịch tam ngữ của câu khắc trên bia: chữ Hy-lạp cùng với chữ tượng hình và chữ dân gian Ai-cập, như vậy đã chứng tỏ rằng Tảng đá Rosetta được viết bằng ba thứ tiếng - loại tiếng nói của Pha-ra-ôn, nhờ nó mà sau nầy các nhà khảo cổ đã mở ra vô số kho tàng lịch sử và văn học chưa ai biết đến tại thung lũng sông Nile.
* Câu khắc Behistun là một ký hiệu nổi-thấp, lớn, ở ngoài trời với kích thước 25feet x 50 feet và cao 350 feet trên bờ vách đá của núi Zagros, ở phía tây nam của Hamadan, Ba-tư. Nó được khắc bằng 3 thứ ngôn ngữ - đều được sử dụng bởi người thượng cổ, nhưng lại rất xa lạ với các học giả thời nay. Công việc giải mã những ngôn ngữ cực kỳ quái lạ, mặc dù rõ ràng là trau chuốt đã thách thức một sĩ quan quân đội Anh tên là Henry C.Rawlinson. Ông ta đã leo lên trên gờ dưới 14 đến 18 inches hoặc ngồi trong một cái lồng lơ lửng, sau 14 năm lao động nguy hiểm, một bảng câu khắc hoàn chỉnh đã làm xong. Sau 18 năm ông ta đã giải mã hoàn toàn ba thứ tiếng - chữ hình nêm Ba-tư cổ, chữ Elamite (Susian) và chữ hình nêm Ba-by-lôn. Với chiếc chìa khóa nầy, Rawlinson cùng với các học giả khác đã mở ra bí mật quý báu của nền văn hóa đã biến mất của A-si-ri, Ba-by-lôn và Ba-tư - đó là những vùng đất mà con người đóng vai trò quan trọng trong các vở kịch được bày ra trong Kinh Thánh.
Việc sử dụng các ngôn ngữ này trong liên lạc thư từ và liên lạc ngoại giao đã được khám phá vào năm 1887; khi một phụ nữ người Ả-Rập du cư đang lúc tìm kiếm các mảnh đất màu mỡ để trồng vườn, bà ta đã đào xới vào mô đất của Tell el Amarna, tại đó, ở bờ đông của sông Nile, có tàn tích của thành phố đẹp thơ mộng của Pha-ra-ôn Akhenaton. Bà ta đã tìm thấy phiến đá có câu khắc và đã bán với giá 50 xu. Giáo sĩ Chauncy Murch hay tin về sự khám phá đó và đã chuyển thông tin ấy đến các viên chức Ai-cập. Sau khi xem xét, người ta đã minh chứng các phiến đá đó chính là các hồ sơ ngoại giao chính thức của bộ ngoại giao Ai-cập dưới thời trị vì của Amenhotep III (1413-1376 TC) và con của ông ta và người kế vị Amenhotep IV (Akhenaton 1375-1358 TC).
Trong số các hồ sơ đó có các thông báo chính thức đến từ các quốc vương của Ba-by-lôn, Mitanni và các quốc gia khác của châu Á, nhưng đại đa số các bức thư đều được viết bởi quan tổng đốc của các thành phố và khu vực khác nhau thuộc Palestine, Phoenica và nam Syria (khoảng 150 lá thư của xứ Palestine).
Các phiến đá Tell el Amarna đã tỏ ra là hết sức quan trọng trong việc nghiên cứu Kinh Thánh, đến nỗi nhiều người đã xem nó như là việc cấu thành khám phá quan trọng nhất từng có ở Ai-cập. Chính sự thật rằng hầu hết các phiến đá đều được viết bằng chữ hình nêm của người Ba-by-lôn, dù rằng các phiến đá đã đến từ nhiều quốc gia khác nhau, nói lên rằng chữ hình nêm Ba-by-lôn là một hệ thống chung về văn tự mà hầu hết những con người trong vùng đất Kinh Thánh đều hiểu được trong suốt thời kỳ đặc biệt ấy, và có lẽ cả một thời gian dài trước và sau thời kỳ ấy. Vì vậy các nhân vật Kinh Thánh có thể chuyện trò khá dễ dàng với những người khác nhau khi họ di chuyển từ nước này qua nước khác như đã được chỉ ra trong Kinh Thánh.
Người ta cảm thấy thích thú nhiều hơn với các cuộc khám phá về mặt khảo cổ, và người ta kêu gọi nhiều cuộc nghiên cứu về địa hình hơn cũng như kêu gọi khai quật nhiều hơn nữa các mô đất thành phố. Nước Anh, Đức, Pháp, Hoa Kỳ và nhiều nước khác hưởng ứng ngay. Chính phủ, đại học, viện bảo tàng, cá nhân có sức ảnh hưởng đã tài trợ cho việc thám hiểm, và công việc đã tấn tới dưới sự chỉ đạo của những người có tài năng, đó là những con người đã xúc tiến công việc, khám phá được rằng tàn tích của các nền văn hóa thượng cổ đã ăn khớp như thế nào với những gì được ghi trong Kinh Thánh và các tài liệu cổ khác về các tàn tích đó.
Giờ đây, sau 200 năm nghiên cứu về khảo cổ và địa hình, có thể nói rằng một đội ngũ học giả đông đảo đã và đang tìm ra dòng đời thượng cổ từ hàng ngàn mô đất thành phố và đan kết lại thành một mô hình hoàn toàn khớp với các đời sống và việc làm được ghi lại của các nhân vật Kinh Thánh.
Hàng ngàn các chứng cớ “ngoại tại” chứng thực các câu chuyện kể trong Kinh Thánh đang được phơi bày.
Viện Thần Học.
bottom of page